DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

Dù là trong công việc hay cuộc sống hàng ngày thì chắc hẳn bạn đã từng tiếp xúc với rất nhiều kiểu người, mỗi cá nhân sẽ có các tính cách khác nhau và được biểu hiện theo những trạng thái riêng biệt. Vậy bạn có thắc mắc rằng tại sao có người dễ gần, hòa đồng, thích trò chuyện, trong khi lại có những đối tượng ngần ngại và sợ hãi tiếp xúc với người lạ hay không? Tất cả những điều này đều được giải đáp chi tiết trong bản đồ DISC với 4 nhóm tính cách DISC điển hình và 8 nhóm kết hợp. Vậy DISC là gì? Cùng chúng tôi khám phá rõ hơn về mô hình này qua bài viết dưới đây nhé!
 

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 nhóm kết hợp
 

DISC là gì?

DISC là một mô hình tự đánh giá bản thân dựa trên lý thuyết về hành vi và cảm xúc của William Moulton Marston được giới thiệu vào năm 1928. Theo đó, công cụ có khả năng phân tích tính cách của một cá nhân cũng như tìm ra những điểm mạnh và hạn chế của họ để thiết lập nên các phương pháp làm việc hiệu quả nhất. Ngoài ra, từ DISC là viết tắt của bốn từ tiếng Anh tượng trưng cho bốn nhóm tính cách khác nhau là: 

- D-Dominance (người thủ lĩnh).

- I-Influence (người tạo ảnh hưởng).

- C-Compliance (người kiên định).

- S-Steadiness (người kỷ luật).

Bài test DISC có cấu trúc từ 24 đến 28 câu hỏi, thường kéo dài trong khoảng 7-10 phút. Hiện nay, có hơn 40 triệu người trên toàn cầu đã tham gia làm bài test nhóm DISC trực tuyến với khoảng 1 triệu người tham gia đánh giá mỗi năm. Điều này là minh chứng cho độ uy tín và sự phổ biến của bài test này.

Thực tế cho thấy, chúng ta có thể sử dụng DISC để nhận diện nhóm tính cách của người đối diện thông qua việc quan sát hành vi của họ, điều này giúp cuộc trò chuyện trở nên mượt mà hơn mà không bị rơi vào ngõ cụt.

Không chỉ cá nhân mà nhiều công ty cũng như tổ chức cũng tích cực sử dụng bài test DISC để đánh giá phong cách và hành vi của nhân viên. Thông qua kết quả của bài test thì nhà quản lý sẽ hiểu rõ hơn về đội ngũ của mình, từ đó dễ dàng phân công họ vào vị trí phù hợp.
 

DISC là gì?
 

Giải mã chi tiết 4 nhóm tính cách DISC

Sau khi đã hiểu rõ DISC là gì thì tiếp theo, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về từng nhóm phân loại tính cách trong mô hình này. Mỗi nhóm mang tên bắt đầu bằng chữ cái D, I, S, C và sẽ định hình vai trò cũng như sứ mệnh riêng biệt cho những cá nhân thuộc vào nhóm đó.

Tuy nhiên thì thực tế, tính cách của mỗi người thường là sự giao thoa kết hợp giữa hai nhóm. Vì vậy, không cần lo lắng nếu kết quả test DISC của bạn không chính xác hay rơi vào một nhóm cụ thể mà điều quan trọng là tìm ra những đặc điểm nổi bật của bản thân.

1. Nhóm người thống trị (Dominance)

D - Dominance là nhóm đối tượng đầu tiên được đề cập khi nói về nhóm tính cách DISC. Đây là kiểu người có khao khát quyền lực, tham vọng, đòi hỏi sự tôn trọng và mong muốn nhận được sự công nhận từ mọi người xung quanh.

Những thành viên thuộc nhóm D thường có tính chủ động và tự tin trong giao tiếp, luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quan điểm của mình. Trong môi trường công việc, họ luôn cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, Dominance cũng thể hiện khả năng nhìn nhận toàn diện về một sự kiện cụ thể nhờ vào khả năng đánh giá, phân tích và cái nhìn đa chiều. Ngoài ra, họ cũng thể hiện tính bộc trực và thẳng thắn trong nhiều tình huống, điều này xuất phát từ mong muốn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Không chỉ nghiêm khắc với bản thân, nhóm Dominance cũng đặt ra yêu cầu cao đối với người khác.

