Mở tiệm nail nhỏ và những kinh nghiệm đắt giá cho người mới

Trong bối cảnh xu hướng làm đẹp ngày một tăng cao thì mở tiệm nail nhỏ cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn để khởi nghiệp làm giàu. Bởi lẽ công việc này khá đơn giản cũng không yêu cầu phải đầu tư quá nhiều chi phí và bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh với một tiệm nail nhỏ ngay từ bây giờ. Vậy nên nếu bạn yêu thích nghề nail, muốn tự chủ tài chính nhưng lại băn khoăn chưa biết bắt đầu từ đâu và mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn thì trong bài viết này đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm đắt giá để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về chi phí và công việc cần thực hiện khi khởi nghiệp với một tiệm nail nhỏ.
 

Mở tiệm nail nhỏ và những kinh nghiệm đắt giá cho người mới
 

Mô hình kinh doanh tiệm nail nhỏ thường có những đặc điểm gì?

Với tính đặc thù của mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đặc biệt dành cho phụ nữ, yếu tố quyết định việc khách hàng có ghé thăm tiệm nail nhỏ của bạn hay không chủ yếu phụ thuộc vào không gian, trang thiết bị và cơ sở vật chất. Dĩ nhiên, dù là mô hình kinh doanh nào đi chăng nữa thì nếu không gian lộn xộn và thiếu vệ sinh, chắc chắn khách hàng sẽ không muốn bước vào hay quay trở lại lần thứ hai.

Ngoài ra, đối tượng khách hàng mục tiêu chủ yếu của các cơ sở là chị em phụ nữ có nhu cầu sử dụng những dịch vụ làm đẹp. Họ cần sự tư vấn và hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có khả năng giao tiếp và thấu hiểu khách hàng cũng như có gu thẩm mỹ tốt. Vì là công việc liên quan đến vẻ ngoại hình nên thẩm mỹ của nhân viên là vô cùng quan trọng. Đặc biệt ở các mô hình tiệm nail nhỏ, nếu thợ có kỹ thuật cao thì cửa hàng của bạn càng có cơ hội được giới thiệu bởi khách hàng quen thân và việc mở rộng quy mô kinh doanh chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ngoài làm nail, những cơ sở làm đẹp hiện nay còn cung cấp các dịch vụ gia tăng như gội đầu, chăm sóc da mặt, trang điểm, làm tóc, massage, nối mi,.... Với sự đa dạng này, hội chị em có thể trải nghiệm đồng thời nhiều dịch vụ tại cùng một địa điểm mà không cần phải tốn thời gian di chuyển và điều này cũng cho tiệm nail gia tăng doanh thu, lợi nhuận.
 

Mở tiệm nail nhỏ
 

Những điều cần chuẩn bị trước khi mở tiệm nail

Để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng và tối ưu hóa khả năng kinh doanh, bạn cần chuẩn bị một kế hoạch chi tiết, rõ ràng từ việc sử dụng nguồn vốn sao cho cân đối đến những kiến thức quản lý và vận hành tiệm nail hiệu quả. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn về những điều quan trọng cần chuẩn bị khi bắt đầu mở tiệm nail nhỏ.

1. Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu

Không chỉ riêng lĩnh vực làm đẹp, quá trình nghiên cứu thị trường được đánh giá là bước không thể thiếu trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào. Ở một góc nhìn tổng thể, bạn nên tìm hiểu để đáng giá xu hướng phát triển hiện tại của ngành nail là gì cùng với các yếu tố kinh tế, xã hội và pháp lý liên quan.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về đối thủ trong phạm vi địa bàn kinh doanh cũng là một phần quan trọng không thể bỏ qua. Bạn cần tìm hiểu về các tiệm nail đang hoạt động tại khu vực mình dự định kinh doanh, họ đang cung cấp dịch vụ gì, giá cả, chất lượng ra sao và điểm mạnh / yếu của họ. Sau khi đánh giá chi tiết về đối thủ, bước tiếp theo là xác định rõ chân dung khách hàng mục tiêu của bạn. 

