Thị hiếu là gì? Hướng dẫn xác định thị hiếu khách hàng

Thị hiếu là một thuật ngữ đã trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị. Đơn giản, khái niệm này đề cập đến sở thích và sự ưa chuộng của khách hàng đối với một kiểu cách cụ thể mà họ sử dụng hàng ngày. Việc nắm bắt thị hiếu của người dùng là rất quan trọng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận cũng như thu hút khách hàng tiềm năng, dựa trên việc sản xuất và phân phối các sản phẩm phù hợp với sự ưa thích đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, thị hiếu không đồng đều mà thường có các biến thể khác nhau trên thị trường. Vậy thị hiếu là gì và tại sao lại có tầm quan trọng đặc biệt như thế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm này cũng như các phương pháp nghiên cứu, phân tích thị hiếu khách hàng hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.
 

Thị hiếu là gì? Hướng dẫn xác định thị hiếu khách hàng
 

Thị hiếu là gì?

Thị hiếu có thể hiểu đơn giản là sở thích và sự ưa chuộng của con người trong một khoảng thời gian cụ thể đối với thứ gì đó như phong cách sống, thời trang, sản phẩm, dịch vụ,.... Vậy nên thuật ngữ này thường được dùng để mô tả xu hướng yêu thích của cá nhân, triển vọng về thẩm mỹ và cách mỗi người đánh giá các yếu tố liên quan đến nghệ thuật, thiết kế, văn hóa và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Điều này bắt nguồn từ mong muốn được thỏa mãn các yêu cầu của giác quan, đặc trưng bởi xu hướng ngày càng đề cao tính thẩm mỹ, tiện lợi và hoàn hảo. 

Bên cạnh đó, khái niệm này cũng thể hiện sự đa dạng về nhu cầu cá nhân và niềm yêu thích riêng của từng người. Bởi vì thị hiếu thường sẽ gắn liền với môi trường sống, cá tính và sở thích của mỗi người về hành vi, ứng xử, văn học, nghệ thuật, các sản phẩm tiêu dùng,.... 

Thị hiếu không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn những thứ người dùng yêu thích mà còn ảnh hưởng đến cách họ đánh giá sản phẩm / dịch vụ. Như vậy, doanh nghiệp có thể thông qua việc nắm bắt thị hiếu khách hàng để cung cấp tư vấn và gợi ý, từ đó giúp tìm ra giải pháp tốt nhất và thỏa mãn mong muốn của họ. 

Một số ví dụ về thị hiếu

Trong cuộc sống hàng ngày, thị hiếu đóng vai trò quan trọng giúp con người đưa ra các quyết định thông minh cũng như chọn lựa những sản phẩm phù hợp với phong cách và xu hướng. Tuy nhiên thì thực tế, tùy thuộc vào ngữ cảnh mà thị hiếu sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Để hiểu hơn về điều đó thì bạn cần nắm rõ hai khía cạnh phổ biến nhất của thị hiếu là thẩm mỹ và khách hàng.

1. Thị hiếu khách hàng

Thị hiếu khách hàng hay còn gọi là thị hiếu của người tiêu dùng, đề cập đến nhu cầu của một người khi họ muốn tiếp cận, sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. 

Ngày nay, cá nhân và doanh nghiệp luôn nỗ lực để hiểu rõ thị hiếu của khách hàng nhằm cung cấp cho họ các giải pháp phù hợp. Điều này cũng giúp nhà cung cấp nắm bắt nhu cầu của người dùng, biết họ cần gì, muốn gì, từ đó đưa ra lời khuyên chân thành và tiếp nhận các đánh giá để cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hiệu quả hơn.

2. Thị hiếu thẩm mỹ

Thị hiếu thẩm mỹ là khả năng của con người để nhận biết và đánh giá tính chất đẹp - xấu của một thứ gì đó. Đây cũng là hiện tượng có ảnh hưởng từ xã hội và lịch sử, bao gồm các yếu tố dân tộc, giai cấp, nhân loại,.... Những người có thị hiếu thẩm mỹ phát triển tốt sẽ biết cách phân biệt rạch ròi giữa cái đẹp và cái xấu. Họ có khả năng tận hưởng và trải nghiệm sự thú vị của cái đẹp và tránh xa những thứ được xem là lỗi thời. Họ cũng có khả năng ứng dụng và tạo ra nét đẹp thẩm mỹ trong cách sống, cách ứng xử, giao tiếp và cả những hoạt động hàng ngày của mình.
 