Một điểm đáng khâm phục của nhóm người này là họ luôn cố gắng làm mọi cách để hiện thực hóa ý tưởng bằng hành động cụ thể và thiết thực. Trong đó, việc chấp nhận rủi ro được coi là một yếu tố quan trọng giúp họ đạt được thành công. Ngoài ra, ý chí mạnh mẽ và định hướng rõ ràng cũng là những đặc điểm nổi bật trong nhóm Dominance. Bằng cách nhìn vào khẩu hiệu của những cá nhân thuộc nhóm thống trị, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tư duy của họ, đó là “Nếu không đạt được chiến thắng cuối cùng, cuộc chơi sẽ trở nên vô nghĩa”.

Ưu điểm của nhóm người thống trị:

- Luôn quyết tâm để hoàn thành mọi mục tiêu đề ra.

- Tự lập, tự chủ và có sức mạnh nội tâm.

- Kiểm soát được tình huống và tác động đối với người khác.

- Có ý chí sẵn sàng vượt qua khó khăn để hướng tới tương lai.

Nhược điểm của nhóm người thống trị:

- Thiếu lòng kiên nhẫn.

- Không ưa tiểu tiết.

- Tự tạo áp lực và nghiêm khắc với chính bản thân.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm Dominance:

- Người định hướng, dẫn dắt.

- Người truyền cảm hứng.

- Nhà sáng tạo.

- Nhà phát triển.

Cách giao tiếp với người thuộc nhóm Dominance: Bạn không nên nói chuyện một cách mơ hồ hoặc vòng vo mà hãy tập trung vào công việc chính với các thời hạn cụ thể, đồng thời duy trì sự tuân thủ đối với mục tiêu và cam kết đã đặt ra. Mặt khác, nhóm D coi trọng sự uy tín cùng danh tiếng, vì vậy, thay vì giảm giá trị của họ thì hãy cổ vũ và khích lệ họ.
 

Nhóm tính cách DISC
 

2. Nhóm người ảnh hưởng (Influence)

Tương tự như nhóm thống trị, những cá nhân thuộc Influence thường kiểm soát các cuộc trò chuyện và kiên quyết trong việc bảo vệ quan điểm riêng của mình. Tuy nhiên, họ có chiều hướng thảo luận một cách ôn hòa hơn, luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến từ mọi người và đưa ra những luận điểm rất thuyết phục.

Trong môi trường công ty, nhóm người này thường hướng ngoại và hòa đồng với đồng nghiệp. Do đó, họ tạo nên sự gắn kết trong nhóm và mang đến không khí làm việc vui vẻ, thoải mái cho mọi người. Ngoài ra, nhóm I còn khuyến khích mọi người chia sẻ quan điểm cá nhân trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, đảm bảo rằng quyết định đó là phù hợp nhất.

Để có động lực trong cuộc sống và công việc, bất kỳ cá nhân nào trong nhóm Influence đều cần sự công nhận từ xã hội, đó là lý do tại sao họ thích tham gia các hoạt động nhóm và xây dựng mạng lưới mối quan hệ. Có thể nói, mục tiêu hàng đầu của nhóm I là tạo ra sự liên kết với cộng đồng để phát huy tiềm năng của bản thân.

Tuy nhiên thì trong một số tình huống, tầm ảnh hưởng của nhóm I có thể trở thành điểm yếu của họ. Bởi lẽ họ lo ngại về việc mất đi sức ảnh hưởng của mình và dễ cảm thấy tổn thương khi bị từ chối hoặc bị người khác phớt lờ.

Ưu điểm:

- Nhiệt tình và sôi nổi.

- Tràn đầy năng lượng tích cực.

- Được đồng đội tin tưởng và yêu mến.

Nhược điểm:

- Dễ bị cuốn theo một việc trong thời gian quá dài.

- Quá trực tính trong giao tiếp và trò chuyện, không có sự khôn khéo.

- Ra quyết định dựa trên cảm xúc hơn là chuyên môn.

- Khích lệ sự đổi mới nhưng thiếu sự cẩn trọng trong quyết định.

- Dễ bị tổn thương khi cảm thấy mình mất đi sức ảnh hưởng.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm Influence:

- Nhà quảng cáo.