Như đã nhấn mạnh ở trên, đa số khách hàng tiềm năng của ngành nail là phụ nữ, tuy nhiên bạn cũng cần xác định đối tượng cụ thể để xây dựng phong cách quán, trang trí và triển khai chiến lược tiếp thị hiệu quả. Bạn có thể dựa vào các yếu tố như độ tuổi, thu nhập, sở thích và các yếu tố khác để định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất. 

2. Kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề

Tiếp theo, một yếu tố không thể thiếu để bắt đầu kinh doanh và đồng thời quyết định tiệm nail có thành công hay không chính là sự am hiểu, kinh nghiệm và tay nghề. Vì vậy, việc đào tạo về nghề nail cũng là một phần quan trọng, đòi hỏi bạn phải tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng và sau đó có khả năng chia sẻ kiến thức này với đội ngũ nhân viên của mình.

Ngoài ra, bạn nên thử trải nghiệm làm việc thực tế tại các tiệm nail trước khi bắt đầu công việc kinh doanh riêng. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt rõ hơn về các hoạt động hàng ngày của một tiệm nail và làm giàu thêm kinh nghiệm cũng như kỹ năng thực tế trong lĩnh vực này.

3. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh tiệm nail

Việc đặt cửa hàng ở đâu phải được xem xét cẩn thận vì đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của tiệm nail. Bạn nên chọn mặt bằng ở những vị trí đông đúc nhưng khu dân cư, khu chợ, khu nhà trọ,... có thể ở trong ngõ nhưng phải dễ thấy, dễ tìm và an ninh. Tuy nhiên, cần tránh mở cửa tiệm trực tiếp trên mặt tiền các con đường lớn bởi lẽ nơi đây không chỉ ít khách mà chi phí mở tiệm nail còn cao, điều này gây ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được. Ngoài ra, nếu có khả năng mở tiệm nail ngay tại nhà thì bạn sẽ tiết kiệm được một khoảng lớn chi phí.

Với các tiệm nail quy mô vừa và nhỏ, diện tích không cần quá rộng, khoảng từ 25 đến 30m2 được xem là phù hợp. Tuy nhiên, ngay cả khi tiệm nhỏ, mặt bằng vẫn cần đáp ứng một số tiêu chí như dễ tìm kiếm, giao thông thuận tiện và có chỗ đậu xe.
 

Chi phí mở tiệm nail
 

4. Chuẩn bị vốn mở tiệm nail nhỏ

Mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn luôn là vấn đề được mọi người quan tâm hàng đầu, nhất là những bạn trẻ mới khởi nghiệp với nguồn tài chính hạn chế. Thực tế thì khi kinh doanh nghề nail, bạn cần chuẩn bị ngân sách ban đầu để thuê mặt bằng, mua đồ dùng, trang thiết bị, máy móc, chi phí vận hành, lượng nhân công, quảng cáo, tiếp thị,.... Tùy thuộc vào vị trí địa lý, quy mô kinh doanh, đối tượng khách hàng, trang trí, thiết kế của tiệm,... mà vốn mở tiệm nail nhỏ có thể dao động từ vài chục cho đến vài trăm triệu đồng.

Chi phí cố định khi mở tiệm nail

Chi phí cố định là số tiền mà doanh nghiệp phải trả để duy trì hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Trong trường hợp mở tiệm nail nhỏ, chi phí cố định bao gồm những khoản tiền sau:

- Mặt bằng: để tiệm nail hoạt động hiệu quả, bạn nên chọn những vị trí gần các khu dân cư, gần chợ, văn phòng và dễ tìm thấy nếu ở trong hẻm, tránh thuê mặt bằng ở các đường lớn bởi vì nơi đây thường ít khách nhưng chi phí lại cao. Để tiết kiệm tối đa thì ngân sách cho mặt bằng nên dao động từ 8 - 15 triệu đồng / tháng.

- Biển hiệu: để thu hút sự chú ý của hội chị em, việc có một biển hiệu đẹp là yếu tố then chốt khi mở tiệm. Trên bảng hiệu, bạn cần đảm bảo ghi đầy đủ thông tin về tên thương hiệu, logo, hình ảnh dịch vụ, số điện thoại và địa chỉ. Với chi phí khoảng từ 3 - 7 triệu đồng là bạn đã có thể tạo ra một bảng hiệu ấn tượng để tăng cường hiệu quả quảng cáo cho tiệm của mình.

