Sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì? Lựa chọn nào tốt nhất?

Trong bối cảnh thế giới đang dần chuyển mình và được vận hành bởi những nền tảng truyền thông xã hội thì KOL / KOC cũng trở thành chiến lược tiếp thị online hiệu quả cho các doanh nghiệp, góp phần tạo ra nhận thức sâu sắc về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Mặc dù đều cùng song hành với sản phẩm / dịch vụ nhưng KOL và KOC lại là hai khái niệm hoàn toàn không thể đánh đồng. Vậy KOL và KOC khác nhau như thế nào? Đâu là lựa chọn tốt nhất để bứt phá doanh số cho công ty? Cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây nhé!
 

Sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì? Lựa chọn nào tốt nhất?
 

KOL và KOC là gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu những điểm khác biệt giữa KOL và KOC là gì thì đầu tiên, chúng ta cần phải nắm rõ định nghĩa của hai khái niệm này.

1. KOL là gì?

KOL (key opinion leader) là những người nổi tiếng, thường có chuyên môn và tầm ảnh hưởng đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi nhắc đến KOL, người ta sẽ nghĩ ngay đến ngôi sao điện ảnh, đầu bếp nổi tiếng, diễn viên, người mẫu, ca sĩ,... hay những cá nhân nổi tiếng trên các nền tảng truyền thông xã hội. Thường thì doanh nghiệp sẽ chủ động hợp tác với KOL để họ trực tiếp sử dụng sản phẩm / dịch vụ và quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội.

2. KOC là gì?

KOC (key opinion consumer) là những người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ và chia sẻ những nhận xét, đánh giá khách quan, đồng thời mang tính chuyên môn nhất về chúng. Dù không nổi tiếng như KOL hay người đại diện thương hiệu nhưng KOC lại nhận được sự quan tâm và tin tưởng hơn từ phía cộng đồng. Vì vậy mà các nhãn hàng, doanh nghiệp ngày nay thường ưa chuộng thuê KOC quảng bá sản phẩm / dịch vụ với mục tiêu tăng cường sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Lúc này, nhiệm vụ chính của các KOC là nhận và dùng thử các sản phẩm / dịch vụ, sau đó thực hiện đánh giá một cách chân thành, trung thực và không dựa trên một kịch bản nào cả.

Mặc dù không có số lượng người theo dõi lớn như KOL nhưng ý kiến đánh giá từ KOC lại có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua của người dùng. Hơn nữa, sức ảnh hưởng của KOC đối với quyết định mua sắm của khách hàng thường lớn hơn so với KOL. Đó là lý do vì sao trong mọi chiến dịch truyền thông marketing, doanh nghiệp không thể đánh giá thấp vai trò quan trọng của KOC.
 

KOC là gì?
 

So sánh điểm khác biệt giữa KOL và KOC

Trong những trở lại đây, với sự bùng nổ của các nền tảng tiếp thị trực tuyến từ TikTok, Facebook, Instagram đến sàn thương mại điện tử thì KOL và KOC cũng đang dần trở nên quan trọng trong lĩnh vực marketing online. Vậy KOL và KOC khác nhau như thế nào?

1. Số lượng người theo dõi

Ngày nay, mức độ nổi tiếng của KOL thường được đo lường thông qua số lượng người theo dõi trên các nền tảng truyền thông xã hội. Cụ thể: 

- Từ 10.000 đến 1 triệu followers được xếp vào nhóm Macro-influencers hay còn gọi với cái tên Celebrity. 

- Từ 5.000 đến 10.000 followers thuộc nhóm Micro-influencers.

- Từ 1.000 đến 5.000 followers là nhóm Nano-influencers.

Khác với KOL thì KOC lại không đặt nặng hay tập trung quá nhiều vào số lượng người theo dõi. Bởi lẽ dù KOC có lượng followers thấp hơn nhưng họ dễ dàng nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao hơn từ phía người tiêu dùng bởi những review chân thực, khách quan của mình.

2. Mức độ phổ biến

Với lượng người theo dõi đông đảo trên mạng xã hội, KOL vô cùng phù hợp để đảm nhận nhiệm vụ quảng bá sản phẩm / dịch vụ ở quy mô lớn. Đây được xem là lựa chọn lý tưởng cho những doanh nghiệp muốn nhanh chóng mở rộng phạm vi tương tác thương hiệu. 