Thị hiếu là gì?
 

Lý do doanh nghiệp nên phân tích và nghiên cứu thị hiếu khách hàng

Việc nghiên cứu và đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng bởi điều này mang lại nhiều giá trị lợi ích trong việc xây dựng cũng như triển khai các chiến lược kinh doanh, tiếp thị bao gồm:

1. Hiểu được khách hàng mục tiêu

Phân tích thị hiếu là một công cụ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu của họ. Mặc dù còn nhiều yếu tố khác có liên quan nhưng điểm cốt lõi là hoạt động nghiên cứu này giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược sản phẩm, dịch vụ và giá cả phù hợp nhằm thỏa mãn nhóm đối tượng người dùng mà công ty đang nhắm đến.

2. Xây dựng chiến lược phù hợp

Để hoạt động kinh doanh được suôn sẻ, công ty cần xác định một chiến lược cụ thể và rõ ràng trong từng giai đoạn. Trong đó, việc ưu tiên nghiên cứu và phân tích thị hiếu thị trường là bước quan trọng hàng đầu. Chỉ khi hiểu rõ điều khách hàng mong muốn và yêu thích, doanh nghiệp mới có thể tạo ra sản phẩm / dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu của họ, từ đó phát triển các chiến lược tiếp thị bán hàng hiệu quả. Điều này đồng nghĩa rằng không có doanh nghiệp nào có thể phát triển mà không dựa vào thị hiếu của người tiêu dùng.

3. Thay đổi linh hoạt và kịp thời

Mỗi giai đoạn, từng thời điểm cùng nhu cầu xã hội đều mang đến những xu hướng và thị hiếu khách hàng khác nhau. Chỉ khi nghiên cứu và phân tích để làm rõ các yếu tố này thì doanh nghiệp mới có thể nắm bắt được xu hướng, từ đó điều chỉnh chiến lược marketing của mình để phù hợp và linh hoạt hơn với sự thay đổi không ngừng của thị trường.

4. Tiết kiệm chi phí

Khi đồng tình với thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có khả năng phát triển chiến lược kinh doanh và marketing tổng thể phù hợp trong từng thời kỳ phát triển. Điều này giúp họ tập trung vào những hoạt động quan trọng và loại bỏ các khoản chi không cần thiết để đạt được doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận tối đa. Như vậy, việc quản lý chi phí kinh doanh cũng trở nên hiệu quả và tiết kiệm hơn đáng kể.

Các loại thị hiếu khách hàng thường gặp

Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, có hai hình thức thị hiếu của khách hàng mà doanh nghiệp cần tập trung để khai thác một cách hiệu quả, bao gồm:

1. Thị hiếu chọn lọc

Loại thị hiếu này ám chỉ sự ưa thích và hiểu biết về giá trị của cái đẹp. Những người thuộc loại này sẽ biết cách lựa chọn, áp dụng những thứ tốt nhất cho chính bản thân và làm cuộc sống của họ trở nên phong phú hơn. Do đó, dù mua sắm bất kỳ thứ gì, họ đều đặc biệt để ý đến chất lượng, phong cách thiết kế và ít quan tâm đến giá cả.

2. Thị hiếu không chọn lọc

Đây là thị hiếu của những người không thực sự biết mình yêu thích gì và không hiểu về cái đẹp. Họ thường theo đuổi lối sống cạnh tranh, a dua, đua đòi với những người xung quanh. Điển hình nhất là khi thấy người khác có cái gì đó, kiểu thị hiếu này sẽ muốn sở hữu mà không quan tâm đến giá trị hoặc những thứ đó có thực sự phù hợp với họ hay không. Tuy nhiên, so với chọn lọc thì thị hiếu này, doanh nghiệp có thể khai thác dễ dàng hơn thông qua cộng đồng, quảng cáo, mạng xã hội,....
 

