Giảm phát là gì? Nguyên nhân và những ảnh hưởng của giảm phát

Khi giá cả của các loại hàng hóa giảm thì đây được xem là một điều tích cực, đặc biệt là đối với những người mua. Tuy nhiên, khi giá đi xuống trong toàn bộ nền kinh tế thì sẽ chuyển sang tình trạng giảm phát và đây lại là một điều hoàn toàn khác. Đây là một tin xấu và không mấy ai hi vọng điều này sẽ xảy ra. Vậy thì giảm phát là gì? Nguyên nhân là ảnh hưởng của giảm phát như thế nào?
 

Giảm phát là gì? Nguyên nhân và những ảnh hưởng của giảm phát
 

Giảm phát là gì?

Chúng ta thường được nghe thấy từ lạm phát trong các chương trình kinh tế. Tuy nhiên, liệu bạn có biết ngược với lạm phát là gì? Đó chính là giảm phát, thuật ngữ này tiếng Anh là deflation, được dùng trong trường hợp giá tiêu dùng và tài sản giảm theo thời gian trong khi sức mua lại tăng lên. Có thể hiểu đơn giản đó là với một số tiền mà bạn có trong hôm nay thì có thể mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn vào ngày mai.

Mặc dù, có vẻ như giảm phát là một điều tốt. Tuy nhiên, thực tế thì điều này lại đang báo hiệu về một cuộc suy thoái sắp xảy ra và chúng ta sẽ phải đối mặt với thời kỳ kinh tế khó khăn. Bởi vì khi mọi người thấy giá hàng hóa đang giảm, họ sẽ trì hoãn việc mua hàng với hi vọng sẽ mua được những thứ rẻ hơn vào ngày sau đó.

Nhưng việc chi tiêu ít sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất. Chính vì điều này lâu dần sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp, giá thấp hơn và chi tiêu cũng thậm chí là ít hơn.
 

Giảm phát là gì?
 

Các nguyên nhân dẫn đến giảm phát

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm phát và điều này sẽ khiến cho sức khỏe kinh tế bị suy giảm, phải đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề. Vậy thì nguyên nhân giảm phát là do đâu?

1. Sự sụt giảm trong tổng cầu

Một trong những yếu tố đầu tiên chúng ta cần phải nói đến ở đây chính là do sự sụt giảm trong tổng cầu. Khi tổng cầu giảm và cung không thay đổi thì sẽ dẫn đến giá hàng hóa, dịch vụ cũng giảm theo. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến tổng cầu giảm có thể là do:

- Chính sách tiền tệ: Khi lãi suất tăng, mọi người sẽ có nhu cầu tiết kiệm tiền hơn thay vì chi tiêu và nhu cầu đi vay cũng giảm. Điều đó sẽ dẫn đến việc chi tiêu ít hơn, dẫn đến nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ cũng giảm xuống.

- Suy giảm niềm tin: Những sự kiện kinh tế, điển hình như đại dịch toàn cầu cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến giảm nhu cầu tổng thể. Bởi vì vào khoảng thời gian này, mọi người sẽ cảm thấy lo lắng về nền kinh tế hoặc thất nghiệp. Vậy nên, họ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu.

2. Tăng năng suất

Một nguyên nhân giảm phát khác đó chính là tăng năng suất, hay bạn cũng có thể hiểu là tổng cung tăng. Đây được xem là một nguyên nhân tích cực nhờ vào việc áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại nhất vào trong sản xuất. Nhờ vậy mà năng suất lao động được tăng lên, chi phí giảm xuống thì giá cả hàng hóa sẽ được điều chỉnh lại. Qua đó mà người lao động và cả người mua hàng cũng đều sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn.

Mặc dù vậy, trên thực tế thì điều này lại khá hiếm vì doanh nghiệp sẽ rất ít khi tự giảm giá bán. Những người kinh doanh luôn mong muốn mình có được lợi nhuận cao nhất. Vậy nên, việc giảm giá dù cho chi phí sản xuất có giảm xuống cũng là điều khó xảy ra.
 

Giảm phát
 

3. Sự sụt giảm trong nguồn cung tiền

Khi suy thoái kinh tế, Nhà nước thường sẽ đưa ra chính sách giảm cung tiền đề thắt chặt chi tiêu. Điều này cũng được gắn liền với một số hoạt động của ngân hàng trung ương, ví dụ như thay đổi chính sách về thị trường vốn hoặc bán trái phiếu chính phủ.

Giá trị đồng tiền sẽ tăng lên tương ứng một khi nguồn cung tiền giảm. Lúc này, đồng tiền trở nên có giá hơn và giá cả cũng sẽ bị kéo xuống. Cuối cùng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng giảm phát.

