Seeder là gì? Cách để trở thành một seeder chuyên nghiệp

Khi lướt trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là trong các bài đăng bán hàng, đánh giá hay review sản phẩm, bạn sẽ thường bắt gặp những bình luận mang tính tích cực và ủng hộ. Điều này thường là do các seeder đã sử dụng chiến dịch comment seeding, một hình thức quảng cáo của digital marketing giúp cho bài đăng được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Vậy seeder là gì? Làm sao để trở thàng một người seeder giỏi? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nghề nghiệp này, nhiệm vụ và công việc cụ thể, cũng như nắm bắt những kỹ năng cần thiết để trở thành một seeder chuyên nghiệp.
 

Seeder là gì? Cách để trở thành một seeder chuyên nghiệp
 

Seeder là gì?

Seeding và seeder là hai thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực quảng cáo truyền thông. Một phương thức marketing online phổ biến không thể thiếu trong digital marketing đó là seeding. Mặc dù quy trình thực hiện mất nhiều thời gian và tương đối thủ công, tuy nhiên hiệu quả của seeding trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu đến đông đảo khách hàng là không thể phủ nhận.

Seeding - còn được gọi là "gieo mầm" trong tiếng Việt, là hoạt động tạo ra nội dung và "gieo" nó ở nhiều nơi trên Internet, chẳng hạn như trên các phương tiện truyền thông xã hội, diễn đàn, hay blog. Tương tự như nông dân gieo hạt trên đồng ruộng của mình với hi vọng trồng cây ra hoa, ra trái, các seeder mong muốn tạo ra những luồng ý kiến và thu hút sự chú ý của nhiều người tham gia tranh luận. Từ đó, những thông điệp mang lại lợi ích cho thương hiệu được truyền tải và lan tỏa rộng rãi. Và không ai khác, seeder chính là người thực hiện công việc seeding này.

Vậy seeder là gì? Thực chất, seeder là người có nhiệm vụ tạo ra các câu chuyện hoặc chủ đề độc đáo, đưa chúng lên các nền tảng truyền thông xã hội, blog, diễn đàn,... chịu trách nhiệm cho việc phát tán nội dung đến những đối tượng mục tiêu trong chiến dịch seeding và kích thích sự quan tâm của độc giả, nhằm thúc đẩy thảo luận và lan truyền thông điệp tích cực về thương hiệu.
 

Seeding và seeder
 

Mục đích của seeder là làm gì? 

Nghề seeder đòi hỏi bạn phải vào vai nhiều nhân vật khác nhau, giấu mặt và giữ bí mật danh tính. Bạn có thể đóng vai người chê bai, phản đối chất lượng sản phẩm hoặc vào vai người đã từng dùng sản phẩm để phản bác các thông tin sai lệch và cung cấp giải thích chi tiết cho những ai có băn khoăn, nghi ngờ.

Nhiệm vụ của seeder là tạo ra tò mò và tranh cãi để kích thích sự tham gia của người dùng, từ đó lan truyền thông điệp cho sản phẩm hoặc thương hiệu đến cộng đồng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải kiểm soát các bình luận của người dùng để đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Bạn có thể quản lý nhiều tài khoản với nhiều vai trò khác nhau để thực hiện công việc này.

Thường thì khi thực hiện chiến dịch seeding, các doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu cơ bản sau:

- Chia sẻ thông điệp kèm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để thu hút khách hàng mục tiêu đến với website, gian hàng trên các sàn thương mại điện tử.

- Khuyến khích sự tranh luận, trao đổi giữa những người xem thông tin, tăng khả năng nhận diện và tạo sự tin tưởng đối với thương hiệu, góp phần chuyển đổi thành hành động mua hàng hoặc giới thiệu cho người khác.

- Tạo backlink chất lượng để hỗ trợ công việc SEO của doanh nghiệp.

- Tăng cường nhận thức về thương hiệu và giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

- Tăng lưu lượng tìm kiếm cho thương hiệu, giúp khách hàng tiếp cận thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách đơn giản và nhanh chóng.
 

Người seeder
 

Các công việc của một seeder

Seeder là người chuyên thực hiện các công việc seeding - một phương pháp marketing truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ thông qua mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác. Các công việc của họ có thể thay đổi tùy theo từng doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động, nhưng nhìn chung seeder sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như sau:

 - Quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội, thường khoảng 10 - 15 tài khoản cho mỗi mạng xã hội và có từ 2000 - 3000 bạn bè cho mỗi tài khoản.

