Tội giết người được Pháp luật quy định như thế nào? Yếu tố cấu thành tội giết người?

Giết người mà chưa có sự cho phép của pháp luật là một trong những tội nghiêm trọng nhất. Hành động tước đi tính mạng, quyền được sống của con người một cách trái phép là thứ đi ngược với luân thường, đạo lý, nhân quyền và sẽ bị trừng phạt một cách nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Vậy, luật pháp nước ta định nghĩa tội giết người và yếu tố cấu thành tội phạm giết người là gì?
 

Tội giết người được hiểu như thế nào? Yếu tố cấu thành tội giết người?
 

Tội giết người được Pháp luật quy định như thế nào?

Tội giết người được hiểu là hành vi cố ý làm chết người trái pháp luật và ngoài ý muốn của nạn nhân. Hành vi cố ý làm chết người được hiểu là hành vi mà người phạm tội thấy trước, nhận thức được hậu quả có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc để đạt được mục đích của mình mà có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Như vậy, có thể thấy tội giết người hoàn thành khi có hậu quả chết người xảy ra. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì sẽ coi là hành vi phạm tội giết người chưa đạt hoặc cố ý gây thương tích. Mục đích và động cơ giết người không được xem là dấu hiệu, điều kiện bắt buộc cấu thành tội danh này mà chỉ được xem là tình tiết tăng nặng hình phạt.

Tội giết người không phân thành cố ý giết người và vô ý giết người bởi bản thân từ “giết người” đã bao hàm nghĩa cố ý trong đó. Vì vậy chỉ có trường hợp thấy trước hay nhận thức được hậu quả chết người mà vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra mới quy thành hành vi phạm tội giết người. Nếu không lường trước được hậu quả chết người có thể xảy ra thì sẽ không quy thành tội giết người mà quy thành tội danh khác.
 

Tội giết người hoàn thành
 

Những yếu tố cấu thành tội danh giết người là gì?

1. Về mặt chủ quan

Như đã nói ở trên, tội giết người chỉ xảy ra do người phạm tội cố ý. Theo Điều 10, Bộ luật hình sự 2015 có nêu rõ, hành vi cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

► Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả chết người, thấy trước hậu quả này và mong muốn hậu quả xảy ra. Ví dụ như dùng dao đâm trực tiếp vào tim nạn nhân dẫn đến tử vong.

► Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả chết người, thấy trước hậu quả này và mặc dù không mong muốn nhưng vì hoàn thành mục đích của mình mà vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra (có ý thức chấp nhận hậu quả xảy ra). Ví dụ như trường hợp biết nạn nhân không biết bơi mà vẫn đẩy xuống sông, hồ và để mặc nạn nhân chết đuối.

2. Về mặt khách quan

Mặt khách quan của tội giết người bao gồm:

► Các hành động trực tiếp như: đấm đá, bóp cổ, bịt miệng,…; sử dụng các loại vũ khí, đồ vật tác động lên người nạn nhân (đâm, chém, bỏ thuốc độc,…)

► Các hành động gián tiếp như: người có nhận thức xúi giục người thiếu nhận thức thực hiện hành vi giết người thì hành vi xúi giục được coi là hành vi giết người và người xúi giục được coi là người tiến hành hành vi giết người.

► Không phải là hành động như: trường hợp người phạm tội có nghĩa vụ phải đảm bảo an toàn về tính mạng của người khác bằng hành động, việc làm nhất định nhưng không làm (chẳng hạn như người phụ trách không gài dây đai an toàn cho người chơi khi chơi các trò chơi mạo hiểm).

3. Về mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể phạm tội giết người là những người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và có số tuổi đúng theo luật định. Cụ thể theo Điều 12, Bộ luật hình sự 2015:

► Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội mà bộ luật này có quy định khác

► Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người.

4. Về mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của tội giết người là nhân quyền, quyền được bảo vệ về tính mạng của con người.

Một số điều lưu ý về tội giết người:

► Những hành vi như: phòng vệ chính đáng, thi hành án tử hình,…mặc dù làm chết người nhưng được xem là hành vi đúng luật và do đó không cấu thành tội giết người.

► Những hành vi như: giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ; giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc hành động vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; làm chết người khi thi hành công vụ; bức tử; xúi giục người khác tự sát;…mặc dù cũng làm chết người nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội giết người. Do đó, những hành vi này được quy định thành các tội danh cụ thể và xử phạt theo khung hình phạt khác, nhẹ hơn so với tội giết người.

► Thai nhi không được xem là một con người đang sống cho đến khi được sinh ra và còn sống. Do đó hành vi giết thai nhi chỉ được xem là hành vi cố ý gây thương tích hoặc tình tiết tăng nặng đối với trường hợp giết phụ nữ mà biết là người đó có thai.

Trên đây là một số thông tin về định nghĩa tội giết người là gì và các yếu tố cấu thành tội giết người mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã có thêm một số thông tin để từ đó tránh được việc phạm phải tội danh nghiêm trọng này và dẫn tới những hậu quả không lường. Xin cảm ơn các bạn đãtham khảo bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Cách tạo mã vạch online nhanh chóng với 10 công cụ miễn phí

Cách tạo mã vạch online nhanh chóng với 10 công cụ miễn phí

Các công cụ tạo mã vạch online hiện nay không chỉ đáp ứng đúng nhu cầu doanh nghiệp mà còn là lựa chọn linh hoạt và tiết kiệm chi phí.  
Các loại mã vạch thông dụng hiện nay và những điều cần biết

Các loại mã vạch thông dụng hiện nay và những điều cần biết

Dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì việc sử dụng mã vạch sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm sai sót và quản lý thông tin hiệu quả.  
Workshop là gì? Kế hoạch tổ chức workshop thành công

Workshop là gì? Kế hoạch tổ chức workshop thành công

Workshop là một buổi hội thảo hoặc chuỗi các sự kiện nhằm thảo luận, trao đổi ý kiến và kiến thức, kinh nghiệm về một chủ đề cụ thể.
Phân tích là gì? Bí quyết rèn luyện kỹ năng phân tích hiệu quả

Phân tích là gì? Bí quyết rèn luyện kỹ năng phân tích hiệu quả

Đừng bỏ lỡ cơ hội để rèn luyện kỹ năng phân tích, bởi điều này sẽ giúp bạn tự tin và thành công hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Cách đổi tên TikTok trên máy tính và điện thoại siêu đơn giản

Cách đổi tên TikTok trên máy tính và điện thoại siêu đơn giản

Đổi tên TikTok không chỉ là việc thay đổi thông tin cá nhân mà còn là cách tạo ấn tượng và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ trên nền tảng này.
Thành công là gì? Bí quyết để thành công trong cuộc sống

Thành công là gì? Bí quyết để thành công trong cuộc sống

Khái niệm về thành công có thể thay đổi trong xã hội hiện đại, thường dựa trên quan điểm cá nhân mà không tuân theo bất cứ tiêu chí gì.