4. Sự thay đổi trong cấu trúc thị trường vốn

Nguyên nhân giảm phát xảy ra cũng có thể do có sự thay đổi trong cấu trúc thị trường vốn. Các doanh nghiệp thường tìm cách để giảm chi phí, tối ưu hóa sản xuất và sự thay đổi trong cấu trúc này sẽ giúp họ thực hiện được điều đó. Đặc biệt, khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ các khoản vay với lãi suất thấp cùng nhiều ưu đãi sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư để tăng năng suất. Cũng từ đó mà giá các mặt hàng sẽ giảm xuống đáng để và tình trạng giảm phát xảy ra.
 

Nguyên nhân giảm phát
 

Những tác động của giảm phát lên nền kinh tế

1. Những ảnh hưởng tích cực của giảm phát

Giảm phát cũng tạo ra ảnh hưởng tích cực nếu như nguyên nhân bắt nguồn từ việc năng suất lao động được tăng lên. Bởi vì lúc này, các ứng dụng của khoa học kỹ hiện hiện đại sẽ được ứng dụng nhiều hơn, giúp cho nền kinh tế có được đà phát triển nhanh. Ngoài ra, điều này cũng góp phần hạn chế các vấn đề về độc quyền, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và tất nhiên là cũng mang đến nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng.
 

Deflation là gì?
 

2. Những tác hại của giảm phát

Nếu như chỉ hiểu sơ qua về giảm phát là gì thì có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng đây là một tín hiệu tích cực, tuy nhiên thực tế lại không phải vậy. Dù có những ảnh hưởng tích cực nhưng phải nhìn nhận thực tế rằng lạm phát mang đến nhiều vấn đề tiêu cực cho nền kinh tế hơn. Trong đó, những tác hại của giảm phát đó là:

- Đe dọa quy mô nền kinh tế: Khi nhu cầu tiêu dùng giảm sẽ khiến cho hàng hóa ứ đọng và gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các doanh nghiệp. Lúc này, sự cạnh tranh lại càng lớn hơn và họ thường lạm dụng giá làm công cụ thể thu hút người tiêu dùng. Nhưng thực tế thì điều này chỉ có thể cứu vãn được doanh nghiệp trong thời gian ngắn, còn về lâu về dài thì lợi nhuận cũng sẽ không ngừng suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài lâu có thể khiến cho doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất hoặc thậm chí là phá sản.

- Đầu tư và tái đầu khó khăn hơn: Khi đồng tiền năng giá, mọi người sẽ có xu hướng tích trữ nhiều hơn. Thay vì gửi ngân hàng hoặc đầu tư tài chính thì tiền lại được cất giữ trong nhà. Điều đó sẽ khiến cho các ngân hàng thiếu nguồn tiền cho vay và doanh nghiệp cũng khó để xoay vòng vốn. Tất nhiên, lúc này thì các hoạt động đầu tư hay tái đầu tư cũng đều khá khó khăn để có thể diễn ra được.

- Quy mô sản xuất giảm và thất nghiệp: Tiêu dùng ít, giá hàng hóa giảm sẽ khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp liên tục bị giảm xuống. Lúc này, họ phải đối mặt với bài toán cân bằng giữa chi phí và doanh thu nên buộc phải giảm quy mô sản xuất. Tất nhiên, cùng với đó là nguồn nhân lực cũng bị cắt giảm theo và dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế tăng cao.

Nợ khó trả: Khi giảm phát xảy ra sẽ khiến cho lãi suất có xu hướng tăng, có nghĩa là các món nợ sẽ đắt hơn. Vậy nên, lúc này người tiêu dùng và cả doanh nghiệp đều sẽ phải giảm chi tiêu.

Vòng xoắn giảm phát: Đây còn được gọi là hiệu ứng domino của từng đợt giảm phát chồng chéo lên nhau. Cụ thể là khi giảm phát sẽ dẫn đến việc sản xuất ít hơn, khiến cho lương của người lao động bị cắt giảm, dẫn đến chi tiêu giảm và điều này cũng khiến cho giá cả hàng hóa lại ngày càng thấp. Khi những điều này cứ liên tục chồng chéo lên nhau sẽ khiến cho nền kinh tế ngày càng trở nên tồi tệ.

 

Tác hại của lạm phát
 

Giảm phát được đo lường như thế nào?

Giảm phát thường được đo lường bằng các chỉ số kinh tế, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số này được dùng để theo dõi giá của một nhóm hàng hóa và dịch vụ thay đổi qua mỗi tháng.