 - Công việc seeding trên các mạng xã hội bao gồm lên kế hoạch, chuẩn bị nội dung và hình ảnh, đăng bài post liên quan lên các hội nhóm và fanpage. Các hoạt động này phải được tùy chỉnh tùy theo từng ngành nghề và tham gia những group, like các fanpage khác nhau.

 - Chia sẻ, bình luận và đăng các bài viết liên quan trên các trang mạng xã hội để quảng bá, PR cho sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp. 

 - Mỗi seeder cần sử dụng nhiều tài khoản khác nhau và đóng vai trò là khách hàng để tạo bình luận tích cực, PR cho sản phẩm và tăng tương tác cho bài viết bán hàng. Điều này giúp tạo sự tin tưởng và gia tăng khả năng lan truyền cho các bài viết.

 - Ngoài ra, còn có trách nhiệm hỗ trợ các công việc khác trong bộ phận marketing theo yêu cầu của công việc.

Làm seeder có kiếm tiền tỷ được không?

Làm seeder không thể kiếm tiền tỷ, vì mỗi bình luận seeding bạn thường chỉ được trả vài ngàn đồng. Nếu bình luận của bạn có tính tương tác cao và thu hút nhiều người tham gia, bạn có thể được trả mức thù lao cao hơn. Việc seeder kiếm được nhiều tiền hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm hiệu quả của từng chiến dịch, số lượng tương tác, độ lan truyền, đối tượng khách hàng mục tiêu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ quảng cáo, số lượng fan của các tài khoản mạng xã hội mà seeder quản lý, thời gian làm việc,....

Thông thường, thu nhập của seeder phụ thuộc vào hiệu quả của từng chiến dịch, thường sẽ giao động từ 3 - 5 triệu đồng cho mỗi chiến dịch. Nếu làm việc chăm chỉ và có lượng tương tác tốt, thu nhập của bạn có thể lên đến 20 - 30 triệu đồng mỗi tháng, đây cũng là mức lương khá cao hiện nay. 

Hiện nay, thị trường làm seeder cũng đang trở nên cạnh tranh hơn khi có nhiều người muốn tham gia vào ngành này. Vì vậy, để thành công và kiếm được số tiền lớn thì seeder cần có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng mềm, kiên trì và sáng tạo trong công việc của mình.
 

Seeder là gì?
 

Những điều kiện cần thiết để trở thành một seeder chuyên nghiệp

Seeding đã trở thành một trong những công việc được nhiều người lựa chọn để kiếm thêm thu nhập trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành một seeder chuyên nghiệp và thành công trong lĩnh vực này. Để đạt được mục tiêu, bạn cần có những tố chất cần thiết và kỹ năng chuyên môn. Dưới đây là những yếu tố quan trọng nhất để trở thành một seeder chuyên nghiệp và giỏi trong lĩnh vực seeding trên mạng xã hội mà bạn có thể tham khảo:

1. Nhanh nhạy, sáng tạo

Seeder là người tạo ra những nội dung seeding mới mẻ và hấp dẫn nhằm dẫn dắt dư luận, xây dựng các câu chuyện thảo luận, tăng tương tác có bài viết. Vì vậy để seeding tốt, bạn phải là người luôn cập nhật và nắm bắt được xu hướng, thị hiếu của khách hàng, từ đó đưa ra các ý tưởng mới, khác biệt để thu hút sự quan tâm của họ.

Việc nhanh nhạy, sáng tạo còn có thể giúp bạn giải quyết những tình huống khó khăn, khủng hoảng trong quá trình seeding, đồng thời đưa ra những giải pháp tối ưu để xử lý những tình huống này. Bên cạnh đó, việc tạo ra những nội dung seeding độc đáo cũng giúp bạn nổi bật trước đối thủ cạnh tranh, thu hút được sự quan tâm của khách hàng tiềm năng và tạo nên những quan điểm khác biệt cho sản phẩm, thương hiệu mà bạn đang seeding.

2. Có kiến thức về sản phẩm, marketing

Khi hiểu rõ sản phẩm và các tính năng nổi bật của chúng, người seeder sẽ có thể xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng, đồng thời dễ dàng trả lời các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm một cách chính xác và đáng tin cậy. Nắm vững những kiến thức này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các nhiệm vụ của một seeder và đóng góp vào sự thành công của chiến dịch seeding.

