Khách hàng thân thiết là gì? 9 mẹo xây dựng và 4 ví dụ điển hình

Với thị trường cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn cố gắng duy trì vị thế, giá trị thương hiệu để thúc đẩy doanh thu. Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận, việc xây dựng mối quan hệ gắn bó với người tiêu dùng là yếu tố không thể thiếu. Theo Viện nghiên cứu thị trường Forrester tại Mỹ, để tiếp cận khách hàng mới, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí cao gấp 5 lần so với việc duy trì mối quan hệ thân thiết với lượng người dùng sẵn có. Vậy khách hàng thân thiết là gì? Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ này một cách nhanh chóng và bền vững? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 9 mẹo xây dựng và cung cấp 4 ví dụ điển hình để giúp bạn tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
 

Khách hàng thân thiết là gì 9 mẹo xây dựng và 4 ví dụ
 

Khách hàng thân thiết là gì?

Khách hàng thân thiết (loyal customer) là những người đã tin tưởng, mua và sử dụng sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp một cách thường xuyên và duy trì mối quan hệ lâu dài với thương hiệu, cùng với đó là tình cảm và sự tương tác tích cực với doanh nghiệp. 

Việc đánh giá một khách hàng là thân thiết hay không sẽ dựa trên mức độ trung thành của họ, bao gồm việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ và tần suất mua hàng lặp lại. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng phản ánh mức độ hài lòng, trải nghiệm tích cực của người mua và giá trị tổng thể mà họ nhận được.

Ngoài ra, các đối tượng tiêu dùng này là những người sẵn sàng giới thiệu cho người thân, bạn bè, giúp đem lại nguồn khách hàng tiềm năng cho công ty của bạn. Đồng thời, sự trung thành cũng đã mang lại cho thương hiệu những lợi ích bền vững, tạo nên nguồn doanh thu đáng kể và sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Điều này là cực kỳ quan trọng bởi vì trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt ngày nay, việc sở hữu được khách hàng thân thiết đóng vai trò quan trọng trong việc giành chiến thắng trên thị trường.

Chương trình khách hàng thân thiết là gì?

Chương trình khách hàng thân thiết là một hình thức khuyến mãi, tặng thưởng cho những người đã mua hàng nhiều lần từ doanh nghiệp nhằm kích thích hành động mua lặp lại của họ. Việc này bao gồm các hoạt động như tặng kèm hoặc giảm giá cho những khách hàng đã đạt đủ số lần mua theo quy định, bao gồm cả chương trình chúc mừng sinh nhật. Thông thường, khi người mua tích lũy đủ điểm, họ sẽ được tặng miễn phí một sản phẩm, được chiết khấu một số phần trăm giá trị đơn hàng kế tiếp hoặc cho một số mặt hàng cụ thể.

Theo một báo cáo, khách hàng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tham gia vào các chương trình loyal customer cho rằng việc được ưu đãi này đã khiến họ mua sắm thường xuyên hơn và chi tiêu nhiều hơn tại các cửa hàng bán lẻ đó, với tỷ lệ 78% so với 72% tương ứng. Trong đó, các nước có tỷ lệ tham gia chương trình khách hàng thân thiết cao nhất là Việt Nam và New Zealand với 84%, tiếp đó là Úc (83%), Nhật Bản (79%), Malaysia (77%).
 

Khách hàng thân thiết
 

Tại sao cần có chương trình dành cho khách hàng thân thiết?

Việc khách hàng trung thành với một thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Họ có thể đưa ra những feedback, chia sẻ trải nghiệm của mình khi sử dụng, giúp cho nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy, việc xây dựng chương trình khách hàng thân thiết không chỉ giúp tăng độ tin cậy của sản phẩm mà còn đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng như:

1. Thúc đẩy doanh thu hiệu quả

Theo nghiên cứu của Viện thị trường Forrest tại Mỹ, chi phí phải bỏ ra để thu hút các đối tượng tiêu dùng mới lớn hơn gấp 5 lần so với chi phí duy trì khách hàng hiện tại. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần phải tập trung vào việc xây dựng chương trình loyal customer nếu muốn duy trì sự cạnh tranh trên thị trường. 

