Trong công việc, bên cạnh kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn thì tinh thần trách nhiệm cũng là một trong những phẩm chất luôn được đánh giá cao. Điều này có thể nhận thấy rõ ràng từ ngay khi đi xin việc khi đây là điều mà mọi nhà tuyển dụng đều yêu cầu mỗi ứng viên cần phải có. Bởi vì chỉ khi làm việc có tinh thần trách nhiệm thì mới đảm bảo được hiệu suất và hiệu quả trong công việc. Vậy tinh thần trách nhiệm trong công việc là gì? Cách rèn luyện như thế nào? Biết được những điều này chính là cách để bạn hoàn thiện các phẩm chất cần có ở bản thân cũng như giúp ích rất nhiều trong môi trường làm việc.
Tinh thần trách nhiệm trong công việc là gì?
Tinh thần trách nhiệm trong công việc chính là thái độ đúng đắn, khả năng tự nhận thức và chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao sao cho xứng đáng với mức lương mình nhận được và vị trí trong doanh nghiệp. Trách nhiệm giống như một gánh nặng của con người, nhưng điều này lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa bản thân thoát khỏi vùng an toàn để hoàn thiện mình hơn. Đồng thời, đây cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản để giúp bạn thành công trong sự nghiệp.
Tinh thần trách nhiệm được biểu hiện thông qua lối sống và cách làm việc của bạn. Những người có tinh thần làm việc luôn mang trong mình sự nhiệt huyết, tập trung và dốc hết sức mình để thực hiện công việc đúng thời hạn dù cho có khó khăn đến mức nào. Khi thực hiện được điều này, bạn sẽ cảm thấy hài lòng với bản thân cũng như nhận về sự đánh giá cao từ lãnh đạo và đồng nghiệp. Có thể trong quá trình làm việc, đôi lúc bạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng đổi lại bản thân sẽ nhận được rất nhiều điều. Chính vì thế, hãy rèn luyện trách nhiệm trong công việc và luôn trong tư thế sẵn sàng thử thách bản thân.
Các kiểu tinh thần trách nhiệm trong công việc
Tinh thần trách nhiệm trong công việc là một cụm từ được sử dụng rất thường xuyên. Nhưng bạn có biết tinh thần gồm những kiểu nào không? Dựa vào từng trường hợp mà chúng ta có thể chia thành 6 kiểu cơ bản bao gồm:
1. Tinh thần trách nhiệm với từng nhiệm vụ
Mỗi nhân viên trong doanh nghiệp, dù đang làm việc bán thời gian, toàn thời gian, quản lý, phó giám đốc, giám đốc,... hay bất kỳ một vị trí nào khác đều phải có trách nhiệm đối với công việc, nhiệm vụ cụ thể của mình. Trách nhiệm của một người nhân viên đó chính là hoàn thành các công việc được giao một cách tốt nhất, quản lý thời gian hiệu quả, tuân thủ theo các quy định và hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp. Còn trách nhiệm của người quản lý đó chính là giám sát công việc, hiệu quả làm việc của nhân viên. Đồng thời, cũng cần phải đảm bảo cung cấp môi trường làm việc tích cực, sẵn sàng giải đáp thắc mắc và hỗ trợ nhân viên cấp dưới khi họ gặp khó khăn.
Trong doanh nghiệp, mỗi người đều có một trách nhiệm khác nhau. Chức vụ càng lớn thì đòi hỏi trách nhiệm phải gánh vác càng nhiều. Nhưng chỉ khi như vậy thì chúng ta mới có thể nâng cấp bản thân mình hơn, trở thành một con người có ích cho doanh nghiệp và xã hội.
2. Trách nhiệm với cá nhân
Bạn có thể hiểu trách nhiệm với cá nhân chính là chịu trách nhiệm cho những hành động của mình thay vì đổ lỗi hay đưa ra lời bào chữa. Khi làm sai, bạn phải dám nhận ra lỗi làm của mình. Nếu làm được điều này, dù cho có sai nhưng ít nhất là bạn cũng sẽ nhận được đánh giá cao và hơn hết điều đó còn trở thành tài sản tích cực cho doanh nghiệp.
