Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc giữ chân người mua hàng và tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho họ đang là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Và để làm được điều này, nhà quản trị cần tìm cách tạo ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đồng thời xây dựng một hệ thống chăm sóc khách hàng tốt nhất có thể. Trong đó, thẻ khách hàng thân thiết được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất để kích thích hành động mua và tạo mối liên hệ liên kết lâu dài giữa khách hàng với doanh nghiệp. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của thẻ khách hàng thân thiết - vũ khí gia tăng doanh thu vượt bậc trong bài viết sau đây nhé.
Thẻ khách hàng thân thiết là gì?
Thẻ khách hàng thân thiết (thẻ thành viên) là một một hình thức ưu đãi trong việc xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thông qua thẻ, doanh nghiệp có thể theo dõi và phân tích hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó cung cấp các chương trình khuyến mãi phù hợp và tạo sự liên kết với các nhóm đối tượng khách hàng cố định.
Thông thường, thẻ thành viên sẽ được trang bị các tính năng đa dạng như giảm giá, tặng quà, tích điểm, ưu tiên mua hàng, các chương trình khuyến mãi đặc biệt,... với mục đích giúp người tiêu dùng cảm nhận được sự quan tâm và đặc biệt hơn là tạo sự tín nhiệm với thương hiệu của doanh nghiệp. Vì thế, việc sử dụng thẻ với những cấp bậc khác nhau đã trở thành một chiến lược tiếp thị hiệu quả và được nhiều thương hiệu áp dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Lợi ích của thẻ khách hàng thân thiết đối với doanh nghiệp
Thẻ khách hàng thân thiết là một công cụ quan trọng trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Bằng cách cung cấp các ưu đãi hấp dẫn cho người tiêu dùng, bạn có thể tạo ra một mối quan hệ lâu dài và trung thực với họ, tăng tính cạnh tranh và đem lại hiệu quả kinh doanh bền vững trong tương lai. Vì vậy, việc phát hành thẻ này mang lại nhiều lợi ích bao gồm:
1. Dễ dàng quản lý thông tin khách hàng
Khi người mua đăng ký thẻ khách hàng thân thiết, doanh nghiệp có thể thu thập các thông tin cơ bản như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, hạn mức chi tiêu, thậm chí là sở thích và thói quen mua sắm. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu của người dùng, từ đó cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp hơn. Bên cạnh đó, việc quản lý thông tin một cách khoa học cũng giúp cho bạn có thể xây dựng mối quan hệ bền vững với người mua và họ sẽ dễ dàng trở thành những khách hàng thân thiết của thương hiệu.
2. Nâng cao lòng trung thành khách hàng
Mỗi doanh nghiệp có thể có những hình thức tích điểm, đổi quà hay cách vận hành thẻ thành viên khác nhau. Tuy nhiên chung quy lại, các đối tượng sử dụng thẻ tích điểm đều là những người tiêu dùng quen thuộc và thường đã đến mua hàng nhiều lần.
Nếu thương hiệu có nhiều người sử dụng thẻ thành viên thì đây là một điều tuyệt vời vì chi phí để giữ chân người đã từng mua hàng sẽ thấp hơn rất nhiều so với chi phí thu hút khách hàng mới, trong khi đó họ lại mang đến nguồn lợi nhuận cao hơn. Với chiến lược khuyến mãi thông qua thẻ tích điểm, doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin, tăng sự tương tác với khách hàng giúp tạo dựng một tệp người dùng trung thành, đem lại sự ổn định và phát triển cho thương hiệu trong tương lai. Đồng thời, điều này cũng khiến cho nhu cầu mua của khách hàng đối với thương hiệu tăng cao, bởi họ muốn tích lũy điểm để nhận được những ưu đãi tốt hơn.
3. Gia tăng giá trị của đơn hàng
Tùy theo quy định của từng đơn vị, cách tích điểm có thể được áp dụng theo nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như theo số lần mua, giá trị đơn hàng hoặc kết hợp cả hai hình thức. Khi khách hàng gần đạt được ngưỡng tích điểm hoặc đổi quà, nhân viên thường khuyến khích họ mua thêm để tích thêm điểm hoặc để đổi được quà hấp dẫn hơn.