Báo cáo của Viện nghiên cứu Gartner Group cũng đã chỉ ra rằng, khách hàng trung thành hiện tại sẽ mang lại tới 80% doanh thu trong tương lai cho doanh nghiệp. Đồng thời, nếu mất đi 1 khách hàng sẽ gây ra tổn thất trung bình khoảng 243 đô la Mỹ (tương đương 5,6 triệu đồng) cho công ty. Chính vì vậy, giữ được lòng trung thành của khách hàng và đem lại sự hài lòng cho họ là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối đa các chi phí, tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh.

2. Cung cấp thông tin nhanh chóng, chất lượng

Các khách hàng trung thành đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho doanh nghiệp những phản hồi cũng như đánh giá về sản phẩm và dịch vụ thông qua trải nghiệm thực tế của họ. Những phản hồi này có thể tích cực hoặc tiêu cực, tuy nhiên, chúng đều giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin quý giá để điều chỉnh và cải thiện sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Điều này cũng giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng lâu dài và hiệu quả hơn.

3. Đem lại sự gắn kết sâu sắc về cảm xúc

Chương trình dành cho khách hàng thân thiết là một trong những cách hiệu quả để doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ gắn kết sâu sắc với những người thường thường xuyên mua sản phẩm / dịch vụ của bạn. Thông qua việc cung cấp các ưu đãi đặc biệt, giảm giá, quà tặng, hoặc thậm chí là những trải nghiệm độc đáo chỉ dành riêng cho khách hàng thân thiết, doanh nghiệp có thể tạo được sự hài lòng và tín nhiệm từ phía người mua.

Các chương trình dành cho khách hàng thân thiết giúp tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, đem lại sự gắn kết sâu sắc về cảm xúc làm cho khách hàng cảm thấy mình được trân trọng và quan tâm hơn.

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh 

Điểm mạnh của doanh nghiệp được đo bằng số lượng khách hàng thân thiết mà họ có được, đây cũng là lợi ích to lớn giúp giảm bớt sức ép cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành. Càng có nhiều khách hàng thân thiết thì doanh nghiệp sẽ càng vượt trội hơn so với đối thủ và giảm thiểu áp lực cạnh tranh đáng kể.
 

Chương trình khách hàng thân thiết ưu đãi
 

Chiến lược xây dựng chương trình khách hàng thân thiết 

Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, việc thu hút và giữ chân khách hàng trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Và một trong những cách hiệu quả nhất để làm điều này chính là xây dựng chương trình khách hàng thân thiết. Dưới đây là những chiến lược quan trọng để xây dựng chương trình này:

1. Tích lũy điểm, giảm giá, tặng coupon / voucher

Có một cách tiếp cận phổ biến và đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc xây dựng mối quan hệ khách hàng sau khi cung cấp dịch vụ, đó là chương trình tặng thưởng cho khách hàng thân thiết, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Với hình thức này, người mua sẽ được tặng điểm thưởng hoặc voucher giảm giá cho các lần mua tiếp theo, và có thể theo dõi điểm đã tích của mình thông qua thẻ, tài khoản trực tuyến hoặc ứng dụng di động trên điện thoại.

Chiến lược này đã trở nên phổ biến trên các trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo cũng như các chuỗi cà phê như Highland, The Coffee House, vì nó đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giữ chân khách hàng và xây dựng sự gắn kết với thương hiệu.

Ưu điểm:

- Khá đơn giản khi thực hiện và triển khai dễ dàng.

- Thu hút được nhiều khách hàng tham gia mua sắm thường xuyên hơn.

- Rủi ro rất thấp.