Khi vào làm việc trong một doanh nghiệp, có thể người quản lý sẽ cần phải tổ chức một số cuộc trò chuyện với nhân viên để thiết lập sự kỳ vọng này. Điều đó giống như một tiêu chuẩn văn phòng để tạo ra môi trường làm việc tích cực và hiệu quả. Tuy nhiên, dù vậy thì trách nhiệm với cá nhân đòi hỏi rất nhiều về sự nhận thức ở chính bạn cũng như mỗi hành động mà bạn thực hiện.
3. Trách nhiệm trong lãnh đạo, giám sát
Trách nhiệm của người lãnh đạo, giám sát trong một doanh nghiệp đó chính là giữ cho công việc được hoàn thành một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, họ cũng chính là người phải chịu sách nhiệm phát triển các kỹ năng cứng, chất lượng và hiệu suất của nhân viên.
Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cung cấp thông tin, đào tạo và đưa ra những cơ hội thăng tiến hấp dẫn để thúc đẩy sự cố gắng, nỗ lực của nhân viên. Song song với đó, nhà quản lý cũng cần phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực, đoàn kết cũng như tuân thủ những nguyên tắc mà doanh nghiệp, tổ chức đã đề ra. Còn đối với những người không quan tâm đến nhân viên thì chắc chắn sẽ không nhận được sự tôn trọng từ cấp dưới.
4. Trách nhiệm cung cấp và duy trì môi trường làm việc an toàn
Bộ Lao động Việt nam có quy định tất cả các chủ lao động cần phải cung cấp cho người lao động một môi trường làm việc an toàn. Đó là một môi trường cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn được ban hành cụ thể, đồng thời còn có thể thực hiện các hoạt động kiểm tra, thanh tra bất ngờ.
Theo đó, chủ lao động phải cung cấp và bảo trì các thiết bị an toàn để người lao động sử dụng trong quá trình làm việc, nhắc nhở và có các thông báo về cách thức đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện an toàn, giữ hồ sơ thương tích hoặc bệnh tật có liên quan đến công việc của nhân viên.
Không những thế, chính nhân viên cũng cần là người có trách nhiệm thực hiện các quy định an toàn trong môi trường làm việc. Duy trì một môi trường tích cực, vệ sinh, an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
5. Trách nhiệm xử lý nghĩa vụ tài chính
Trong một doanh nghiệp, có một bộ phận nhân sự phải chịu trách nhiệm xử lý nghĩa vụ tài chính, đó chính là những người làm ở bộ phận kế toán hoặc nhân sự. Nếu như bạn đảm nhận vị trí này thì cần phải thực hiện nhiệm vụ một cách chính xác, chú ý lưu giữ hồ sơ cẩn thận cũng như tuân thủ theo các quy định liên quan.
6. Trách nhiệm trong ứng xử
Kiểu trách nhiệm cuối cùng bạn cần biết đó chính là trách nhiệm trong ứng xử. Tất cả các nhân viên, từ cấp trên cho đến cấp dưới đều cần rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp ứng xử một cách chuyên nghiệp, không chỉ trong công việc mà còn trong cách tình xuống bên ngoài khác. Không những thế, trách nhiệm ứng xử còn được xem là nguyên tắc kinh doanh cần thiết giữa doanh nghiệp với khách hàng, công chúng. Bởi vì khách hàng sẽ nhìn vào điều này để đánh giá sự chuyên nghiệp trong cách làm việc cũng như phản ánh “bộ mặt” của doanh nghiệp.
Những lợi ích khi làm việc có tinh thần trách nhiệm
Một người có tinh thần trách nhiệm chính là luôn coi trọng và hoàn thành những gì được giao, dù cho gặp khó khăn vẫn sẽ tìm cách khắc phục để sớm hoàn thành tốt nhất. Đồng thời, không chối bỏ nếu như kết quả đạt được không như mong muốn. Khi bạn là một người có tinh thần trách nhiệm trong công việc, bạn sẽ đạt được những lợi ích sau:
- Nếu là người quản lý, tinh thần trách nhiệm sẽ giúp bạn tạo ra động lực tích cực để điều hướng cấp dưới của mình thực hiện theo những quy định đã đề ra. Những điều tích cực từ bạn sẽ được lan tỏa đến mọi người để xây dựng một tổ chức làm việc chuyên nghiệp, có tinh thần cao nhằm hướng đến mục tiêu chung.