Bạn có thể nhận ra khi CPI của tháng này thấp hơn so với tháng trước đó thì có nghĩa là nền kinh tế đang trải qua thời kỳ giảm phát. Ngược lại, khi giá hàng hóa, dịch vụ tăng lên, nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát thì có thể trong tương lai sẽ bước đến thời kỳ lạm phát.

Công thức tính tỷ lệ giảm phát sẽ dựa trên chỉ số giá năm nay (CPIc) trừ cho chỉ số giá năm trước (CPIp) chia cho chỉ số giá năm trước và nhân với 100 để lấy phần trăm. Cụ thể, công thức sẽ như sau:

Tỷ lệ giảm phát = ((CPIc - CPIp) / CPIc) x 100

Làm thế nào để kiểm soát giảm phát?

Một câu hỏi được đặt ra ở đây đó là làm thế nào để kiềm chế giảm phát? Điều này cần phải được thực hiện bởi các hoạt động đến từ Chính phủ như:

- Tăng cung tiền: Cách đầu tiên có thể thực hiện để kiểm soát lạm phát đó chính là tăng lượng cung tiền bằng cách mua lại chứng khoán kho bạc. Khi nguồn cung lớn, mỗi đơn vị tiền tệ sẽ ít giá trị hơn và điều này cũng khuyến khích người dân tiêu tiền, giúp cho các mặt hàng tăng giá.

- Vay mượn dễ dàng: Các ngân hàng có thể tăng lượng tín dụng hoặc giảm lãi suất để người dân vay tiền nhiều hơn. Điều này cũng khuyến khích mọi người chi tiêu và tăng giá.

- Quản lý chính sách tài khóa: Chính phủ cũng có thể tạo ra thúc đẩy cả tổng cầu và thu nhập khả dụng bằng cách tăng chi tiêu và giảm thuế. Điều đó cũng tạo ra tác động tích cực, giúp cho chi tiêu nhiều hơn và giá cả tăng lên.
 

Giảm phát xảy ra khi
 

Những câu hỏi thường gặp về giảm phát

1. Mối quan hệ giữa suy thoái và giảm phát là gì?

Tình trạng giảm phát sẽ xảy ra trong và sau khi suy thoái kinh tế. Bởi vì khi nền kinh tế của một quốc gia phải chịu cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sẽ khiến cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư đều sụt giảm, dẫn đến sản lượng kinh tế chậm lại. Lúc này, các nhà sản xuất bắt buộc phải thanh lý hàng tồn kho nhưng mọi người lại không còn có nhu cầu muốn mua. Điều này dẫn đến sự sụt giảm giá tài sản nói chung.

Trong khoảng thời gian này, cả người tiêu dùng và nhà đầu tư đều có xu hướng dự trữ tiền giống như một cách để ngăn ngừa những tổn thất về tài chính có thể xảy ra. Khi mọi người tiết kiệm, lượng tiền chi tiêu cho tiêu dùng ít sẽ lại càng khiến cho tổng cầu giảm nhiều hơn nữa. Lúc này, mọi người cũng không còn kỳ vọng nhiều về lạm phát. Bởi vì họ nghĩ rằng tại sao lại phải chi tiền mua hôm nay trong khi nếu là ngày mai sẽ mua được nhiều thứ hơn? Hay thậm chí là tại sao không đợi đến tuần sau khi hàng hóa lại rẻ hơn nhiều nữa rồi mới mua?

2. Lạm phát và giảm phát khác nhau như thế nào?
 

  Lạm phát Giảm phát
Định nghĩa Lạm phát là khi giá trị của đồng tiền
giảm trên thị trường quốc tế
Giảm phát là tình trạng khi giá trị đồng tiền tăng trên thị trường quốc tế
Tác động Tăng mức giá chung Giảm mức giá chung
Thu nhập quốc dân Không có sự tác động Thu nhập quốc dân giảm sút
Giá vàng Giảm xuống Tăng lên
Phân loại Lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do đình trệ và giảm phát Giảm phát nợ, giảm phát cung tiền và giảm phát tín dụng
Ai được hưởng lợi?  Nhà sản xuất Người tiêu dùng
Hậu quả Phân phối thu nhập không đồng đều Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp
Điều gì tốt hơn? Lạm phát nhẹ là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Giảm phát không tốt cho nền kinh tế

 

3. Tại sao giảm phát lại có hại hơn lạm phát?

Khi giá hàng hóa tăng và sức mạnh của đồng tiền giảm thì có nghĩa là nền kinh tế đang phải trải qua thời kỳ lạm phát. Mặc dù điều này sẽ làm cho đồng tiền của bạn không kéo dài hạn mức nhưng sẽ làm cho giá trị của các khoản nợ giảm xuống. Vậy nên, mọi người sẽ có nhu cầu tiếp tục vay để thanh toán các hóa đơn của họ.