Nhược điểm:

- Không có sự phân biệt đáng kể so với nhiều thương hiệu khác trên thị trường.

- Tạo mối liên kết ngắn hạn với khách hàng thay vì thiết lập mối quan hệ bền vững.

- Sử dụng quá nhiều chiêu giảm giá hoặc tặng voucher có thể làm xấu hình ảnh thương hiệu.

- Khách hàng có thể hình thành thói quen dựa vào giá giảm để mua hàng hơn là nhận thức giá trị thực sự của sản phẩm.

2. Chương trình mua sắm hoàn tiền

Hình thức hoàn tiền (hay cashback) là một chương trình mua sắm phổ biến trên thế giới, đã được áp dụng ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Khách hàng sẽ nhận được một phần tiền sau khi mua sắm và thanh toán sản phẩm. Nguyên nhân của việc này là các nhà bán lẻ và thương hiệu thường cung cấp khoản tiền hoa hồng cho những quảng cáo được chiết khấu cho các ứng dụng này.

Khi có người mua sản phẩm thông qua ứng dụng, họ sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng. Hiện nay, chương trình cashback có 2 hình thức khác nhau:

- Qua thẻ tín dụng: Các nhà bán lẻ online thường hợp tác với các ngân hàng để hoàn tiền cho khách hàng khi thanh toán sản phẩm bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng đã phát hành thẻ tín dụng có tính năng hoàn tiền khi khách hàng mua sắm, như Techcombank với chương trình hoàn tiền cho thẻ Techcombank F@stAccess, Techcombank Visa Debit, Vietnam Airlines Techcombank Visa Debit, HSBC với HSBC Visa Cashback và VIB với chương trình VIB Cashback.

- Qua ví điện tử: Đây là một chương trình ưu đãi được triển khai để khuyến khích người dùng sử dụng ví điện tử khi thanh toán mua hàng trực tuyến. Với sự phát triển của công nghệ, người mua có thể thanh toán cho các sản phẩm mà họ muốn bằng các loại ví điện tử như Momo, Airpay, Zalopay,.... Các ứng dụng ví điện tử này thường cung cấp chương trình hoàn tiền hấp dẫn cho khách hàng khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada,... và cả các dịch vụ thanh toán tiện ích khác như thanh toán tiền điện thoại, phí điện nước,....

Ưu điểm:

- Khá tương tự với chương trình tích điểm nhưng hoàn tiền thay vì điểm thưởng.

- Hình thức tham gia dễ dàng, đơn giản.

- Dễ dàng thu thập được nguồn thông tin hợp pháp từ khách hàng.

- Giúp kích thích hành vi mua lại nhiều lần của người tiêu dùng.

Nhược điểm:

- Thời gian để nhận được ưu đãi từ hoàn tiền thường mất nhiều thời gian hơn so với tích điểm.

- Chương trình hoàn tiền có thể không hấp dẫn với những khách hàng không mua sắm thường xuyên hoặc không đạt được mức chi tiêu tối thiểu để được hưởng ưu đãi.

- Không tạo ra nhiều sự khác biệt so với chương trình khuyến mãi của các thương hiệu đang cạnh tranh trên thị trường.
 

Chương trình ưu đãi khách hàng thân thiết
 

3. Chương trình khách hàng thân thiết phân theo cấp bậc (Tiered loyalty)

Doanh nghiệp sẽ thiết kế các quy định riêng cho từng cấp bậc thành viên. Mỗi cấp bậc sẽ được thiết kế với những ưu đãi, tính năng và quà tặng đặc biệt. Khách hàng sẽ phải hoàn thành các nhiệm vụ để được tăng thứ hạng và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn. 

Ưu điểm:

- Giúp tăng tính tương tác và tạo sự kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, qua đó thúc đẩy sự gắn bó lâu dài.