- Nếu là nhân viên, tinh thần làm việc tích cực và có trách nhiệm sẽ giúp bạn nhận được sự tin tưởng từ cấp trên, sự quý mến từ đồng nghiệp. Đây được xem là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.
Biểu hiện của người có trách nhiệm trong công việc
Cấp trên, đồng nghiệp sẽ nhìn vào chính cách giải quyết công việc để xác định bạn có tinh thần trách nhiệm hay không. Mặc dù, có thể trong một vài trường hợp việc nhìn nhận từ bên ngoài với thời gian ngắn là không toàn toàn chính xác. Tuy nhiên, bằng việc thể hiện của bản thân lâu dài thì lại là cơ sở vững chắc để đánh giá về tinh thần làm việc của bạn. Vậy thì bạn có phải là một người có tính thần trách nhiệm trong công việc hay không? Thông thường, điều này sẽ được đánh giá qua một số biểu hiện như:
- Biết quý trọng thời gian để hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
- Người có tinh thần trách nhiệm luôn biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý và hiệu quả.
- Tập trung khi làm việc để đạt được kết quả như mong muốn.
- Không đổ lỗi và biết tôn trọng người khác, không than thở, viện cớ về những lỗi sai của mình.
- Nghiêm túc tiếp nhận những lời phê hình, góp ý từ cấp trên, đồng nghiệp và những người xung quanh.
- Sống có trách nhiệm với tất cả mọi người, dù là trong công việc hay trong cuộc sống.
Phương pháp rèn luyện tinh thần trách nhiệm đối với công việc
Có thể thấy rằng, trong cuộc sống cũng như công việc ngày nay, tinh thần trách nhiệm là điều rất được coi trọng, thể hiện phẩm chất tốt đẹp của một người. Chính vì thế, bạn cần phải rèn luyện cho mình điều này để có thể thành công hơn bằng những phương pháp sau:
1. Hoàn thành công việc đúng deadline
Hoàn thành công việc đúng theo thời gian quy định không phải thể hiện sự đột phá mà chính là thể hiện trách nhiệm trong công việc. Điều này sẽ chứng tỏ bạn là một người luôn biết cách chủ động trong mọi tình huống.
Để hoàn thành đúng deadline, cách tốt nhất đó chính là bạn hãy lập cho mình một bản kế hoạch làm việc. Điều này sẽ thật sự rất hiệu quả nếu như có quá nhiều công việc phải giải quyết. Bằng cách đó, bạn sẽ biết được đâu là công việc quan trọng phải được thực hiện trước. Từ đó, tính toán, phân bổ tìm cách quản lý thời gian sao cho phù hợp để mọi thứ đều hoàn thành tốt nhất, đồng thời cũng là để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của những công việc khác.
Để trở thành người có trách nhiệm trong công việc, bạn cũng cần biết một vài lưu ý cần tránh sau đây:
- Đừng quá nuông chiều bản thân và nghĩ rằng một lát nữa sẽ làm, hay đặt ra quỹ thời gian hoàn thành kéo dài mắc dù bạn có thể xong công việc sớm hơn. Điều này sẽ chỉ khiến cho bạn trở nên lười biếng và thực hiện công việc trì trệ hơn.
- Tính toán khoảng thời gian hoàn thành phù hợp mà vẫn đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất. Có thể người quản lý không đưa ra deadline nhưng bạn hãy chủ động để xác định thời gian hoàn thành cho mình. Như vậy, bạn sẽ được đánh giá cao hơn trong công việc.