Trái ngược lại, KOC là những người chủ động chi tiền của mình mua sản phẩm hoặc nhận hàng mẫu trực tiếp từ doanh nghiệp để trải nghiệm. Sau đó, họ sẽ chia sẻ đánh giá về sản phẩm, nhấn mạnh ưu - nhược điểm mà họ đã nhận thấy được thông qua những kiến thức chuyên môn của bản thân. Các KOC có thể nhận tiền hoa hồng bằng việc chia sẻ liên kết affiliate hoặc từ việc giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Nói chung, KOC tập trung vào các hoạt động như bán hàng và chăm sóc người tiêu dùng, tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng có phạm vi tương tác thấp.

3. Tính chuyên môn

KOL phải là những cá nhân có chuyên môn cao với kiến thức sâu rộng để xây dựng niềm tin và biết cách dẫn dắt người dùng. Ví dụ, trong ngành thời trang, KOL có thể là người mẫu chuyên nghiệp hoặc nhà thiết kế. Còn trong lĩnh vực mỹ phẩm, KOL thường là những chuyên gia da liễu, blogger nổi tiếng về làm đẹp, bác sĩ thẩm mỹ,....

Ngược lại, KOC không yêu cầu quá nhiều kiến thức chuyên môn sâu. Bởi lẽ họ đang đứng trên cương vị đại diện cho đội ngũ người mua hàng hay người tiêu dùng thực tế để trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ và chia sẻ đánh giá theo cá nhân của họ.
 

Phân biệt KOL và KOC
 

4. Mức độ tin cậy với khách hàng

Mặc dù KOL sở hữu chuyên môn cao nhưng người hâm mộ của họ cũng nhận thức được KOL đó đang hợp tác với thương hiệu nên độ tin cậy sẽ không cao. Thêm vào đó thì hiện nay, đã có nhiều Influencer chạy theo lợi ích cá nhân mà đưa ra những quảng cáo không trung thực và điều này cũng làm tăng sự hoài nghi từ phía người tiêu dùng. Khách hàng sẽ đặt ra câu hỏi: Liệu rằng sản phẩm có thực sự tốt như vậy hay đây chỉ là những lời có cánh?

Ngược lại, những đánh giá từ KOC lại nhận sự tin tưởng từ nhiều người dùng. Điều này xuất phát từ việc KOC không phụ thuộc vào yếu tố quảng cáo hay lợi ích thương mại. Các KOC sẽ sử dụng và đưa ra đánh giá dựa trên trải nghiệm cá nhân, không bị chi phối bởi kịch bản được nhãn hàng đề xuất.

5. Tính chủ động

KOL là những cá nhân có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng nên được các công ty, nhãn hàng đặc biệt chú ý và chủ động tiếp cận để mời họ về quảng cáo sản phẩm / dịch vụ. Thông thường, KOL sẽ nhận thanh toán tiền lương trực tiếp hoặc được chi trả bằng sản phẩm / dịch vụ mà họ quảng cáo.

Ngược lại với KOL thì KOC sẽ nắm quyền chủ động trong quá trình hợp tác, họ tự do lựa chọn sản phẩm để trải nghiệm và đưa ra đánh giá cũng như nhận xét mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tiền bạc. Hơn nữa, KOC thường tự mình tìm kiếm và liên hệ với các nhãn hàng, đề xuất hợp tác để đánh giá sản phẩm / dịch vụ của họ. Đây cũng là lý do tại sao những đánh giá từ KOC đều là chân thực, không tuân theo một kịch bản đã được chuẩn bị.

6. Liên kết thương hiệu và sự trung thành

KOLs thường được nhiều thương hiệu mời làm đại diện do có lượng người theo dõi đông đảo và sẽ nhận hoa hồng từ các công ty hợp tác đó. Đáng chú ý là KOL không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm, chỉ cần xuất hiện với chúng và họ thường tuân thủ theo quy tắc hợp đồng, không quảng cáo cho các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Ngược lại, KOC không bị ràng buộc bởi hợp đồng bởi họ là những người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, chia sẻ trải nghiệm của mình với người theo dõi trong cộng đồng. KOC có thể trải nghiệm và đánh giá hai sản phẩm tương tự từ các doanh nghiệp khác nhau mà không phân biệt công ty hay thương hiệu nào.