- Việc đạt các cấp bậc cao trong chương trình sẽ mang lại cho khách hàng nhiều ưu đãi, đa dạng các tính năng, quà tặng đặc biệt, qua đó giúp tôn vinh giá trị của khách hàng và khiến họ cảm thấy được coi trọng.

- Tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

- Thu hút được sự quan tâm và tín nhiệm của khách hàng.

- Thúc đẩy khách hàng mua sắm thường xuyên để nâng cấp thứ hạng.

Nhược điểm:

- Để xây dựng và quản lý chương trình thành công, cần có đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao với kinh nghiệm phù hợp.

- Có thể không thu hút được sự quan tâm của những người ít mua sắm hoặc thuộc thứ bậc thấp hơn.

- Cần được thiết kế sao cho đơn giản, dễ hiểu và hấp dẫn người dùng, tránh làm người mua cảm thấy nản khi bắt đầu từ thứ hạng thấp.
 

Chương trình khách hàng thân thiết là gì?
 

9 mẹo tổ chức chương trình khách hàng thân thiết hiệu quả

Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng tương tác, thúc đẩy chuyển đổi, doanh nghiệp cần phải kết hợp các chiến lược tiếp thị và xây dựng các chương trình loyal customer sáng tạo hơn. Dưới đây là 9 mẹo bạn nên áp dụng để thu hút và duy trì sự trung thành của người tiêu dùng:

1. Thu thập và quản lý thông tin khách hàng kỹ càng

Đầu tiên, doanh nghiệp cần nghiên cứu để hiểu rõ insight của tệp đối tượng khách hàng tiềm năng. Đồng thời, cần xác định rõ mục tiêu của chiến dịch, phân tích bản chất và quy mô của doanh nghiệp để tạo ra một chương trình giúp bạn hoàn thành các kế hoạch kinh doanh của mình. Để đạt được điều này, bạn cần nghiên cứu kỳ vọng, hành vi người tiêu dùng cũng như xu hướng thị trường hiện tại. 

Các dữ liệu thu thập và phân tích đúng cách không chỉ giúp doanh nghiệp thiết kế các chương trình khách hàng thân thiết mà còn có thể cải thiện sản phẩm, mang lại dịch vụ khách hàng tuyệt vời và đáp ứng được nhu cầu của người mua. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng, xác định loại chiến dịch phù hợp nhất thông qua việc sử dụng dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, như phân tích trang web, lịch sử mua hàng, tồn kho, bán hàng, cuộc trò chuyện với người dùng,....

2. Giữ kết nối với khách hàng của bạn

Các chiến dịch email marketing là một trong những phương tiện hiệu quả để duy trì liên lạc với người tiêu dùng. Theo các nghiên cứu, khách hàng thân thiết có xu hướng mở email và chuyển đổi trên mỗi email cao hơn so với người mua bình thường.

Bạn có thể sử dụng chiến dịch email để thông báo cho khách hàng của mình về việc tích điểm, gia hạn chương trình, cập nhật các cấp độ VIP, thông tin về mức tích lũy doanh số và các ưu đãi đặc biệt chỉ dành cho thành viên trung thành. Bằng cách này, chương trình của bạn sẽ được tối ưu hóa hơn. Hơn nữa, việc gửi email thông báo về các chương trình khuyến mãi sau một khoảng thời gian khách hàng không mua hàng sẽ giúp duy trì sự quan tâm và xây dựng ấn tượng tích cực về thương hiệu.

Ngoài ra, trò chuyện trực tuyến (live chat) là một công cụ tuyệt vời để kết nối với người tiêu dùng. Nếu bạn đã bật tính năng trò chuyện trực tuyến trên trang web của mình, hãy thông báo cho họ về chương trình trong các tin nhắn để xây dựng lòng tin với người tiêu dùng và tăng sự trung thành của họ với thương hiệu.
 