- Name card, menu, voucher: số lượng card visit cần in dao động từ 4 - 5 hộp, menu bảng giá từ 3 - 5 quyển và voucher khoảng 200 tờ. Đối với chi phí in ấn, bạn nên sử dụng loại giấy thường phải để tối ưu hóa chi phí. Ngân sách cho mục này được đánh giá ít nhất là từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng.

- Cơ sở vật chất: bao gồm thiết bị chiếu sáng, trang trí nội thất, tủ kệ, quầy thu ngân, bàn ghế, giường,... số lượng bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào quy mô của tiệm nhưng ngân sách dao động từ 70 - 80 triệu đồng.

- Dụng cụ, thiết bị làm nail: bao gồm bộ sơn móng tay, đồ trang trí, dụng cụ làm móng, máy móc,... với chi phí đầu tư từ 30 - 50 triệu đồng. Với đồ nghề này thì bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm chất lượng để tạo dựng uy tín và khách hàng trung thành.

Chi phí không cố định

Trong quá trình hoạt động, bạn cần chi trả những khoản chi phí không cố định để giải quyết các vấn đề phát sinh theo từng tháng. Đối với mô hình mở tiệm nail nhỏ, những chi phí này chủ yếu bao gồm:

- Lương nhân viên: trong giai đoạn khai trương, việc tuyển dụng nhân viên cần linh hoạt theo lượng khách đến để giảm thiểu chi phí lương và mức thanh toán nên phụ thuộc vào tay nghề của từng nhân viên. Với những người có kỹ năng cao thì mức lương có thể dao động từ 5 - 10 triệu. Nhân viên học việc trong tiệm có mức lương từ 3 - 5 triệu và nhân viên làm việc theo giờ có thể nhận được từ 1,5 - 2 triệu đồng.

- Truyền thông marketing: để tạo nên nhận thức về thương hiệu và các dịch vụ, hoạt động quảng bá truyền thông là một trong những chiến lược cần phải có. Mức đầu tư cho quảng bá có thể biến động từ 5 - 30 triệu, đây là một con số có vẻ không nhỏ nhưng sẽ đáng đầu tư để tiệm có thể thu hút một lượng khách đông đảo hơn.

- Chi phí khác: gồm các khoản như Internet, tiền điện, nước,... với mức chi từ 8 - 12 triệu đồng / tháng.

Từ những chi phí được nêu trên, chắc hẳn bạn đã phần nào nắm rõ về việc mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn đúng không nào? Theo đó, tổng chi phí dự tính để mở tiệm nail nhỏ ước chừng dao động khoảng từ 90 - 180 triệu đồng cho vốn đầu tư ban đầu. Ngoài ra, để đối mặt với những chi phí phát sinh, bạn cũng cần một khoảng dự trừ hàng tháng từ 10 - 20 triệu đồng.

5. Chuẩn bị giấy phép kinh doanh tiệm nail

Cuối cùng, để khai trương cửa hàng nail, bạn cũng đừng quên chuẩn bị giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan khác như chứng nhận hoàn thành khóa học nail cơ bản hoặc nâng cao, chứng chỉ hành nghề nail do các trung tâm đào tạo uy tín cấp. Nếu bạn chỉ điều hành mà không tham gia trực tiếp vào công việc thì bạn cần chứng minh rằng những nhân viên của bạn đều có chuyên môn và chứng chỉ hành nghề đầy đủ.
 

Mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn
 

Những dụng cụ, thiết bị không thể thiếu khi mở tiệm nail

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ và tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, việc trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị cần thiết là vô cùng quan trọng. Dưới đây là danh sách các vật dụng mà bạn cần có khi mở tiệm nail nhỏ:

1. Làm biển hiệu cho tiệm nail

Như đã nhấn mạnh ở trên, để tạo sự dễ nhận biết và thu hút khách hàng cho cửa hàng, việc đầu tư vào thiết kế biển hiệu là rất quan trọng. Ngoài việc thêm vào đầy đủ thông tin thì thiết kế cần tuân theo các tiêu chuẩn phù hợp cho mục đích thương mại và đồng thời, phải mang lại ấn tượng thẩm mỹ cho mọi đối tượng khách hàng.