7. Chi phí

Các thương hiệu sẽ đầu tư nguồn lực để KOL quảng cáo sản phẩm của họ và sức ảnh hưởng của KOL trong quá trình bán hàng thường phụ thuộc vào lượng followers của họ. Do đó, KOL nào sở hữu lượng người theo dõi lớn sẽ có quyền lực đàm phán cao hơn.

Trái lại, KOC sử dụng và đánh giá sản phẩm với những động cơ thường không liên quan đến khía cạnh tài chính. Khác với KOL được thương hiệu tiếp cận, KOC tự chủ động tìm kiếm các thương hiệu để trải nghiệm sản phẩm và đưa ra đánh giá khách quan nhất từ góc nhìn của một khách hàng.
 

KOL và KOC là gì?
 

Tại sao KOC trở thành làn sóng mới trong chiến dịch marketing?

Xu hướng KOC bắt đầu nổi lên ở Trung Quốc từ năm 2019 và sau đó mở rộng ra trên khắp các nước châu Á và phương Tây, trở thành một kênh tiếp thị rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, Instagram, Youtube,.... Tại Việt Nam, các key opinion consumer nổi tiếng phải kể đến như Hà Linh (chuyên về mỹ phẩm), Kiên Review (tập trung vào đồ điện tử), Minh Ngọc (liên quan đến thời trang),....

Bạn có từng đọc bài đánh giá đồ ăn trên Facebook hay xem video review mỹ phẩm, quần áo trên TikTok chưa? Đó chính là những nội dung do các KOC tạo ra. Mặc dù xuất hiện sau so với KOL nhưng KOC đang ngày càng chứng tỏ mình là một xu thế tiếp thị đương đại khi trở thành làn sóng mới trong chiến dịch marketing, giúp doanh nghiệp:

- Nâng cao sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu: KOC đóng góp vào việc tăng cường niềm tin của người dùng đối với thương hiệu thông qua những chia sẻ chân thực về trải nghiệm sử dụng sản phẩm / dịch vụ. Những đánh giá này giúp người tiêu dùng nhận thức được thông tin đáng tin cậy và hỗ trợ họ trong quá trình đưa ra quyết định mua sắm. Ngoài ra, KOC còn có thể giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh uy tín để tăng cường lòng tin từ phía người dùng, từ đó thu hút khách hàng mới cũng như duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng hiện tại.

- Lan tỏa thông tin rộng rãi: KOC đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền thông tin về sản phẩm / dịch vụ bằng bài các review, đánh giá trên nền tảng truyền thông, website, blog,.... Những chia sẻ này có thể tiếp cận đến một lượng đông đảo khách hàng tiềm năng, từ đó gia tăng giá trị nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

- Ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua sắm của khách hàng: Bằng những chia sẻ về trải nghiệm sử dụng sản phẩm / dịch vụ của thương hiệu, KOC cũng tạo điều kiện để người tiêu dùng nhìn nhận món đồ mà họ định mua một cách chân thật, từ đó đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng và chính xác hơn. Đây cũng là một trong những lý do mà doanh nghiệp thường bị cháy hàng mỗi khi nhận được review tốt từ các KOC uy tín.

- Giảm chi phí quảng cáo: Hợp tác với KOC có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu nhiều chi phí quảng cáo, đặc biệt là khi những chia sẻ không lợi nhuận của key opinion consumer được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng truyền thông xã hội, blog, diễn đàn,..... Nhìn chung, sử dụng KOC là một giải pháp tiết kiệm chi phí trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Giá cả của KOC thường thấp hơn nhiều so với KOL nhưng thực tế lại chứng minh rằng KOC mang lại hiệu suất cao, gần gũi với người tiêu dùng và tạo ra hiệu quả quảng bá liên kết mạnh mẽ hơn.
 

KOC
 

Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng KOL và KOC?

Mặc dù nhiều nhãn hàng đã chủ động tìm hiểu KOL và KOC là gì, song vẫn chưa khai thác đúng đối tượng và chiến dịch để đạt được hiệu quả như mong đợi. Dưới đây là một số gợi ý giúp các nhãn hàng trở nên sáng suốt hơn trong việc lựa chọn giữa KOC và KOL cho chiến dịch marketing của mình.