Điều này không chỉ tăng giá trị đơn hàng mà còn giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều đối tượng tiêu dùng trung thành hơn. Mặc dù khách hàng sẽ phải chi tiêu nhiều hơn so với dự kiến, nhưng họ vẫn cảm thấy hài lòng vì nhận được những ưu đãi hấp dẫn từ thương hiệu của bạn.
4. Thu hút thêm nhiều khách hàng mới
Thẻ thành viên không chỉ giúp thương hiệu xây dựng được tệp khách hàng trung thành, các chương trình khuyến mãi mà còn có khả năng thu hút nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng mới. Nếu chính sách tích điểm và quy đổi của bạn hấp dẫn với tỷ lệ tính điểm hợp lý, thì chương trình này sẽ được nhiều người quan tâm hơn so với các chương trình giảm giá khác, thậm chí còn được ưa chuộng hơn nhờ vào việc thẻ khách hàng không bao giờ hết hạn.
5. Quảng bá doanh nghiệp
Thông qua quản lý tệp khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng thông tin về sở thích, thói quen và lịch sử mua hàng của họ để tạo ra các chiến dịch marketing, xây dựng thương hiệu thành công hơn nhờ việc đưa ra các thông điệp phù hợp với đối tượng mục tiêu của mình và từ đó có thể nâng cao khả năng tiếp cận người tiêu dùng tiềm năng.
Những đối tượng nào nên được mở thẻ khách hàng thân thiết
Hiện nay, hình thức khuyến mãi thông qua thẻ khách hàng thân thiết được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và không chỉ được áp dụng tại các trung tâm thương mại như BigC, Vinmart, Lotte Mart. Thay vào đó, nhiều cửa hàng quy mô trung bình và nhỏ cũng áp dụng hình thức này để tăng sự tin tưởng và tương tác với người dùng.
Do đó, việc mở thẻ khách hàng thân thiết sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là các bà nội trợ hay đi siêu thị và trung tâm thương mại để mua sắm. Thẻ khách hàng sẽ giúp cho người mua được giảm giá chiết khấu thanh toán, nhận quà tặng, voucher, tích điểm và ưu đãi nâng cấp bậc. Bên cạnh đó, trong mỗi dịp kỷ niệm thành lập cơ sở kinh doanh, các cửa hàng và siêu thị còn có chương trình quà tặng khuyến mãi hấp dẫn đặc biệt cho khách hàng thân thiết, nhất là những người tiêu dùng có điểm tích lũy cao.
Nhìn chung, mở thẻ thành viên là một hình thức để khách hàng nhận được nhiều ưu đãi và có cơ hội tham gia các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp. Thông thường, tất cả mọi người đều có thể làm thẻ khách hàng thân thiết, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp. Tuy nhiên, những đối tượng thường được khuyến khích mở thẻ bao gồm:
- Các bà nội trợ: Do thường xuyên mua sắm hàng ngày cho gia đình, mở thẻ này sẽ giúp các bà nội trợ tiết kiệm chi phí và có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi hơn.
- Sinh viên: Với số lượng lớn người tiêu dùng là sinh viên, nhiều doanh nghiệp cũng có các chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho đối tượng này.
- Người lao động: Các công ty, nhà máy, xí nghiệp thường mở thẻ thành viên để nhân viên có cơ hội mua sắm với giá ưu đãi, đồng thời tạo sự gắn kết giữa nhà tuyển dụng và nhân viên.
- Người làm kinh doanh: Mở thẻ khách hàng thân thiết giúp các doanh nhân tiện lợi trong việc mua sắm các thiết bị, dụng cụ và phụ kiện cho công việc, đồng thời nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn từ doanh nghiệp.