Thị hiếu của người tiêu dùng
 

Phương pháp nghiên cứu, phân tích thị hiếu khách hàng

Để tiến hành nghiên cứu và phân tích thị hiếu của khách hàng, không phải lúc nào cũng dễ dàng. Doanh nghiệp sẽ cần áp dụng các phương pháp thích hợp cho từng giai đoạn, bối cảnh và xu hướng xã hội cụ thể. Dưới đây là ba cách tiếp cận phổ biến và hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp lớn thường áp dụng, bạn có thể tham khảo.

1. Phương pháp trắc nghiệm ý niệm

Với cách tiếp cận này, bạn có thể thực hiện cuộc khảo sát đối với nhóm khách hàng tiềm năng. Nếu người tham gia trắc nghiệm ý niệm nằm trong phân khúc thị trường mục tiêu thì những câu trả lời của họ sẽ cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn đánh giá mức độ khả quan của các ý tưởng và chiến lược đã đề xuất. 

Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả của phương pháp này, bạn cần phải đặt ra các câu hỏi mở, cụ thể và rõ ràng. Nhìn chung, thực hiện cuộc khảo sát ý kiến sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các đặc điểm, tính năng cần thiết của sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng mong đợi.

2. Phương pháp phân tích kết hợp

Cách thức này sẽ thích hợp cho sản phẩm / dịch vụ có các đặc điểm và thuộc tính phức tạp. Bởi vì phương pháp phân tích kết hợp giúp khách hàng có thể xem xét giá trị của từng thuộc tính dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Chẳng hạn, trong trường hợp của kính viễn vọng, các nhà thiên văn sẽ xem xét những điểm sau đây:

- Đường kính ống kính chính (đường kính lỗ ống kính ảnh hưởng đến khả năng thu ánh sáng từ các vật thể mờ).

- Chất lượng quang học (khả năng của hệ thống quang học khi quan sát các vật thể riêng lẻ).

- Chất lượng của khung giá (mức độ cách âm và khả năng chống rung giúp bảo vệ hình ảnh quan sát khỏi bị méo mó).

- Hệ thống định vị bằng máy tính (khả năng theo dõi và điều khiển dựa vào tọa độ trên bầu trời).

3. Phương pháp giá thành

Một cách tiếp cận khá hiệu quả khác để phân tích thị hiếu của khách hàng đó là xem xét các vấn đề liên quan đến giá cả. Trong thực tế, các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá cả cao thường tạo áp lực lớn lên người mua. Vậy nên họ có thể hy sinh một số thuộc tính để chọn lựa theo một tính năng khác của sản phẩm chỉ vì vấn đề giá cả. 

Tuy nhiên, mọi sản phẩm hoặc dịch vụ đều có những thuộc tính cố định, buộc khách hàng phải thực hiện sự cân nhắc và lựa chọn. Bằng cách này, bạn có thể xác định được sự ưu tiên của khách hàng và từ đó tạo ra các tính năng, chiến lược định giá sản phẩm cùng cách thức bán hàng phù hợp.

Ví dụ, khi khách hàng xem xét việc mua laptop, họ thường đánh giá các thuộc tính sản phẩm với mức giá tương tự cùng những mong muốn cụ thể. Nếu cần laptop với mục đích thực hiện các tác vụ văn phòng, họ sẽ tìm kiếm máy nhẹ và mỏng để tiện di chuyển. Trong khi đó, nếu muốn mua laptop để làm công việc đồ họa, họ sẽ quan tâm đến cấu hình mạnh mẽ, chất lượng màn hình và màu sắc hiển thị chính xác.
 

Thị hiếu
 

Trên đây là nội dung mà Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn về khái niệm thị hiếu là gì, vai trò cũng như các phương pháp phân tích thị hiếu khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được hình thức xác định thị hiếu thị trường phù hợp để áp dụng vào chiến lược kinh doanh của mình.

Nhìn chung, việc nghiên cứu và phân tích thị hiếu khách hàng là một quá trình không bao giờ kết thúc trong môi trường kinh doanh đang thay đổi liên tục. Điều quan trọng là bạn phải luôn sẵn sàng thích nghi và cải tiến chiến lược dựa trên thông tin về xu hướng thị hiếu để đảm bảo sự thành công cũng như bền vững cho công ty của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là quy trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ lúc họ có nhận thức về sản phẩm / dịch vụ đến lúc họ thực hiện mua hàng.
Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.