1. Trường hợp doanh nghiệp nên hợp tác với KOL

Khi hợp tác với KOL, quan trọng nhất là lựa chọn cách thức và nền tảng phù hợp với mục tiêu của chiến dịch. Chẳng hạn như TikTok không phải là nền tảng thích hợp để sử dụng KOL như người mẫu hay ca sĩ cho những nội dung giới thiệu sản phẩm; trong khi đó thì Facebook, Instagram lại lý tưởng cho các bài đăng social post. Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy, KOL thích hợp với các thương hiệu từ trung đến cao cấp, có uy tín, sản phẩm chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vì vậy, KOL thường được ưu tiên sử dụng trong các chiến dịch khi:

Các chiến dịch ra mắt sản phẩm, cần độ phủ rộng

Một phương thức vô cùng hiệu quả cho các thương hiệu khi hợp tác với KOL là thiết lập quan hệ cộng tác và tài trợ liên tục cho các bài viết. Nếu doanh nghiệp của bạn ra mắt một sản phẩm mới, hãy gửi mặt hàng đó đến những người có tầm ảnh hưởng để họ đăng lên các phương tiện truyền thông. Đây là một cách hiệu quả để giới thiệu sản phẩm mới vì các KOL sẽ xây dựng nội dung độc đáo và chia sẻ đánh giá đó đến cộng đồng followers của họ, điều này sẽ làm tăng nhận thức về thương hiệu của bạn trên thị trường.

️Đại sứ, gương mặt thương hiệu

Hãy liên kết doanh nghiệp của bạn với KOL thông qua mối quan hệ đại sứ thương hiệu để tạo ra nhận thức vững chắc về thương hiệu trên quy mô lớn. Đặc biệt, nếu bạn lựa chọn đúng đại sứ thương hiệu phù hợp với cộng đồng khách hàng mục tiêu, chiến dịch quảng bá của bạn sẽ đạt đến hiệu quả tối đa.

2. Trường hợp doanh nghiệp nên sử dụng KOC

Mặc dù KOC không có lượng followers lớn như KOL nhưng ở thời điểm hiện tại, họ chính là một công cụ quan trọng để thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng. Do đó, KOC thích hợp với những thương hiệu muốn tăng cường niềm tin, nhận thức từ phía khách hàng, đồng thời kích thích quá trình chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng. Cần lưu ý rằng KOC có thể được áp dụng cho đa dạng sản phẩm từ phân khúc bình dân đến trung cấp nhưng tùy thuộc vào sự am hiểu của mình mà KOC sẽ phù hợp với những sản phẩm hoặc ngành hàng cụ thể.

Tăng niềm tin và nhận thức khách hàng

Thúc đẩy doanh thu trong thời gian ngắn bằng việc xây dựng niềm tin với các bài review chân thật của KOC đã trở thành một chiến lược phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công.

Hơn nữa, nhờ sự phát triển của các Facebook Group và nền tảng TikTok mà nghề key opinion consumers cũng ngày càng trở nên phổ biến. Nhiệm vụ chính của KOC là thử nghiệm sản phẩm và chia sẻ feedback, đánh giá của mình. Hiện nay, có những tài khoản TikTok nổi tiếng như Baby Kopohome hay Anh Kiên review,... điều này cho thấy KOC không chỉ có ảnh hưởng không thua kém so với KOL mà còn mang lại hiệu quả đáng kể trong việc tăng niềm tin và nâng cao nhận thức từ cộng đồng.

Điều hướng khách hàng về website, sàn TMĐT

Tiếp thị liên kết có ảnh hưởng đang trở thành một chiến lược hiệu quả khi thương hiệu hợp tác với KOC để điều hướng khách hàng về website, sàn thương mại điện tử của bạn. Trong affiliate marketing, Influencer sẽ nhận một mức phần trăm hoa hồng trong tổng doanh thu phát sinh từ sự ảnh hưởng và nội dung của họ. 
 

KOL và KOC khác nhau như thế nào?
 

Một số câu hỏi thường gặp về KOL và KOC

Ngoài việc phân tích sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì cùng những thông tin đã chia sẻ trên thì dưới đây, chúng tôi cũng sẽ giải đáp cho bạn một số thắc mắc thường gặp về hai thuật ngữ này, cụ thể:

1. Đâu là các nền tảng phổ biến của KOC?