Ngoài ra, kiến thức về marketing cũng là một yếu tố quan trọng. Bạn cần biết cách tạo tài khoản trên các nền tảng khác nhau, quảng cáo sản phẩm một cách hiệu quả, cùng với đó là kỹ năng copywriting và viết nội dung để thu hút sự chú ý của khách hàng.

3. Biết cách xử lý khủng hoảng seeder

Nếu bạn thực hiện seeding hiệu quả, với nội dung hấp dẫn và thu hút được nhiều người dùng, thì bài đăng có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Tuy nhiên, nếu nội dung dở tệ hoặc bị lặp đi lặp lại một cách cố tình, sẽ dẫn đến sự chán nản và khó chịu của người dùng. Việc này có thể gây ra tranh cãi và ảnh hưởng đến thương hiệu của sản phẩm. Vì vậy, để tránh những tranh cãi không mong muốn, bạn cần định hướng đúng đắn cho người tiêu dùng, giúp họ hiểu rõ sản phẩm và đưa ra những quyết định phù hợp.

Ngoài ra, việc dự đoán và phòng ngừa các rủi ro khủng hoảng là vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch seeding. Một số đối thủ có thể sử dụng những chiêu thức để phá hoại hoạt động seeding của doanh nghiệp. Vì vậy, seeder cần phải cẩn trọng và sẵn sàng đối phó với những tình huống khó khăn, biết cách xử lý các vấn đề tiêu cực trên các mạng xã hội và diễn đàn để đảm bảo uy tín và lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu. 

4. Bản lĩnh, không nản chí

Để theo nghề seeder thì bạn cần phải có bản lĩnh và sự kiên trì vì kết quả của seeding không thể đạt được ngay lập tức, có thể mất tới 6 tháng hoặc nhiều thời gian hơn. Nếu không nhẫn nại, bạn có thể sẽ nản chí và bỏ cuộc ngay từ đầu chỉ vì không thấy được kết quả nhanh chóng. Ngoài ra, việc seeding quá đà cũng có thể dẫn đến việc bị xóa nick, xóa nội dung. Vì vậy, để trở thành một seeder chuyên nghiệp, bạn cần có sự chăm chỉ và nỗ lực kiên trì trong seeding để có thể đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.
 

Nghề seeder
 

Những góc khuất của nghề seeder

Ngoài những cơ hội được thoả sức sáng tạo để tiếp cận khách hàng tiềm năng, nghề seeder cũng tồn tại những góc khuất đáng lo ngại như:

- Quảng cáo sai sự thật: Có rất nhiều seeder hành nghề bất chấp đạo đức, đăng quảng cáo vô lý và sai sự thật về sản phẩm, dịch vụ hoặc quảng cáo quá mức. Họ dùng những từ ngữ và hình ảnh đẹp mắt để nói về sản phẩm, nhưng thực tế lại không đáp ứng được những gì đã được quảng cáo, khiến người tiêu dùng cảm thấy bị lừa dối và mất niềm tin vào các seeder. Việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến khách hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng gây ra một mối lo ngại cho người tiêu dùng, đặc biệt là những người không có nhiều kinh nghiệm và dễ tin vào những thông tin mà họ đọc được trên các diễn đàn, mạng xã hội,....

- Đăng một nội dung quá nhiều lần: Việc seeding quá đà và không theo đúng quy định có thể khiến seeder bị xóa nick hoặc bị khóa tài khoản. Nhiều seeder cố gắng spam nội dung và comment để quảng bá sản phẩm, nhưng điều này không chỉ làm phiền người dùng mà còn vi phạm các quy định của các diễn đàn và mạng xã hội. 

- Không kịp cập nhật các chính sách mới: Hiện nay, các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube,....là nơi thị trường seeding phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, việc thực hiện seeding trên nền tảng này cũng không dễ dàng với các chính sách và hạn chế trên các trang này. Các seeder cần phải cập nhật thường xuyên các chính sách mới, các quy định mới của mạng xã hội để tránh bị cấm hoạt động hoặc bị xóa nội dung, khóa tài khoản.

