Hành vi đe dọa giết người là phạm tội gì?

Ngoài gây thương tích đến cơ thể, tổn hại đến sức khỏe thì vẫn còn những biện pháp khác có thể làm tổn hại, khủng bố hay khống chế ý chí, tinh thần của một người, chẳng hạn như đe dọa giết người. Vậy bạn có biết hành vi đe dọa giết người là phạm tội gì? Và người phạm tội sẽ bị xử phạt như thế nào?
 

Hành vi đe dọa giết người là phạm tội gì?
 

Hành vi đe dọa giết người là gì?

Hành vi đe dọa giết người hay hăm dọa tính mạng của người khác được hiểu là hành vi trái Pháp luật thể hiện ý định sẽ tước đoạt tính mạng của một người đồng thời làm cho người đó lo sợ hoặc biết rằng mình sẽ bị giết. Hành vi này có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.

Hành vi trực tiếp: Thể hiện qua lời nói hoặc các phương tiện khác như thư từ, tin nhắn,….

► Hành vi gián tiếp: Người có ý định phạm tội đi tìm công cụ, phương tiện hoặc chuẩn bị công cụ, phương tiện để giết người mà cố ý cho người bị đe dọa nhìn thấy hoặc cho người khác nhìn thấy và biết rằng người nhìn thấy sẽ nói lại cho người bị đe dọa biết.
 

Đe dọa tính mạng người khác


Hành vi đe dọa hay hăm dọa giết người được coi là một loại tội phạm và được quy định rõ quy định xử phạt trong Bộ luật Hình sự 2015 do Quốc hội ban hành.

Các yếu tố cấu thành tội hăm dọa giết người:

1. Chủ thể của tội

Tội hăm dọa giết người thuộc vào nhóm tội ít nghiêm trọng, nếu có tình tiết tăng nặng thì sẽ trở thành tội nghiêm trọng. Do đó theo Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015 thì chủ thể của tội phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

2. Khách thể của tội

Tội hăm dọa giết người xâm phạm đến Điều 19, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Mọi người đều có quyền sống. Tính mạng con người được Pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái Pháp luật,

3. Yếu tố chủ quan cấu thành tội

Người phạm tội đe dọa giết người thấy rõ được hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Hoặc có thể người đó không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Nếu người phạm tội có hành vi đe dọa giết người nhưng hành vi này nhằm một mục đích khác thì không cấu thành tội đe dọa giết người. Chẳng hạn như: đe dọa giết người để chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành tội chiếm đoạt tài sản.

4. Yếu tố khách quan cấu thành tội

Người phạm tội có những lời nói, ngôn ngữ, cử chỉ,… khiến cho người bị đe dọa lo sợ hoặc biết rằng mình sẽ bị giết.

► Tội đe dọa giết người trên thực tế phải không nhằm mục đích giết người mà chỉ nhằm mục đích khiến cho người bị đe dọa lo sợ hoặc biết rằng mình sẽ bị giết. Với tội này, tâm lý của người bị đe dọa là yếu tố mấu chốt để xác định hành vi phạm tội đồng thời cũng là đặc trưng của tội.

► Để xác định người bị đe dọa có ở trong tình trạng tâm lý như vậy hay không, cần phải căn cứ vào những tình tiết như: nội dung và cách thức thực hiện hành vi đe dọa; thời gian, địa điểm, hoàn cảnh khi hành vi đe dọa xảy ra; mối quan hệ giữa người đe dọa và người bị đe dọa; thái độ, hành động của người bị đe dọa sau khi hành vi xảy ra;…. Sau những tình tiết trên, nếu nhiều người cùng nhận định rằng sự đe dọa đó sẽ được thực hiện thì tâm lý lo ngại của người bị đe dọa là có căn cứ.

► Nếu người phạm tội sau lời đe dọa có hành vi đi tìm hoặc chuẩn bị công cụ, phương tiện giết người thì phải xác định xem hành vi đó có nhằm mục đích giết người thật hay không. Nếu người phạm tội cố ý thực hiện hành vi cho người bị đe dọa thấy hoặc cho người khác thấy và biết rằng người đó sẽ nói lại với người bị đe dọa thì coi là tội đe dọa giết người. Còn nếu người phạm tội thực hiện một cách lén lút, bí mật thì coi là tội chuẩn bị giết người hoặc chuẩn bị gây thương tích cho người khác. Đây là một trong những dấu hiệu để phân biệt giữa tội đe dọa giết người và tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị.

Tội đe dọa tính mạng người khác bị xử phạt như thế nào?

Điều 133, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội đe dọa tính mạng người khác bị xử phạt như sau:

 Khoản 1: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ hoặc biết rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

► Khoản 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đe dọa giết 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đe dọa giết người;

c) Đe dọa giết người đối với người đang thi hành công vụ, hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đe dọa giết người đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Đe dọa giết người để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Như vậy, tội đe dọa tính mạng người khác, nếu cấu thành, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm. Trong trường hợp có tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 02 năm - 07 năm.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về vấn đề hành vi đe dọa giết người là phạm tội gì và người phạm tội này sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định của Pháp luật. Tính mạng của con người là bình đẳng, được Pháp luật nước ta công nhận, tôn trọng và bảo hộ một cách nghiêm ngặt. Do đó bất cứ hành vi nào xâm phạm đến tính mạng con người một cách cố ý hay thậm chí vô tình đều được xem là tội phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người.