Phạm tội giết người sẽ bị xử phạt như thế nào?

Là con người thì kể từ khi sinh ra chúng ta đã có quyền tự nhiên - hay còn gọi là nhân quyền. Trong đó, quyền được sống, an toàn về thân thể, tính mạng chính là một trong những quyền chủ chốt cơ bản nhất. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ và vì vậy không cho phép tước đoạt trái pháp luật. Do đó, giết người hiện nay là một trong những tội ác mà người gây ra hành vi này được coi là tội phạm đặc biệt nguy hiểm với xã hội. Vậy tội phạm giết người sẽ bị xử phạt như thế nào?
 

Phạm tội giết người sẽ bị xử phạt như thế nào?
 

Mức xử phạt hình sự cho tội phạm giết người

Tội phạm tội giết người được coi là đặc biệt nguy hiểm với xã hội nên không thể bị xử phạt hành chính mà sẽ phạt tù ít năm, nhiều năm, chung thân hoặc tử hình. Theo điều 93 Bộ Luật hình sự, mức xử phạt cho tội giết người được quy định như sau:

► Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

- Giết nhiều người: Từ hai người trở lên. Trường hợp có hai người chết nhưng một người là do lỗi vô ý của tội phạm thì không quy thành trường hợp giết nhiều người mà quy thành hai tội "giết người" và "vô ý làm chết người".

Giết phụ nữ mà biết là có thai: Trường hợp nạn nhân không có thai nhưng tội phạm cho rằng nạn nhân có thai mà vẫn giết thì cũng bị quy vào tội giết phụ nữ mà biết là có thai.

Giết trẻ em: Nếu nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì tội phạm sẽ bị quy vào trường hợp giết trẻ em.

Giết người đang thi hành công vụ: Nạn nhân đang thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó. Nếu bị giết trong khoảng thời gian không thi hành nhiệm vụ thì không tính vào trường hợp này.

Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân: Tội phạm thực hiện hành vi giết những người đã từng thi hành công vụ do thù oán hoặc giết những người cho rằng chuẩn bị thi hành nhiệm vụ liên quan đến mình sẽ quy vào trường hợp này.

Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Trường hợp nạn nhân là những người nuôi dưỡng mà tội phạm phải có nghĩa vụ kính trọng nhưng lại giết sẽ bị xử phạt nặng do xuất phát từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam - truyền thống tôn sư trọng đạo.
 

Phạm tội giết người sẽ bị xử phạt như thế nào?
 

Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

Giết người để thực hiện tội phạm khác: Sau khi giết người, tội phạm lại tiếp tục thực hiện các hành vi phạm tội khác như: cướp của, khủng bố, bỏ trốn,…

Giết người để che giấu tội phạm khác: Là trường hợp tội phạm thực hiện hành vi giết người để che giấu cho một hành vi phạm tội khác của mình. Nạn nhân của trường hợp này thường là người đã biết được hành vi phạm tội của tội phạm trước đó nên bị giết.

Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Là trường hợp mà tội phạm thực hiện hành vi giết người nhằm mục đích lấy đi một bộ phận trên cơ thể của nạn nhân để bán hoặc thay thế.

Thực hiện hành vi phạm tội một cách man rợ: Trường hợp tội phạm thực hiện hành vi giết người làm cho nạn nhân phải đau đớn, quằn quại trước khi chết được gọi là thực hiện hành vi phạm tội một cách man rợ. Những hành vi này có thể là tra tấn, mổ bụng, chặt người thành từng khúc,…trước khi nạn nhân chết.

Giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Chẳng hạn như bác sĩ cố tình giết bệnh nhân sau đó lập hồ sơ bệnh án là nạn nhân chết vì nguyên nhân khác.

Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Trường hợp tội phạm chỉ muốn giết 1 người nhưng lại sử dụng những phương tiện gây án có khả năng làm chết nhiều người như: ném lựu đạn, bỏ thuốc độc,...

Giết người thuê: Giết người theo yêu cầu của người khác để kiếm tiền hoặc vì những lợi ích vật chất khác. Nếu vì nể sợ ai đó mà giết người theo yêu cầu thì không coi là giết người thuê.

Có tính chất côn đồ: Là những trường hợp tội phạm coi thường những nguyên tắc sống chuẩn mực, giết người không cần lý do, thực hiện những hành động giết người một cách tàn độc (đâm nhiều nhát dao, đâm vào vị trí chí mạng,…)

Có tổ chức: Là trường hợp tham gia giết người cùng với nhiều cá nhân khác và có sự kết cấu chặt chẽ, phân công rõ ràng (chỉ định người chỉ huy cầm đầu chỉ huy, người hỗ trợ và người thực hiện hành vi giết người). Trường hợp nhiều người cùng tham gia giết người nhưng không có liên kết chặt chẽ mà chỉ là sự đồng tính hời hợt thì không tính là giết người có tổ chức.

Tái phạm nguy hiểm: Là trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà lại phạm tội giết người.

Vì động cơ đê hèn: Ví dụ như các trường hợp giết vợ/chồng của người khác để được lấy họ; giết người có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết chủ nợ để trốn nợ; giết người để cướp của; giết ân nhân của mình;….

Nếu tội phạm thực hiện hành vi giết người nhưng không thuộc các trường hợp như quy định trên, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Với những chia sẻ vừa rồi, chắc hẳn bạn đã biết phạm tội giết người sẽ bị xử phạt như thế nào? Giết người là một trong những tội ác không thể tha thứ. Tùy từng hành vi phạm tội mà tội phạm giết người sẽ bị xử phạt xác đáng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người.