- Người đào tạo, thuyết giảng.

- Người cố vấn.

Cách giao tiếp với người nhóm Influence: Hãy luôn tận tâm lắng nghe những câu chuyện từ người thuộc nhóm I, đồng thời động viên và khen ngợi họ khi cần thiết cũng như tạo cơ hội cho họ thể hiện bản thân. Ngoài ra, bạn không nên chú ý vào những chi tiết nhỏ nhặt và tránh giao tiếp một cách khô khan khi đối mặt với nhóm I.
 

Nhóm DISC
 

3. Nhóm người kiên định (Steadiness)

Nhóm tính cách này khá nhạy cảm, thường hướng nội, không thích sự biến động trong cuộc sống nhưng luôn quan tâm đến mọi người và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Bên cạnh đó, họ có đủ sự kiên nhẫn để lắng nghe và đồng cảm với tình hình của người khác, đặc biệt là có khả năng giữ bí mật tốt.

Đúng như tên gọi thì nhóm người kiên định thường không phải là người nóng nảy mà họ luôn rất cẩn trọng và bình tĩnh khi xử lý mọi vấn đề một cách nhất quán. Tuy nhiên, nhóm S lại hay đưa mình vào tình thế khó khăn do tính trung thành và khiêm tốn. Do đó, để đạt được thành công, nhóm S cần linh hoạt hơn trong từng tình huống cũng như phát triển khả năng bộc lộ cảm xúc và tự tin.

Nhóm người kiên định thích hợp cho các công việc mang tính chất bền vững và lâu dài. Vì cậy, họ được xem là đối tác đáng tin cậy cả trong công việc lẫn cuộc sống. Nếu phải mô tả nhóm S bằng một từ thì đó chỉ có thể là "The Peacekeeper" - người duy trì hòa bình.

Ưu điểm:

- Nỗ lực xây dựng môi trường làm việc thân thiện và ôn hòa.

- Làm việc hiệu quả trong những môi trường ổn định.

- Trung thực và chân thành với đồng nghiệp.

- Bình tĩnh, thận trọng và kiên nhẫn khi giải quyết mâu thuẫn nội bộ.

- Kiểm soát cảm xúc và công việc cá nhân tốt.

Nhược điểm:

- Khả năng thích ứng với môi trường làm việc thay đổi hạn chế.

- Thiếu tính cạnh tranh trong công việc.

- Khó tổ chức và thực hiện nhiều công việc cùng một lúc.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm Steadiness:

- Chuyên viên, chuyên gia.

- Nhà điều tra.

- Đặc vụ.

Cách giao tiếp với người nhóm Steadiness: Hãy tỏ ra quan tâm và tập trung vào câu chuyện cá nhân, tránh áp đặt lên những người nhóm này, đồng thời cung cấp đủ thời gian cho họ để suy nghĩ. Trong quá trình giao tiếp, hãy sử dụng giọng điệu chậm rãi và bình tĩnh, cũng như đứng cùng chiều với họ thay vì ở đối diện.
 

Tính cách DISC
 

4. Nhóm người kỷ luật (Compliance)

Duy trì sự chuẩn mực trong việc tuân thủ các quy định đã được đề ra cũng như ưu tiên đến chất lượng công việc và độ chính xác được xem là đặc điểm nhận biết của nhóm tính cách Compliance. Mặc dù họ thường thể hiện tính bị động khi giao tiếp nhưng lại luôn cẩn trọng và chi tiết hơn so với bất kỳ nhóm nào khác. Cũng chính vì vậy mà nhóm C sẽ thích làm việc trong môi trường độc lập, nơi có nhiệm vụ chi tiết và cần sự tỉ mỉ hơn. Đặc biệt, họ là người có tư duy logic tốt và kiến thức chuyên môn vững chắc.

Tuy nhiên, những người thuộc nhóm C cũng có một số điểm yếu, chẳng hạn như luôn làm việc theo khuôn mẫu, không có sự linh hoạt và sợ mắc sai lầm, bị kỳ thị hay chỉ trích. Do đó, để phát huy tối đa khả năng của mình, nhóm C cần mở rộng góc nhìn và học cách chấp nhận đánh giá từ người khác.

Ưu điểm:

- Hiệu quả khi làm việc độc lập, đặc biệt trong các nhiệm vụ đòi hỏi sự tỉ mỉ.

