Tại sao người bị cao huyết áp không nên ăn mặn?

Một người được xác định là mắc bệnh cao huyết áp khi chỉ số đo huyết áp thường xuyên ở ngưỡng 140/90 mmHg. Khi mắc cao huyết áp, người bệnh cần phải chú ý đến tâm trạng, thể lực và chế độ ăn uống để không làm bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu đi, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Các chuyên gia sức khỏe thường đưa ra lời khuyên cho người mắc cao huyết áp về chế độ ăn uống là chỉ nên dùng các món thanh đạm, ít muối và không nên ăn mặn. Vậy lý do tại sao người bị cao huyết áp không nên ăn mặn?
 

Tại sao người bị cao huyết áp không nên ăn mặn?
 

Tại sao bị cao huyết áp không được ăn mặn?

Hàng ngày, chúng ta có thể cảm nhận được vị mặn của các món ăn là vì chúng được cho thêm muối. Vậy để biết được mối liên kết giữa ăn mặn và cao huyết áp, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác động của muối đến cơ thể con người.

Muối có chứa hai thành phần chính là clo và natri. Trong đó, natri chiếm đến 40%. Đây là một chất điện giải cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, có tác dụng truyền dịch và xung điện, điều hòa sự co cơ. Chính vì vậy, việc thiết hụt natri sẽ dẫn đến nhiều tác động xấu như: tiêu chảy, nôn, huyết áp thấp,….Tuy nhiên, dư thừa natri sẽ khiến cơ thể bị trữ nước vì chất điện giải này có khả năng tích nước.
 

Ăn mặn tăng huyết áp
 

Đối với người mắc cao huyết áp, trong máu của họ vốn đã chứa rất nhiều ion na+. Vậy nên, việc ăn mặn sẽ làm cho lượng natri trong máu tăng cao. Khi lượng natri tăng cao thì cơ thể sẽ bị trữ nước. Khi lượng nước trong thành mạch tích tụ nhiều sẽ khiến tăng lực trương thành mạch, động mạch co lại khiến tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Chính vì vậy, người bị cao huyết áp không nên ăn mặn. Nếu không điều chỉnh lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng, gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não và đột quỵ.

Ăn mặn cao huyết áp

Thế nào là ăn mặn đối với người cao huyết áp?

Có thể thấy, những tác động của muối đối với cơ thể người mắc cao huyết áp là không hề nhỏ. Vậy nên trong chế độ ăn hàng ngày, người bị cao huyết áp cần phải hạn chế các loại gia vị mặn. Tuy nhiên, người bệnh cũng không thể loại bỏ hoàn toàn muối ra khỏi bữa ăn vì nó đóng vai trò cần thiết đối với hoạt động trao đổi chất và ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vậy người bị cao huyết áp ăn bao nhiêu muối là tốt và như thế nào sẽ bị coi là mặn?
 

Tại sao cao huyết áp không nên ăn mặn?
 

Theo các chuyên gia sức khỏe, một người bình thường chỉ nên ăn 5g - 6g muối/ngày. Còn đối với người bị cao huyết áp là 2g - 3g muối/ngày. Nguyên nhân là vì thành phần quan trọng của muối có tác động đến cơ thể người bị cao huyết áp là natri còn có trong các loại thực phẩm tự nhiên khác. Vậy nên, người bệnh còn phải chú ý bổ sung các loại thực phẩm sao cho cung cấp vừa đủ lượng natri cần thiết cho cơ thể. Tổng số lượng natri cần đủ cho hoạt động bình thường của cơ thể tương đương với 16g muối. Trong đó, lượng natri cơ thể nạp vào từ thức ăn tự nhiên đã chiếm hết số lượng bằng 10g muối.
 

Tại sao cao huyết áp không được ăn mặn?
 

Hi vọng sau khi tham khảo những chia sẻ ở trên của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, các bạn đã biết tại sao người mắc cao huyết áp không nên ăn mặn. Từ đó, chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình hoặc người thân đang bị cao huyết áp để không làm cho tình trạng bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu đi.

Tham khảo: Cách phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.