Các loại thẻ khách hàng thân thiết phổ biến
Hiện nay, khi doanh nghiệp phát hành thẻ khách hàng thân thiết thì sẽ có hai hình thức chính là thẻ vật lý và thẻ phi vật lý trên ứng dụng di động, cụ thể:
1. Thẻ vật lý
Được in trên giấy hoặc nhựa và được phát hành cho khách hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc qua đường bưu điện. Thẻ này có thể được sử dụng để tích điểm và đổi quà tặng trong các lần mua hàng tiếp theo.
- Thẻ name card: Loại thẻ này dễ dàng lưu trữ thông tin khách hàng và tiết kiệm chi phí. Thẻ name card cũng phù hợp với các cửa hàng và doanh nghiệp nhỏ.
- Thẻ dạng tờ gấp: Loại thẻ này có thể hiển thị nhiều thông tin hơn và cũng phù hợp để quảng bá doanh nghiệp. Với thiết kế gấp nên thẻ này cũng rất nhỏ gọn và tiện lợi.
- Thẻ thiết kế đặc biệt: Hiện nay, với kỹ thuật thiết kế và in ấn hiện đại, các cửa hàng có thể thiết kế những mẫu thẻ khách hàng thân thiết ấn tượng, mang phong cách riêng của thương hiệu nhưng vẫn phù hợp với xu hướng hiện tại và nhất là với các đối tượng giới trẻ.
2. Thẻ phi vật lý
Thẻ phi vật lý thường được phát hành qua ứng dụng di động, cho phép khách hàng lưu trữ thẻ trên smartphone của mình. Họ có thể sử dụng app tương tự như các loại thẻ cứng để tích điểm và đổi quà tặng, thậm chí còn có thể thanh toán bằng điểm tích lũy từ ứng dụng. Bên cạnh đó, sử dụng thẻ điện tử có thể giúp giảm thiểu chi phí in ấn và quản lý thẻ cho doanh nghiệp.
Cách làm thẻ khách hàng thân thiết
Thông qua thẻ khách hàng thân thiết, các chủ cửa hàng có thể xây dựng mối quan hệ gần gũi, tăng tính tương tác và giữ chân người dùng trung thành. Để tạo ra một mẫu thẻ khách hàng thân thiết chuyên nghiệp, đẹp mắt và đầy đủ thông tin cần thiết, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn kích thước thẻ phù hợp
Thông thường, thẻ in ấn vật lý sẽ bao gồm những kích thước phổ biến sau đây: 8.6 x 5.4 cm, 8.6 x 10.8 cm, 5.3 x 5.3 cm, 17.2 x 5.4 cm.
Bước 2: Chuẩn bị các thông tin cần in trên thẻ
Kích thước của thẻ thành viên thân thiết thường khá hạn chế, do đó cần phải lựa chọn một số thông tin quan trọng, đảm bảo yếu tố ngắn gọn nhưng đầy đủ. Một số thông tin thường xuất hiện trên thẻ bao gồm:
- Thông tin doanh nghiệp của bạn như tên thương hiệu, logo, biểu tượng, slogan, hotline, website, fanpage,....
- Thông tin của chủ thẻ như tên, mã khách hàng, mã QR, mã vạch,....
- Thời gian diễn ra chương trình (nếu có).
Bước 3: Thực hiện thiết kế thẻ khách hàng thân thiết
Bạn cần thực hiện bước này lần lượt với từng nội dung sau đây:
- Chọn chất liệu thẻ phù hợp với các tiêu chí như độ bền, ngân sách,....
- Tạo file thiết kế ý tưởng ban đầu.
- Sắp xếp và bố trí hình ảnh, background và layout,
- Thêm vào các nội dung đã thống nhất và chuẩn bị trước lên file.
- Hiệu chỉnh tỷ lệ giữa chữ viết và hình ảnh trên thẻ sao cho phù hợp.
- Lưu file để tiến hành giao cho bộ phận hoặc dịch vụ in ấn.
Nếu công ty đã có thiết kế cho thẻ khách hàng thân thiết, bạn cần chú ý đến các bước in ấn và sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, nếu không có thiết kế hoặc muốn tìm kiếm giải pháp đơn giản hơn, bạn có thể tìm kiếm các đơn vị in thẻ khách hàng thân thiết uy tín và chất lượng. Khi đó, bạn chỉ cần nêu ý tưởng của mình với đơn vị in thẻ và các bước còn lại sẽ được thực hiện bởi đội ngũ của họ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn, đồng thời đảm bảo sản phẩm được in ấn chuyên nghiệp và đẹp mắt hơn.