- Uy tín và đáng tin cậy.

- Tư duy logic sắc bén, quyết định dựa trên số liệu thay vì cảm tính.

- Làm việc một cách nghiêm túc với quy trình rõ ràng và độ chính xác cao.

- Sở hữu kiến thức chuyên môn sâu rộng.

Nhược điểm:

- Cứng nhắc, ít linh hoạt, có thể làm cho người xung quanh cùng đồng nghiệp cảm thấy bí bách và không thoải mái.

- Thiếu khả năng sáng tạo do tuân theo nguyên tắc cố định, không chấp nhận sự khác biệt.

- Gặp khó khăn khi phải thảo luận và đạt đồng thuận trong lợi ích nhóm.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm Compliance:

- Kỹ thuật viên.

- Chuyên viên dữ liệu, công nghệ thông tin.

- Nhà phân tích.

Cách giao tiếp với người nhóm Compliance: Trò chuyện với nhóm C đòi hỏi sự cẩn trọng và tỉ mỉ. Mặc dù không phải là những người nói nhiều nhưng họ cần dẫn chứng và số liệu thuyết phục. Ngoài ra, bạn cũng không nên nói vòng vo mà hãy trình bày ý rõ ràng khi giao tiếp với họ. Vì nhóm C thường kiệm từ nên việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến của họ là cách hiệu quả nhất.
 

Mô hình DISC
 

Bật mí 8 nhóm tính cách kết hợp của mô hình DISC

Như đã nói ở trên thì tích cách của con người sẽ không thể hiện ở một khía cạnh đơn lẻ mà có sự dung hòa với nhau, cụ thể là DC, DI, ID, IS, SI, SC, CS, CD.

1. Người thách thức (DC)

Nhóm thách thức DC bao gồm những người vừa sở hữu tính thống trị của nhóm D vừa có sự tận tâm của nhóm C. Do đó, họ có xu hướng trở thành những nhà lãnh đạo tiên phong, luôn đòi hỏi về độ chính xác tối đa, dám đương đầu với mọi thách thức để đạt được mục tiêu như mong đợi.

Tuy nhiên thì đôi khi, họ có thể tỏ ra quá lãnh cảm và xa cách. Vậy nên trong những tình huống nhất định, nhóm DC nên học cách làm việc chậm lại để tập trung lắng nghe ý kiến của mọi người trong nhóm nhiều hơn. Bên cạnh đó, họ cần giữ bình tĩnh và suy nghĩ sâu hơn về những lợi ích lâu dài thay vì tập trung quá mức vào các giá trị ngắn hạn.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm DC:

- Luật sư.

- Kiến trúc sư.

- Bác sĩ.

- Quản lý dự án.

2. Người tìm kiếm (DI)

Người thuộc nhóm DI là những cá nhân năng động, hành động và tràn đầy nhiệt huyết, thường chú trọng nhiều hơn vào việc phát triển các ý tưởng mới. Với khả năng làm việc nhóm xuất sắc, họ có khả năng triển khai công việc nhanh chóng và duy trì một định hướng rõ ràng.

Đặc biệt, thách thức không làm cho nhóm người tìm kiếm chùn bước mà ngược lại trở thành động lực giúp họ khám phá và trau dồi kinh nghiệm để đạt được thành công. Mặt khác, họ cũng không hứng thú với những công việc đơn giản hay môi trường ổn định mà thích sự linh hoạt và đổi mới trong môi trường làm việc.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm DI:

- Nhà báo.

- Giám đốc sáng tạo.

- Nhân viên tiếp thị.

- Diễn viên.

3. Người chấp nhận rủi ro (ID)

Nhóm ID là những người thú vị, luôn mang trong mình những ý tưởng mới, táo bạo và đôi khi có một chút điên rồ. Họ không ngần ngại nghĩ lớn và hành động mạnh mẽ cũng như sẵn sàng thực hiện ý tưởng ngay khi chúng xuất hiện.

So với nhóm DI, ID cũng mang nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là xu hướng sống theo chủ nghĩa hành động nhưng ID thường tập trung vào mối quan hệ hơn là nhiệm vụ, còn DI thì ngược lại.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm ID:

- Người định hướng, dẫn dắt.

- Người truyền cảm hứng.

- Nhà phát triển.