2. Nội thất trang trí tiệm nail

Đối với những người mới bắt đầu kinh doanh tiệm nail thì sẽ có rất nhiều cơ sở vật chất và vật dụng trang trí nội thất lớn nhỏ cần mua. Vì vậy, đừng vội vàng, bạn hãy lập một danh sách cụ thể để đảm bảo sự cân đối chi phí và không bị bỏ sót bất kỳ món đồ nào.

Quầy lễ tân

Tùy vào quy mô của tiệm mà việc đầu tư vào quầy lễ tân có thể cần hoặc không cần thiết. Trong trường có thiết kế quầy lễ tân, bạn có thể lựa chọn các mẫu quầy hình chữ J hoặc hình chữ nhật là phù hợp. Quầy tiếp tân sẽ là nơi thu tiền, để máy tính, đồ văn phòng nhỏ,... và mọi đồ vật cần được tổ chức một cách ngăn nắp để chào đón khách hàng. Đồng thời, việc bổ sung các kệ trang trí đẹp mắt cũng quan trọng để tạo điểm nhấn cho không gian tiệm nail. Đừng quên chuẩn bị thêm ít nhất một hoặc hai giá sách và tạp chí để khách hàng có thể giải trí trong thời gian chờ đợi.

Sofa, bàn trà tiếp khách

Ghế sofa, bàn trà là nơi để khách thư giãn trong khi chờ đợi làm móng và tư vấn, góp phần mang lại ấn tượng tích cực cho khách hàng. Vậy nên bạn cần tối ưu hóa khu vực này bằng cách sắp xếp các vật dụng sao cho thoải mái và tạo cảm giác thân thiện.

Ngoài ra, chất liệu của ghế nên là vải, nhung nỉ mềm mại hoặc những loại vật liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi ngồi. Bàn trà tiếp khách cũng cần có diện tích đủ lớn để có thể trưng bày bình hoa, bảng giá và phục vụ đồ uống cho các chị em.

Ghế ngồi cho khách làm nail

Để tạo ra không gian thẩm mỹ và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách hàng, nhiều tiệm nail hiện nay không chỉ đầu tư vào việc cải thiện chất lượng ghế ngồi mà còn kết hợp các tính năng tiện ích. Điều này bao gồm việc lót nệm cho ghế ngồi, tích hợp chức năng massage và thiết kế tay tựa hai bên nhằm mang lại sự thoải mái cao nhất cho khách hàng.

Bàn làm nail và gối kê tay

Đối với bàn làm móng tay, bạn nên chọn chất liệu đá cẩm thạch hoặc kính cường lực bởi lẽ vật liệu này không chỉ tạo điểm sáng cho không gian và còn dễ dàng vệ sinh dễ dàng hơn. Ngoài ra, hãy bố trí đèn UV Gel để chiếu sáng để làm tăng hiệu quả của quá trình làm móng và nâng cao tính thẩm mỹ cho tiệm nail. Bên cạnh đó, một chiếc gối kê tay mềm mại và êm ái cũng sẽ khiến chị em cảm thấy hài lòng hơn với dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn.
 

Mở tiệm nail
 

Kệ để sơn móng tay, tủ đựng đồ nail

Các đồ dùng để làm nail thường đa dạng từ sơn móng tay, phụ kiện trang trí đến các dụng cụ cắt, vẽ và máy móc khác nhau. Để tránh tình trạng thất lạc đồ đạc và khó khăn khi tìm kiếm thì việc bố trí và lắp đặt kệ, tủ đựng đồ là vô cùng quan trọng. Kệ chứa sơn móng tay cần đủ rộng và có thể chứa được nhiều loại sơn với hình dạng, kích thước và màu sắc đa dạng. Tủ đựng dụng cụ nail cũng cần được thiết kế với nhiều ngăn khác nhau, kèm theo việc gắn tên của dụng cụ và thiết bị bên ngoài để phân loại cũng như thuận tiện trong quá trình tìm kiếm.