Những tấm thẻ khách hàng thân thiết "xịn" nhất hiện nay
Thẻ thành viên không chỉ đơn giản là một công cụ để tích lũy điểm và nhận ưu đãi, mà còn là một phần của chiến lược marketing của các doanh nghiệp để tăng cường sự tương tác và tạo dựng lòng tin với người tiêu dùng. Đồng thời, nhà quản trị cũng nhận ra việc thể hiện sự quan tâm đến ý kiến đánh giá của người mua về dịch vụ và cách mà họ tương tác với thương hiệu là rất quan trọng. Vì thế, xây dựng chương trình thành viên thân thiết được nhiều công ty ưu tiên thực hiện. Việc tìm hiểu những tấm thẻ khách hàng thân thiết được các thương hiệu lớn trên toàn cầu thiết lập sẽ giúp bạn có thể tham khảo để có thêm kinh nghiệm triển khai cho doanh nghiệp của mình.
1. Thẻ khách hàng thân thiết của Sephora
Sephora là thương hiệu đẳng cấp nổi bật trong nền công nghiệp mỹ phẩm với những ưu đãi thông minh và chương trình khách hàng thân thiết đáng chú ý khi có ít nhất 25 triệu thành viên tham gia. Chương trình được triển khai trên cả 2 nền tảng online và offline và được chia làm 3 cấp độ:
- Beauty Insider (miễn phí).
- VIP Status (mua sắm 350$ mỗi năm).
- Rouge (mua sắm 1000$ mỗi năm).
Với sự tỉ mỉ và tinh tế, Sephora luôn thu hút khách hàng bởi những ưu đãi hấp dẫn. Ngoài việc nhận điểm thưởng sau mỗi lần mua sắm, nâng hạng cấp bậc thẻ, dùng thử sample mỹ phẩm miễn phí, quà tặng sinh nhật thì bạn còn có cơ hội trò chuyện riêng với chuyên gia làm đẹp hàng đầu thế giới, tham gia các cuộc gặp gỡ độc quyền với các ngôi sao trong lĩnh vực làm đẹp, tham gia các lớp học trang điểm, sở hữu các bộ sưu tập độc quyền, lựa chọn quà sinh nhật, nhận quà tặng độc quyền và miễn phí vận chuyển. Nhờ thẻ khách hàng này, Sephora có thể dễ dàng phân loại tệp người dùng tiềm năng và xây dựng các chương trình khuyến mãi phù hợp.
2. Thẻ khách hàng thân thiết của Starbucks
Starbucks Reward là chương trình khách hàng thân thiết có ít nhất 24 triệu thành viên với 2 hạng thẻ là Green và Gold. Thẻ này cho phép người tiêu dùng thu thập sao khi chi tiêu tại cửa hàng. Với mỗi lượt mua hàng trị giá 40.000 VNĐ, bạn sẽ được lấy một ngôi sao và các ngôi sao sẽ được tích lũy để đổi lấy những phần quà hấp dẫn.
Khi trở thành khách hàng thân thiết của Starbucks, người tiêu dùng còn nhận được nhiều lợi ích đặc biệt như đồ uống miễn phí, quà tặng theo mùa và sự tiện lợi khi thanh toán. Bên cạnh đó, Starbucks cũng không ngừng phát triển chương trình của mình bằng cách triển khai các lợi ích độc quyền khác như học pha cà phê espresso trực tuyến, truy cập vào các sản phẩm độc đáo và hợp tác với các nghệ sĩ, tham gia các sự kiện đặc biệt tại Starbucks Reserve Roasteries và cả chuyến đi đến trang trại cà phê Starbucks Hacienda Alsacia ở Costa Rica.