Chương trình khách hàng thân thiết
 

3. Trân trọng khách hàng

Khi doanh nghiệp đặt khách hàng lên hàng đầu, họ sẽ có một tầm nhìn toàn diện hơn về nhu cầu của khách hàng và cách thức cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu đó. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ cảm thấy được quan tâm, tin cậy và có sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Để thể hiện sự trân trọng với khách hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều chiến lược khác nhau, bao gồm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt, lắng nghe ý kiến đóng góp của họ hoặc cải thiện sản phẩm / dịch vụ dựa trên phản hồi đó đồng thời tạo ra các chương trình khách hàng thân thiết để tăng cường tương tác và tạo sự gắn kết giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Quan trọng nhất, trân trọng khách hàng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo niềm tin và sự tín nhiệm từ phía khách hàng, mà còn giúp doanh nghiệp tạo ra một cộng đồng trung thành, đồng thời có thể đưa ra quyết định kinh doanh thông minh hơn.

4. Tạo cho khách hàng cảm giác đặc biệt

Đây là một cách rất hiệu quả để khách hàng cảm thấy được đối xử đặc biệt và đánh giá cao. Trong đó, các kênh truyền thông xã hội như fanpage Facebook, Zalo, Instagram, TikTok, Youtube,... là một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng cho doanh nghiệp của bạn. Người theo dõi trên mạng xã hội và các đăng ký email của bạn đều là khách hàng tiềm năng. Hãy sử dụng email hoặc các kênh truyền thông xã hội để thông báo cho khách hàng về những ưu đãi giới hạn và giảm giá độc quyền chỉ dành cho fan của bạn.

Bạn nên sử dụng những từ như "duy nhất", "độc quyền", "chỉ dành cho bạn" để nhấn mạnh sự đặc biệt của ưu đãi. Chiến dịch tiếp thị này sẽ giúp người dùng cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp và có thể sẽ giới thiệu thương hiệu đến cho người thân, đăng ký theo dõi bạn trên các kênh truyền thông xã hội.

5. Chọn các ưu đãi một cách cẩn thận

Khi xác định các tặng thưởng cho chương trình khách hàng thân thiết, doanh nghiệp nên phân tích nhu cầu và hành vi của phân khúc khách hàng mục tiêu để chọn ưu đãi phù hợp nhất. Đôi khi việc tặng phần quà miễn phí có thể giảm giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, vì vậy hãy suy nghĩ đến các lựa chọn độc đáo để làm cho ưu đãi trở nên đặc biệt.

Bạn có thể chọn các phần thưởng giúp tăng trải nghiệm của người tiêu dùng để đem lại sự hài lòng và tăng giá trị hạng mức của họ. Những phần thưởng độc đáo tặng cho người mua thân thiết cũng giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật trên thị trường và tạo ra lòng trung thành lâu dài từ khách hàng.

6. Phần thưởng mang lại giá trị cho khách hàng

Để tạo ra chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết hiệu quả, bạn cần cung cấp cho người tiêu dùng những phần thưởng có giá trị về mặt tài chính nhưng không cần tốn quá nhiều chi phí, đồng thời phải đảm bảo đáp ứng với nhu cầu của người dùng. Doanh nghiệp có thể chọn giảm giá cho khách hàng khi mua hàng trong tương lai, tặng voucher chiết khấu, điểm thưởng, phần quà miễn phí hoặc kết hợp cả hai, nhưng điều quan trọng nhất là phải đảm bảo mang lại giá trị cho người sử dụng. Nếu phần thưởng không có giá trị hoặc là những thứ thừa thãi mà khách hàng không muốn, chương trình của bạn sẽ không thu hút được nhiều người tham gia.
 

Khách hàng thân thiết là gì?
 

7. Tiếp thị chương trình khách hàng thân thiết

Bất kể chương trình của bạn có tuyệt vời đến đâu, nếu không được quảng bá giới thiệu đến khách hàng, thì chương trình đó sẽ không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, đầu tư vào chiến lược truyền thông tiếp thị phù hợp là rất cần thiết để khách hàng biết đến chương trình. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:

- Quảng cáo trực tuyến, trên Internet.