Với sự phát triển của Internet toàn cầu, mạng xã hội đã trở thành một công cụ hàng đầu, giúp con người dễ dàng kết nối, chia sẻ và tương tác với nhau. Đồng thời, đây cũng là môi trường thuận lợi để kiếm thêm thu nhập thông qua việc đăng bài review về sản phẩm / dịch vụ. Hiện nay, có nhiều nền tảng xã hội và kênh truyền thông mà KOC sử dụng để chia sẻ kinh nghiệm cũng như đánh giá về sản phẩm / dịch vụ của thương hiệu, trong đó có TikTok, Facebook, Instagram, YouTube, Shopee,....

2. Làm thế nào để đánh giá một KOC phù hợp với thương hiệu?

Sau khi đã hoàn thành xuất sắc các công việc cần thiết để thu hút KOC tiềm năng, bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện là xem xét và lựa chọn những KOC tiềm năng nhất. Để làm được điều này thì bạn có thể tham khảo các tiêu chí nổi bật sau đây:

- Tính liên quan (Relevant): chỉ số đo lường mức độ phổ biến của nội dung mà KOC đã đăng tải trên nền tảng mạng xã hội cá nhân của họ.

- Hiệu suất (Performance): dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động truyền thông sản phẩm mà KOC đang thực hiện, xác định xem liệu rằng chúng có đóng góp vào việc thúc đẩy doanh thu cho thương hiệu hay không.

- Tăng trưởng (Growth): đo lường mức độ lan tỏa của KOC, đảm bảo rằng họ sẽ cung cấp những thông tin mới nhất về sản phẩm theo xu hướng của thị trường.

3. Xu hướng chuyển dịch từ KOL sang KOC tại Việt Nam đang diễn ra thế nào?

Với bối cảnh mạng xã hội phát triển như hiện nay, khi khách hàng muốn mua sản phẩm nào đó, họ thường sẽ tìm đọc các bài review đánh giá của những người đã từng trải nghiệm mà điển hình là KOC. Nếu KOL hỗ trợ thương hiệu tăng cường độ phủ sóng trên thị trường thì vai trò của KOC lại nằm ở quyết định mua hàng và khả năng thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Trong hai vai trò này, hiệu quả của chiến lược marketing chỉ có thể tối ưu khi KOL, KOC được sử dụng và tích hợp một cách thông minh. Hiện nay, nhiều thương hiệu đặc biệt chọn kết hợp KOL và KOC trong các chiến lược tiếp thị của mình để tạo ra những "cú hit" và lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến người tiêu dùng mục tiêu. Có ba lý do chính khiến thị trường Việt Nam đang dần chuyển dịch từ KOL sang KOC:

- Tính xác thực: So với KOL, KOC mang tính chân thực và cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn, tạo nên niềm tuyệt đối từ phía người tiêu dùng. Không chỉ thế mà những đánh giá tích cực từ KOC công tâm còn hỗ trợ cải thiện hình ảnh thương hiệu, giúp doanh nghiệp định hình xu hướng tiêu dùng, cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.

- Tiết kiệm chi phí: Nếu KOL nhận được chi phí booking dựa trên độ nổi tiếng của mình thì đối với KOC, bạn sẽ chỉ phải trả một khoản tiền hoa hồng khi có đơn hàng hoặc mức độ tương tác mà họ tạo ra. Điều này giúp giảm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp và tạo ra cơ hội tiết kiệm ngân sách tiếp thị.

- Tăng doanh thu hiệu quả: Bạn có thể chủ động gửi sản phẩm của mình cho KOC và yêu cầu họ trải nghiệm, đưa ra đánh giá, từ đó thu được đơn hàng thực tế sau mỗi chiến dịch. Những review chân thực trên các nền tảng mạng xã hội như bài viết, hình ảnh, video,... mang lại trải nghiệm thực tế cho người dùng, thúc đẩy quyết định mua hàng và tăng doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp.
 

KOL KOC
 

Trên đây là nội dung mà Phương Nam 24h đã tổng hợp nhằm chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về KOL / KOC - hai hình thức marketing online hot nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể phân biệt sự khác nhau giữa KOL và KOC là gì, từ đó biết cách khai thác những đối tượng phù hợp, hoạch định chiến lược booking, quảng bá sản phẩm để đạt được hiệu quả tiếp thị như mong đợi.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.  
Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là bước quan trọng mà mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua để định hình chiến lược kinh doanh cũng như tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.