Xe đẩy đồ nghề làm nail chuyên dụng

Sử dụng xe đẩy trong quá trình làm nail sẽ giúp nhân viên dễ dàng di chuyển các lọ sơn, dụng cụ và máy móc nhanh chóng hơn. Như chúng ta đã biết, quá trình sơn, sửa móng tay hay móng chân đòi hỏi sự sử dụng nhiều công cụ khác nhau và bạn không thể cầm tất cả chúng chỉ với hai bàn tay. Đó là lý do tại sao việc trang bị một chiếc xe đẩy đồ nghề làm nail trở nên cực kỳ quan trọng, giúp bạn giải quyết mọi sự bất tiện, đồng thời tăng cường chất lượng và chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ khách hàng.

3. Sơn gel, mẫu nail, máy móc

Sơn gel mẫu nail, máy móc được coi là những thứ không thể thiếu khi quyết định mở một tiệm nail dù quy mô nhỏ hay lớn. Việc cung cấp một loạt các màu sắc đa dạng sẽ giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân. Khi chọn màu, lưu ý đầu tư vào các gam màu phù hợp với tone da bàn tay của khách hàng, tránh chọn lựa dựa trên cảm tính vì khẩu vị thẩm mỹ của mỗi người là không giống nhau. 

Bên cạnh đó, không tất cả khách hàng đều có móng tay dài để làm đẹp nên bạn cần chuẩn bị các bộ mẫu móng giả để đáp ứng nhu cầu đa dạng của họ. Ngoài ra, việc đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ quá trình làm móng như máy hơ gel là điều vô cùng cần thiết.

4. Dụng cụ và đồ nghề làm móng cơ bản

Các dụng cụ và đồ nghề như bấm móng tay, kéo cắt da, tăm bông, nước tẩy móng, nhíp, dũa, dụng cụ đẩy móng, đèn led,... đều là những vật dụng không thể thiếu trong một tiệm nail. Đồng thời, để nâng cao chất lượng dịch vụ, bạn cũng có thể thêm đèn LED giúp làm khô móng tay sau khi đánh bóng, tránh tình trạng lem móng khi khách hàng phải ngồi chờ đợi quá lâu.

5. Giường spa, nối mi, phun xăm, giường gội đầu, khăn, drap, gối, rèm

Hiện nay, hầu hết các tiệm nail đều tích hợp nhiều dịch vụ spa như nối mi, phun xăm, gội đầu, chăm sóc da mặt,... để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và đồng thời nâng cao lợi nhuận. Do đó, ngoài việc chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc làm nails, bạn nên sắm thêm một số thiết bị phục vụ cho những dịch vụ kết hợp, chẳng hạn như khăn, giường spa, giường gội đầu, drap, gối, rèm,.... 

6. Đồ phụ trợ

Bên cạnh việc chuẩn bị đồ nghề làm móng cần thiết và các thiết bị kể trên thì tiệm nail còn cần trang bị thêm những món đồ phụ trợ như thảm nhung, máy lạnh, quạt, máy tính, đèn, bình nước, chổi, dép, tranh ảnh,... để gia tăng trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng.

7. Các thiết bị vệ sinh

Để khai trương một tiệm nail chất lượng, bạn cũng đừng quên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh cho mọi đồ dùng làm móng. Lưu ý rằng các thiết bị này cần phải hiện đại, có khả năng tiệt trùng mạnh mẽ để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng từ các loại sơn móng và tránh tình trạng lây lan bệnh về da cho khách hàng.
 

Vốn mở tiệm nail nhỏ
 

Hướng dẫn vận hành và quản lý tiệm nail chuyên nghiệp

Để có chiến lược kinh doanh mạnh mẽ cũng như hiệu quả, bạn nên nắm vững các bí quyết vận hành và quản lý tiệm nail thông qua những hướng dẫn dưới đây:

1. Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên tiệm nail 

Nhân viên không chỉ đơn thuần là những người thay thế bạn trong việc cung cấp dịch vụ làm nail mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng. Do đó, việc tuyển chọn những thợ làm nail có bằng cấp và kỹ năng tay nghề xuất sắc là ưu tiên hàng đầu để làm cho tiệm của bạn trở nên chuyên nghiệp. Trong giai đoạn đầu, nếu tiệm chưa có nhiều công việc, bạn có thể thuê nhân viên học việc để giảm chi phí mà vẫn đảm bảo sự chất lượng.