Có thể nói rằng, lạm phát là hiện tượng bình thường trong các giai đoạn của chu kỳ kinh tế và thường nằm ở mức từ 1% - 3% mỗi năm. Nếu nằm trong khoảng này thì đây cũng chính là dấu hiệu của một nền kinh tế đang có sự tăng trưởng. Và Khi lạm phát xảy ra, bạn cũng có thể bảo vệ và gia tăng nguồn tiền của mình bằng cách đầu tư.

Mặc dù, việc tăng giá hàng hóa có vẻ như là tồi tệ hơn so với giảm giá nhưng nếu như giảm phát xảy ra lại ảnh hưởng rất nhiều và còn có liên quan đến suy thoái kinh tế. Vòng xoáy giảm phát có thể biến thời kỳ kinh tế từ khó khăn chuyển thành suy thoái.

Việc đối mặt với tình trạng giảm phát cũng phức tạp hơn so với lạm phát. Bởi vì nếu như giảm phát, nợ sẽ trở nên đắt đỏ hơn, khiến cho người dân và cả các doanh nghiệp đều cố gắng để không phải đi vay. Trong thời kỳ giảm phát, các hình thức đầu tư như: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản cũng sẽ rủi ro nhiều hơn vì các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với thời điểm khó khăn hoặc thất bại bất cứ khi nào.
 

Lạm phát và giảm phát
 

Một số ví dụ về giảm phát trong lịch sử

Các cuộc giảm phát trong lịch sử đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế. Trong đó, điển hình phải nói đến đó chính là cuộc đại khủng hoảng ở Hoa Kỳ và Nhật Bản.

1. Cuộc đại khủng hoảng ở Hoa Kỳ năm 1929

Đây là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế Hoa Kỳ do giảm phát gây ra. Mặc dù tình trạng này bắt đầu như một cuộc suy thoái vào năm 1929 nhưng đã khiến cho nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm nhanh chóng dẫn đến giá cả giảm đáng kể. Cũng bởi vậy nên nhiều công ty phải đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhanh chóng. Chỉ từ mùa hè năm 1929 đến đầu năm 1933, chỉ số giá bán buôn giảm 33% và tỷ lệ thất nghiệp lên tới trên 20%.

Không những thế, cuộc đại suy thoái dẫn đến giảm phát còn xảy ra ở hầu hết các nước công nghiệp hóa khác trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, sản lượng đã không thể quay trở lại được như trước đó cho đến năm 1942.

2. Giảm phát ở Nhật Bản năm 1990

Nhật Bản cũng đã từng phải trải qua tình trạng giảm phát nhẹ kể từ giữa những năm 1990. Trên thực tế, CPI của nước này hầu như luôn ở mức âm nhẹ kể từ năm 1998, ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 - 2008.

Một số chuyên gia cho rằng vấn đề này là do chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của Nhật Bản. Một số người khác lại cho rằng là do nới lỏng tiền tệ. Để hạn chế điều này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã áp dụng chính sách lãi suất âm để trừng phạt nhẹ những người nắm giữ tiền trong khi mọi người đang nỗ lực chống giảm phát.

3. Đại suy thoái năm ở Hoa Kỳ năm 2007

Trong cuộc suy thoái của Hoa Kỳ kéo dài từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2009 đã xuất hiện nhiều mối lo ngại do giảm phát. Khi đó, đất nước này phải đối mặt với việc giá hàng hóa giảm, các khoản nợ khó trả, thị trường chứng khoán đi xuống, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và giá nhà giảm chóng mặt.

Các nhà kinh tế lo ngại rằng giảm phát sẽ dẫn đến một vòng xoáy kinh tế đi xuống sâu. Nhưng thật may khi điều đó đã không xảy ra. Trên Tạp chí Kinh tế vĩ mô Hoa Kỳ đã có một nghiên cứu được công bố cho thấy rằng cuộc khủng hoảng tài chính vào đầu thời kỳ đã thúc đẩy lạm phát. Do lãi suất quá cao khi bắt đầu suy thoái, một số công ty không thể giảm giá, điều này có thể giúp nền kinh tế tránh được tình trạng giảm phát trên diện rộng.
 

Giảm phát ở Hoa Kỳ
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu hơn về giảm phát là gì, nguyên nhân và những ảnh hưởng của giảm phát. Mặc dù giảm giá nhẹ có thể thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, tuy nhiên điều này nếu như xảy ra trên diện rộng sẽ ngăn cản hoạt động chi tiêu, dẫn đến tình trạng giảm phát và suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Hi vọng rằng qua bài viết, bạn đã có thêm những thông tin bổ ích, bổ sung vào kho tàng kiến thức kinh tế của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.