- Sử dụng mạng xã hội để quảng bá thông tin, ví dụ như Facebook, Zalo,....

- Phát tờ rơi, bảng chỉ dẫn tại cửa hàng.

- Phát hành thông cáo báo chí.

- Quảng cáo ngoài trời.

- Đăng quảng cáo trên các tờ báo.

- Thực hiện khảo sát để đo độ hài lòng của khách hàng.

- Gửi thông tin qua email marketing.

8. Giữ thái độ tích cực trong suốt quá trình chăm sóc

Khi giữ thái độ tích cực trong suốt quá trình chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với họ và sẽ có thể tạo ra hành trình mua hàng với những trải nghiệm mua sắm tốt nhất có thể. Điều này giúp người mua cảm thấy được quan tâm và thoải mái khi giao dịch với doanh nghiệp.

Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với trải nghiệm mua hàng với bạn, họ sẽ trở thành khách hàng thân thiết có xu hướng mua sắm nhiều hơn và trở thành đối tác lâu dài của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng sẽ giới thiệu thương hiệu của bạn đến người thân, bạn bè và những người xung quanh giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng mới, tăng doanh số bán hàng. 

9. Lắng nghe khách hàng của bạn

Một trong những yếu tố quan trọng để tổ chức một chương trình thành công là lắng nghe phản hồi, ý kiến của khách hàng. Bạn cần hiểu rõ đối tượng mua hàng của mình và cung cấp nhiều phương tiện để họ có thể phản hồi, bao gồm điện thoại, email, thư tay, chat trực tuyến,.... Khi khách hàng cảm thấy được chú ý và trân trọng, lòng trung thành của họ sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc tăng doanh số và lợi nhuận bán hàng.
 

Cách xây dựng chương trình khách hàng thân thiết
 

Một số ví dụ về chương trình khách hàng thân thiết trong thực tế

Chương trình loyal customer là một trong những chiến lược tiếp thị hiệu quả để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, giúp tăng tính khách quan và tình cảm giữa doanh nghiệp với người mua. Trên thực tế, có rất nhiều công ty đã thành công với chương trình và dưới đây là một số ví dụ minh chứng cho sự hiệu quả của chiến lược này. 

1. Chương trình khách hàng thân thiết của Shopee

Shopee đã thiết kế chương trình Shopee Rewards để tri ân khách hàng thường xuyên mua sắm trên sàn thương mại điện tử của mình. Phương thức này cung cấp cho người dùng trên sàn những ưu đãi hấp dẫn như mã miễn phí vận chuyển, ưu đãi sinh nhật, brand voucher,... tùy vào thứ hạng mà khách hàng đạt được. Để xác định thứ hạng của khách hàng, Shopee sẽ tính toán tổng mức mua sắm, chi tiêu và số đơn hàng tích lũy trong vòng 6 tháng gần nhất, bao gồm cấp độ Thành Viên, Bạc, Vàng và cao nhất là Kim Cương.

Nếu khách hàng đạt thứ hạng Bạc hoặc cao hơn, họ sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt như mã miễn phí vận chuyển, ưu đãi độc quyền vào ngày Hội thành viên, voucher mua sắm từ các gian hàng yêu thích, sản phẩm ưu đãi vào ngày sinh nhật, ưu đãi duy trì thứ hạng và ưu tiên nhận các thông tin khuyến mãi khác trên Shopee.

Còn với khách hàng đạt thứ hạng Vàng hay Kim Cương, Shopee sẽ cung cấp thêm các ưu đãi đặc quyền như voucher mua sắm từ các thương hiệu độc quyền, ưu đãi vào ngày sinh nhật, ưu đãi duy trì thứ hạng và ưu tiên nhận các thông tin khuyến mãi khác trên sàn.
 

Chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết
 

2. Chương trình khách hàng thân thiết PNJ

PNJ luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và tự hào mang đến những trải nghiệm và giá trị độc đáo cho khách hàng thân thiết. Chương trình khách hàng thân thiết của PNJ bao gồm 4 hạng thẻ với mức độ phần trăm tích điểm khác nhau: Kết Nối, Thành Viên, Đồng Hành, Thân Thiết.

Khách hàng sẽ được tận hưởng những quyền lợi đặc biệt như quà tặng vào các dịp sinh nhật, lễ Tết, ưu đãi hấp dẫn với các sản phẩm, dịch vụ là đối tác của PNJ, cùng thông báo thường xuyên về các chương trình ưu đãi hiện có tại PNJ. Đặc biệt, đối với quý khách có tổng doanh thu trang sức bạc PNJ Silver trên 3 triệu sẽ nhận được code ưu đãi 35% tổng đơn hàng trang sức PNJ Silver. PNJ luôn cam kết tiếp tục mang đến những trải nghiệm đáng nhớ và giá trị bền vững cho khách hàng thân thiết của mình.

3. Chương trình khách hàng thân thiết Thế giới di động

Thế giới di động đã áp dụng chương trình tích điểm thông qua ứng dụng “Quà Tặng VIP”. Khi khách hàng mua bất kỳ sản phẩm nào trong danh sách áp dụng, họ sẽ được tích điểm theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị của sản phẩm. Nếu khách hàng mua từ 2 sản phẩm trở lên, trong đó tất cả các mặt hàng đều nằm trong danh sách áp dụng, số điểm tích lũy vẫn sẽ được tính trên giá trị từng sản phẩm. Ví dụ, đối với điện thoại điểm được tích là 0.5% giá trị điện thoại, còn đồng hồ sẽ được tích 1% trên tổng giá trị đồng hồ.

Ngoài việc tích điểm cho các sản phẩm ở Thế giới di động, ứng dụng còn có thể tích điểm sử dụng tại Bách hóa xanh. Điểm tích lũy có thể được sử dụng để đổi thành tiền giảm giá cho mỗi đơn hàng, giảm không quá 10% giá trị đơn hàng (đã bao gồm VAT), tại các đối tác được công bố trên ứng dụng “Quà Tặng VIP”.

4. Chương trình khách hàng thân thiết MBBank

MB Bank luôn quan tâm đến lợi ích của khách hàng và cam kết mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho họ. Với mục tiêu này, MB Bank đã ra mắt chương trình khách hàng thân thiết mang tên MB Star. Chương trình này là một sự tri ân đặc biệt dành cho khách hàng cá nhân, cho phép họ tích lũy điểm StarPoint thông qua việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. 

Các giao dịch được tính điểm bao gồm sử dụng thẻ tín dụng, gửi tiết kiệm, giao dịch gửi tiền và thanh toán hóa đơn trên ứng dụng App MBBank. Khách hàng có thể sử dụng điểm tích lũy để đổi sang các loại quà tặng đa dạng như hoàn tiền, dặm bay Bông sen vàng, e-voucher về du lịch, mua sắm, ẩm thực, dịch vụ, giải trí và còn nhiều hơn nữa. Ngoài ra, khách hàng còn có thể tặng điểm cho các hội viên khác, bao gồm bạn bè và người thân.
 

Ví dụ chương trình khách hàng thân thiết
 

Trên đây là nội dung mà Phương Nam 24h đã chia sẻ về khái niệm khách hàng thân thiết là gì cũng như 9 mẹo xây dựng và 4 ví dụ điển hình của chương trình loyal customer tạo ra sự khác biệt, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Nhìn chung, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng thân thiết sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển bền vững. Từ các mẹo trong bài viết trên, bạn có thể thấy rằng sự chăm sóc và tôn trọng khách hàng là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài, không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh số mà còn nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.