Trong quá trình hoạt động, hãy thiết lập một kế hoạch đào tạo có hệ thống để nâng cao kỹ năng của nhân viên. Hơn nữa, lĩnh vực làm đẹp có xu hướng thay đổi nhanh chóng, vì vậy việc cập nhật kiến thức là quan trọng để tiếp tục cạnh tranh và giữ chân khách hàng. Đồng thời, bạn nên tạo sự đồng bộ bằng cách yêu cầu nhân viên mặc đồng phục và đeo tạp dề, không chỉ tăng tính chuyên nghiệp mà còn tạo ấn tượng tích cực đối với những vị khách ghé thăm.

2. Xây dựng tiệm nail trên các kênh online

Trong thời đại kinh doanh trực tuyến đang làm chủ toàn cầu, nếu không thay đổi để phù hợp với xu hướng hiện đại, bạn sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với các đối thủ. Ngày nay, có nhiều phương tiện mà bạn có thể sử dụng để xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trên Internet như website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok,...), blog cá nhân,... Tại các hệ thống kinh doanh online này, bạn có thể đăng bài, đăng sản phẩm, video, chia sẻ nội dung, livestream, quảng cáo trực tuyến, thuê KOL,... để giới thiệu về tiệm nail của mình đến khách hàng mà không tốn kém nhiều chi phí.

3. Lên kế hoạch marketing thu hút khách hàng cho tiệm nail

Với bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, sử dụng các kênh truyền thông là một biện pháp hiệu quả giúp tăng cường sự nhận thức về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn. Trong lĩnh vực cửa hàng làm đẹp như tiệm nail, một phương thức tiếp thị phổ biến nhất hiện nay chính là truyền miệng. Nếu bạn mang đến dịch vụ chất lượng và luôn cập nhật các mẫu nail mới để đáp ứng nhu cầu, đảm bảo rằng khách hàng sẽ chia sẻ trải nghiệm tích cực đến với bạn bè và người thân của họ.

Tuy nhiên, để đạt được điều này, trước hết bạn cần tăng cường độ nhận diện trên thị trường thông qua các chiến lược tiếp thị phù hợp. Việc xây dựng website, Fanpage, Instagram hay quay video trên TikTok là những cách tốt để quảng bá sản phẩm nail và chia sẻ những đánh giá thực tế từ khách hàng. Đồng thời, đừng quên duy trì website của mình với các nội dung mới và thường xuyên cập nhật ưu đãi như voucher, giảm giá hay chính sách tích điểm để khách hàng có động lực quay lại lần sau.

4. Chăm sóc khách hàng tận tình, chuyên nghiệp

Ngoài việc có khả năng vẽ các bộ móng đẹp thì thái độ phục vụ của nhân viên cũng là một yếu tố quan trọng mang đến sự hàng lòng cho khách hàng. Trong đó, việc tạo cơ hội thoải mái trò chuyện cùng khách hàng được xem là một phương thức giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.

Nếu quan sát kỹ, khi đến bất kỳ tiệm nail nào, bạn sẽ nhận thấy hình ảnh những người thợ vừa làm móng vừa tận tâm lắng nghe, chia sẻ và trò chuyện với khách hàng. Luôn giữ cho khách hàng cảm thấy thoải mái khi bước chân vào tiệm của bạn và thậm chí sau khi rời đi là chìa khóa để họ trở lại sử dụng dịch vụ của bạn trong những lần tiếp theo.
 

Mở tiệm nail cần bao nhiêu tiền
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm đắt giá cho người mới bắt đầu khởi nghiệp với một tiệm nail nhỏ. Nhìn chung, ngành công nghiệp làm đẹp, đặc biệt là lĩnh vực nail, đang có tiềm năng phát triển lớn mạnh nhưng đi kèm với nó luôn là sự cạnh tranh khốc liệt. Do đó, bạn cần phải liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình, đồng thời xây dựng một chiến lược hoạch định chi tiết, rõ ràng để đạt được thành công và tự tin hơn khi thực hiện các ý tưởng kinh doanh.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.