4. Người bạn (IS)

Nhờ vào khả năng lắng nghe cũng như thấu hiểu, những người có thích cách thuộc nhóm IS luôn được đồng nghiệp tin tưởng và yêu quý một cách chân thành. Theo đó, họ tỏ ra tự tin và dễ gần nên góp phần tạo nên sợi dây gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Đặc biệt, IS luôn mong muốn sử dụng tất cả khả năng của mình để giúp đỡ người khác. Ngoài ra, khả năng đồng cảm cao cũng giúp họ xây dựng những mối quan hệ vững chắc trong cuộc sống.

Tuy nhiên, nhóm IS có thể gặp khó khăn khi cần đưa ra kế hoạch hoặc quyết định thông minh bởi vì họ rất coi trọng tình cảm và không muốn làm mất lòng bất kỳ ai.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm IS:

- Copywriter.

- Linh mục.

- Sale.

- Quan hệ công chúng.

- Giáo viên.
 

Nhóm người DISC
 

5. Người cộng tác (SI)

SI là sự hòa trộn giữa tính cách ổn định của nhóm S và sức ảnh hưởng từ nhóm I. Do đó, những cá nhân thuộc nhóm SI (người cộng tác) luôn biết cách tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong đội ngũ để thúc đẩy hiệu suất làm việc của tập thể. Ngoài ra, SI là còn những người có kỹ năng lắng nghe xuất sắc, dễ đồng cảm và luôn quan tâm đặc biệt đến cảm xúc của đồng đội.

SI thường chú trọng nhiều hơn vào công việc và hướng đến sự ổn định. Ngoài ra, họ thích làm việc nhóm và có khả năng trở thành những người lãnh đạo xuất sắc. Mặc dù có khả năng làm việc độc lập nhưng SI cũng cần sự cộng tác với người khác.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm SI:

- Nhà trị liệu.

- Nhân viên tư vấn.

- Quản trị nhân sự.

- Giáo viên.

- Cố vấn học tập.

6. Kỹ thuật viên (SC)

Nhóm tính cách SC là sự hòa trộn hoàn hảo giữa tính kiên định của nhóm S và sự tận tâm trong nhóm C. Mặc dù có tính logic cao nhưng họ không nhất thiết phải là chuyên gia về kỹ thuật hay công nghệ. Tuy nhiên, mọi người thường mô tả nhóm SC là những cá nhân bình tĩnh và đáng tin cậy trong mọi tình huống. Đặc biệt, những người có tính cách SC luôn thích lên kế hoạch và thiết lập các quy tắc, vì vậy mà họ rất thích hợp với các công việc chi tiết, đòi hỏi sự tỉ mỉ cao.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm SC:

- Kế toán viên.

- Nhà phân tích dữ liệu.

- Dược sĩ.

- Nhà khoa học.

7. Người làm nền tảng (CS)

Đúng như tên gọi thì nhóm CS là sự hòa quyện giữa tính tận tâm của nhóm C và ổn định của nhóm S. Do đó, họ có thể thấy hơi bị động hoặc e dè khi đối mặt với môi trường làm việc thay đổi. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm CS luôn có trách nhiệm, không bao giờ tìm cách trốn tránh những nhiệm vụ được giao và thường thể hiện sự khéo léo để hạn chế các xung đột không cần thiết.

CS có thể được mô tả là những người có xu hướng hay rụt rè, nhút nhát và họ cảm thấy thoải mái hơn khi không phải chủ động đặt câu hỏi. Chính vì thế mà khi giao tiếp với họ, việc đưa ra hướng dẫn cụ thể sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm CS:

- Nhà khoa học nghiên cứu.

- Quản trị cơ sở dữ liệu.

- Quản trị hệ thống.

- Kiểm soát viên không lưu.

8. Người cầu toàn (CD)

Người cầu toàn (CD) là những cá nhân mang trong mình tính tận tâm của nhóm C kết hợp cùng sự thống trị từ nhóm D. Do đó, họ thường thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến kết quả hơn là quá trình cũng như luôn quyết đoán để đưa ra những giải pháp triệt để. Trong thực tế, những ai thuộc nhóm CD sẽ vô cùng thích hợp để đảm nhận vị trí quản lý nhờ vào khả năng chỉ đạo và đưa ra định hướng chi tiết. Tuy nhiên, nhược điểm của nhóm CD là thường dễ trở nên nóng nảy khi không đạt được kỳ vọng.