Ngoài ra, Starbucks còn phát triển ứng dụng di động cho phép người sử dụng đặt trước, thanh toán đơn hàng online, theo dõi điểm tích lũy mua sắm và ưu đãi đổi thưởng. Nhờ có thẻ khách hàng thân thiết, Starbucks đã cung cấp cho người tiêu dùng của họ những trải nghiệm độc đáo, đa dạng, giúp người mua cảm thấy hài lòng và trung thành với thương hiệu.
3. Thẻ khách hàng thân thiết Vingroup
Vingroup - một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường mua sắm bằng những chương trình giữ chân khách hàng thông minh và ấn tượng. Với lợi thế "sinh sau, đẻ muộn", Vingroup đã nhanh chóng ra mắt ứng dụng di động VinID để người tiêu dùng có thể lưu trữ thông tin, tích lũy điểm thưởng và mua sắm dễ dàng hơn. Chiến lược đặc biệt này nhắm đến những đối tượng bận rộn, đặc biệt là dân văn phòng không có nhiều thời gian để mua sắm nhưng vẫn muốn mua hàng với giá rẻ và tiết kiệm.
Khi mua sắm tại Vincom, khách hàng có thể làm thẻ tích điểm trực tiếp hoặc cài đặt ứng dụng VinID để theo dõi điểm tích lũy và nhận nhiều ưu đãi giảm giá hấp dẫn. VinID có 2 hạng thành viên là: Hạng thường và Hạng VIP. Điểm đặc biệt của chương trình tích điểm thông minh này chính là khách hàng có thể quy đổi điểm thành giá trị tiền để mua sắm trong những lần tiếp theo. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tích điểm tại các đối tác đa dạng trong và ngoài hệ sinh thái của Vingroup với tỷ lệ khác nhau, bao gồm Vinpearl và Almaz với tỷ lệ 5%, Vinmec với tỷ lệ 3%.
Với ứng dụng VinID trên điện thoại, bạn có thể quản lý điểm tích lũy và thanh toán một cách thuận tiện thông qua ví điện tử VinID Pay. Ngoài ra, VinID còn cung cấp với nhiều tiện ích khác như đặt hàng online, thanh toán tiện lợi, chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn và mua vé xe cùng với hàng ngàn voucher hấp dẫn về ẩm thực, thời trang và làm đẹp.
4. Thẻ khách hàng thân thiết Co.opmart
Thẻ thành viên Co.opmart là một trong những chương trình ưu đãi được phát triển bởi Co.opmart để giữ chân khách hàng và tạo sự hài lòng cho người dùng thường xuyên mua sắm tại hệ thống siêu thị của mình. Khách hàng có thể đăng ký nhận thẻ miễn phí tại bất kỳ cửa hàng Co.opmart nào. Sau đó, khi mua hàng người tiêu dùng sẽ được tích lũy điểm thưởng trên thẻ tích điểm và đổi điểm để thanh toán tại quầy thu ngân. Thẻ khách hàng thân thiết của Co.opmart còn giúp người mua nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt như giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, tham gia các chương trình khuyến mãi đặc biệt của hệ thống, nhận quà tặng, đổi trả hàng linh hoạt.
Các hạng thẻ được phát hành gồm có đồng, bạc, vàng và bạch kim. Cấp bậc thẻ càng cao sẽ càng có nhiều quyền lợi hơn như quà sinh nhật, quà thành viên, nhận ưu đãi từ đối tác liên kết, trải nghiệm sản phẩm mới, quầy thanh toán ưu tiên, giao hàng và gửi xe miễn phí. Thẻ tích điểm Co.opmart được coi là một trong những loại thẻ khách hàng thân thiết phổ biến tại Việt Nam với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn và sự tiện lợi khi sử dụng.
Như vậy thông qua bài viết trên, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn về tầm quan trọng của việc xây dựng chương trình khách hàng thân thiết và ưu đãi bằng thẻ thành viên. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng độc đáo để áp dụng trong việc xây dựng thẻ khách hàng thân thiết cho doanh nghiệp của mình. Đây thực sự là một vũ khí quan trọng giúp gia tăng doanh thu nhanh chóng, tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng, tăng cường tương tác và giữ chân khách hàng hiệu quả.