2. Chủ động sắp xếp công việc khoa học, hợp lý
Sắp xếp công việc, phân chia theo thứ tự quan trọng là cách tốt nhất để bạn có thể kiểm soát công việc của mình một cách hiệu quả. Điều này cũng không phải là bạn được phép bỏ qua các công việc không quan trọng hay thực hiện một cách qua loa. Bởi vì cho đó là việc lớn hay nhỏ thì bạn cũng cần phải đặt tinh thần trách nhiệm của bản thân vào trong những hành động của mình.
Chủ động lập kế hoạch, sắp xếp công việc khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được tiến độ, biết chính xác mình đã hoàn thành được đến đâu và có đúng như dự kiến hơn. Từ đó, sớm phát hiện ra lỗi hoặc vấn đề để nhanh chóp sửa đổi, tránh làm mất thời gian sau này mà còn khiến cho kết quả đạt được kém hiệu quả. Không những thế, điều này còn giúp bạn tránh rơi vào tình trạng căng thẳng hay quá tải vì công việc quá nhiều.
3. Biết cách tập trung cho công việc
Khi làm mất cứ công việc gì, sự tập trung chính là yếu tố để bạn có thể hoàn thành mọi thứ một cách tốt nhất cũng như đạt hiệu quả cao. Trách nhiệm công việc còn thể hiện ở chỗ bạn biết mục đích mình đang làm là gì để cố gắng thực hiện điều đó. Khi rèn luyện được khả năng tập trung, bạn sẽ vượt qua được những thử thách khó khăn để đi đến thành công nhanh hơn.
4. Không bao biện
Tinh thần trách nhiệm còn thể hiện ở chỗ bạn luôn chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của mình. Chính vì thế, nếu sai thì cũng hãy thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm của mình thay vì tìm cách đổ lỗi cho người khác hay đưa ra những lời bao biện. Bởi vì điều đó sẽ chỉ khiến cho bạn tự biến mình trở thành một kẻ hèn nhát, thiếu trách nhiệm trong công việc.
Biết chấp nhận lỗi sai của mình và sẵn sàng sửa sai không có gì là hổ thẹn. Hơn hết, điều này còn giúp bạn phát triển bản thân tốt hơn. Mỗi sai lầm đều là những bài học quý giá, mang đến cho bạn thêm nhiều kinh nghiêm để không mắc phải điều đó trong tương lai và những người có trách nhiệm luôn nhận thức rõ ràng về điều này.
5. Không phàn nàn quá nhiều
Một cách để rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong công việc đó là không phàn nàn quá nhiều. Không ít người rất biết cách nói những lời hay ý đẹp, nhưng khi bắt tay vào việc thì lại khác, đó chỉ còn là những lời kêu ca, than phiền, đổ lỗi cho điều này, vì cái kia,.... Đây đều là những biểu hiện của tinh thần thiếu trách nhiệm và bạn không nên thực hiện theo.
Thay vào đó, nếu như trong quá trình làm việc, bạn không hài lòng về cách làm việc của một ai đó thì hãy nói chuyện trực tiếp với họ để đưa ra giải pháp. Còn nếu như một khi đã chấp nhận với nhiệm vụ của mình thì nên cố gắng để hoàn thành và giải quyết vấn đề đó sao cho hiệu quả.
6. Kết nối với đồng nghiệp
Kết nối với đồng nghiệp chính là cách để bạn hoàn thành công việc tốt hơn. Bạn không nên tự cô lập bản thân mình trong một môi trường làm việc chung bởi vì như vậy chắc chắn sẽ không thể tồn tại được lâu trong tập thể. Nhưng bạn cũng không cần phải cố tỏ ra thân thiết quá mức với họ, thay vào đó hãy thể hiện thái độ thân thiện và có trách nhiệm với công việc của cá nhân cũng như của tập thể để mọi thứ đều đạt được kết quả tốt hơn.
Tinh thần trách nhiệm là phẩm chất vô cùng quan trọng và cần được rèn luyện kiên trì từng ngày, học hỏi từ những người xung quanh. Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu hơn về tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như cách rèn luyện. Bên cạnh những điều mà chúng tôi chia sẻ, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những bí quyết khác để nâng cao trách nhiệm của bản thân sao cho phù hợp với cách làm việc, tính chất công việc cũng như văn hóa trong doanh nghiệp.