Vậy nên khi giao tiếp với nhóm CD, bạn nên truyền đạt vấn đề một cách mềm mỏng và nhẹ nhàng để khuyến khích họ đạt được thành tích tốt hơn trong tương lai.

Một số nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm CD:

- Chuyên gia tư vấn kinh doanh.

- Giám đốc tài chính (CFO).

- Kiến trúc sư.

- Bác sĩ.

- Nhà quản lý.
 

4 nhóm tính cách DISC
 

Lợi ích của việc sử dụng mô hình DISC

Việc nắm bắt mô hình DISC là gì và biết cách phân loại các nhóm tính cách mang lại nhiều lợi ích cho môi trường làm việc lẫn cuộc sống, cụ thể:

1. Áp dụng mô hình DISC trong môi trường làm việc

Trong môi trường làm việc, DISC là một công cụ hữu ích hỗ trợ nhà quản trị thực hiện công tác đánh giá nguồn nhân lực cũng như tuyển dụng và quản lý nhân sự. Mô hình này không chỉ làm rõ ưu và nhược điểm của mỗi cá nhân mà còn phân tích phản ứng của họ khi đối mặt với thách thức hoặc làm việc nhóm. Nhờ đó, ban lãnh đạo dễ dàng cân nhắc để phân chia các nhiệm vụ sao cho phù hợp với khả năng và tính cách của từng người. Không chỉ vậy, hiểu rõ về tính cách của đồng đội giúp cá nhân tăng cường khả năng hợp tác và hiệu suất làm việc nhóm. Kết quả là, tinh thần đoàn kết trong tổ chức, công ty trở nên mạnh mẽ và bền vững hơn.

Ngoài ra, tôn trọng sự khác biệt và không phán xét cũng là một kết quả tích cực khi áp dụng mô hình nhóm tích cách DISC. Bởi lẽ mọi người sẽ nhận thức được rằng mỗi cá nhân đều đóng vai trò quan trọng và có vị trí riêng, không ai có quyền phán xét ai mà thay vào đó, tất cả đều cần cùng nhau đoàn kết để nâng cao hiệu suất công việc.

Một lý do khác để áp dụng DISC trong môi trường làm việc là mô hình này giúp nhà lãnh đạo quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Theo đó, họ có thể sử dụng thông tin về tính cách để tổ chức và phân công nhân sự sao cho hợp lý nhằm tận dụng tối đa nguồn lực, đồng thời tiết kiệm chi phí tuyển dụng cũng như đào tạo.

2. Áp dụng mô hình tính cách DISC trong cuộc sống

Trong cuộc sống, các cá nhân cũng được khuyến khích thực hiện bài test DISC để nâng cao nhận thức một cách khách quan nhất về bản thân. Bởi lẽ việc nhận biết điểm còn hạn chế của mình sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra các giải pháp hiệu quả khi đối mặt với xung đột.

Ngoài ra, hiểu rõ về điểm mạnh cũng giúp bạn nhanh chóng tiến đến thành công thay vì phải trải qua nhiều thử nghiệm và sai lầm. Khi bạn đã có cái nhìn sâu sắc về bản thân, bạn sẽ nhận ra mình đã vượt qua nửa chặng đường để đi đến đích cuối.

Có thể nói, các bài kiểm tra trắc nghiệm nhóm DISC được xem như là một hướng dẫn cho nhiều người, không chỉ áp dụng cho người đi làm mà còn dành cho lứa tuổi học sinh, sinh viên. Thông qua kết quả đánh giá, mỗi cá nhân có thể xây dựng hướng đi và chiến lược phát triển phù hợp.
 

4 nhóm DISC
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm DISC là gì và 12 nhóm tính cách được ẩn giấu trong mô hình. Hy vọng rằng những thông tin cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu đúng hơn về DISC cũng như biết cách sử dụng phương pháp này để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Mặt khác, mô hình DISC còn vô cùng hữu ích khi áp dụng trong công tác đánh giá nguồn nhân lực, quản lý nhân sự và tuyển dụng. DO đó, sẽ là điều tuyệt vời nếu nhà tuyển dụng và bộ phận quản lý có khả năng tích hợp mô hình DISC vào thực tế công việc một cách hiệu quả.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.