- Cạnh tranh gay gắt: Việc seeding có thể dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các seeder. Vì lợi ích cá nhân, nhiều seeder sẵn sàng đánh giá thấp sản phẩm của đối thủ và đăng tải những lời phàn nàn không chính xác về sản phẩm đó. Điều này làm ảnh hưởng đến danh tiếng và sự phát triển của các doanh nghiệp, đồng thời cũng làm giảm sự tín nhiệm của người dùng đối với ngành nghề này.

Làm thế nào để seeding không hề giả trân?

Seeding là một công việc quan trọng trong marketing, giúp lan truyền thông tin và quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, việc seeding cần phải được thực hiện một cách chân thật và không hề giả trân để đạt được hiệu quả cao nhất. Trung bình mỗi ngày, một seeder có thể viết hàng trăm bình luận, feedback sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào số lượng sản phẩm seeding. Với lượng nội dung khổng lồ đó cần được tạo ra từ ngày này qua ngày khác, người viết có thể dễ dàng trở nên chán nản và sản xuất các bình luận rập khuôn với cảm xúc giả tạo, không chân thật. Vậy làm thế nào để seeding không hề giả trân?

Với các bài viết bán hàng, bạn không nên seeding bằng cách khen quá đà, tập trung thuyết phục người khác mua hàng hay sử dụng chiêu trò tương tự để tránh việc đưa ra bình luận quá “công thức” theo kiểu rập khuôn. Người tiêu dùng ngày nay rất thông minh và tinh tế, dễ dàng phát hiện ra sự giả tạo trong từng comment “chim mồi” của bạn, ngay cả khi họ không quen thuộc với khái niệm seeding.

Thay vào đó, bạn nên áp dụng chiến lược đánh giá chân thật, kết hợp với việc khen và chỉ trích một cách cân bằng, hướng tới các vấn đề mà khách hàng quan tâm, tạo nên một cuộc thảo luận vui vẻ, tăng tính tương tác và tạo sự kết nối với khách hàng. Đương nhiên, điều quan trọng là phải có một kế hoạch kịch bản cụ thể cho việc seeding.

Để hiểu rõ hơn, bạn hãy xem qua ví dụ nội dung đánh giá để seeding mỹ phẩm khá tự nhiên như: Sau hơn 10 ngày sử dụng sản phẩm, mình có một vài cảm nhận về chất lượng sản phẩm. Theo mình, sản phẩm check được mã vạch, hàng đạt chuẩn, dễ thấm, cấp ẩm tốt, giúp da không bị khô khi ngủ điều hòa cả đêm. So với tầm giá, chất lượng của sản phẩm khá ổn với mình. Tuy nhiên, thời gian vận chuyển của đơn vị giao hàng thì hơi lâu, hộp hơi bị móp một chút nhưng không sao. Nhìn chung, sản phẩm đáng mua và mọi người nên thử.

Đối với các bài truyền thông sự kiện, MV ca nhạc, phim, hoặc bài đăng trên các fanpage lớn, một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của khán giả là tạo sự tò mò bằng cách nhấn mạnh vào các chi tiết đáng chú ý của sản phẩm. Ví dụ như: 

- Ước gì nữ chính không quay lại với nam chính ở khúc cuối, thì bộ phim đã hay hơn và khiến người xem day dứt hơn nhiều rồi, nhưng không sao phim vẫn hay, mọi người nên xem thử.

- Mới đầu tưởng phim kinh dị sợ hãi, nhưng không xem mới biết là phim hài, có khá nhiều cú “twist” xoán não bất ngờ, ai đang buồn nên đi xem, xem xong đánh rơi cả nỗi buồn. Đánh giá 8/10 điểm, cười từ đầu phim đến cuối phim.
 

Seeder
 

Như vậy thông qua bài viết trên Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm seeder là gì, nhiệm vụ và công việc của họ cũng như đưa ra các cách để trở thành một seeder chuyên nghiệp. Hy vọng với những kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ, bạn sẽ có thêm động lực và năng lượng để theo đuổi nghề seeder một cách hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, việc trở thành một seeder chuyên nghiệp không chỉ mang lại cho bạn một công việc ổn định và thu nhập tốt mà còn là cơ hội để phát triển kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, phân tích dữ liệu và định hướng chiến lược tiếp thị. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành marketing trực tuyến, nghề seeder đang trở thành một trong những ngành nghề tiềm năng và hấp dẫn đối với những người yêu thích và có niềm đam mê với lĩnh vực này.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.
SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

80% tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh SBU để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.