Hiệu ứng đám đông là gì? Cách sử dụng tâm lý đám đông hiệu quả

Chúng ta sống trong một cộng đồng, một xã hội chứ không sống riêng biệt thành một cá thể. Chính vì thế, hiệu ứng đám đông luôn tồn tại mọi lúc mọi nơi trong cộng đồng. Chúng được hiểu là suy nghĩ hoặc hành vi không thể kiểm soát và chịu ảnh hưởng từ những người khác. Ít nhiều gì các cá nhân cũng bị tác động bởi hành động của nhiều người, họ thường chọn theo số đông thay vì suy nghĩ cẩn thận trước khi ra quyết định. Vậy hiệu ứng đám đông là gì? Các doanh nghiệp đã ứng dụng nó trong kinh doanh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
 

Bí quyết sử dụng hiệu ứng đám đông trong Marketing hiệu quả
 

Hiệu ứng đám đông là gì?

Hiệu ứng đám đông hay còn gọi là Informational Social Influence là một khái niệm trong phạm trù tâm lý học được nghiên cứu từ hành vi của một nhóm người bởi các nhà tâm lý học nổi tiếng. Hiện tượng này xảy ra khi một hay nhiều cá nhân bị ảnh hưởng bởi hành vi của một nhóm người khác, hay còn gọi là đám đông.

Nó thường thể hiện rõ trong các tình huống xã hội, con người không kiểm soát được hành vi và bị thôi thúc bởi các hành vi của người khác. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể dựa vào hiệu ứng này để thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho công ty dựa trên những đánh giá, nhận xét khách quan từ khách hàng cũ. Hiệu ứng đám đông ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định mua.

Các đặc điểm thường thấy của một đám đông

1. Có tính bốc đồng, dễ bị kích thích và thay đổi

Đám đông chủ yếu bị điều khiển bởi sự vô thức, không kiểm soát được. Họ bị điều khiển bởi những người xung quanh hơn là suy nghĩ cẩn thận thấu đáo trước khi ra quyết định.

Mặc dù những hành động được thực hiện với tính toàn vẹn có thể hoàn hảo, nhưng chúng lại không được điều khiển bởi não bộ, họ cư xử như người nguyên thủy, do đó mỗi cá nhân hành động dựa trên những kích thích ngẫu nhiên. Họ không suy nghĩ trước và dưới ảnh hưởng của những cảm xúc trong khoảnh khắc, có thể trải qua một loạt các trạng thái tình cảm trái ngược nhau. Không chỉ bộc lộ sự dễ bị kích thích và biến động, đám đông còn không cho phép bất kỳ điều gì cản trở sự thèm muốn và việc thỏa mãn sự thèm muốn đó.
 

Tâm lý đám đông
 

2. Luôn tuân theo những kích động

Tùy vào từng trường hợp khác nhau, sự kích động ấy có thể là lớn mạnh, hào hùng hay hèn nhát, trong mọi trường hợp thì những kích động ấy cũng mạnh mẽ đến nỗi chúng luôn chiến thắng suy nghĩ của con người, chiến thắng ngay cả bản năng tự bảo tồn của các cá nhân trong đám đông đó.

3. Rất dễ bị thôi miên và không có khả năng tự phê phán

Họ có thể tin tưởng hoàn toàn vào những gì được truyền tải cho họ mà không có sự phê phán hay kiểm tra đối với thông tin đó. Điều này là do tính chất tập thể của một nhóm người, khi những cá nhân trong đó được truyền cảm hứng và hướng dẫn bởi sự ảnh hưởng của nhau. Đồng thời có thể dẫn đến sự mất cân bằng giữa các quan điểm và ý kiến, và khi đó đám đông có thể mất khả năng tự phê phán và trở thành một "đám đông" không có ý thức cá nhân.

4. Dễ bị mê hoặc bởi ma lực của ngôn từ

Lời nói và cách diễn đạt truyền cảm có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và tư tưởng của đám đông. Những từ ngữ và câu nói ấn tượng, đầy thuyết phục và phản ánh cảm xúc thường có thể kích thích cảm xúc và lòng tin. Khi được kết hợp với sự lôi cuốn của đại chúng, những từ ngữ và câu nói này có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn và đưa mọi người theo hướng mà người nói mong muốn. Do đó, có thể sử dụng ma lực của ngôn từ để thuyết phục và kiểm soát đám đông.

5. Thường có xu hướng coi trọng cái phi thực hơn cái thực

Đối với đám đông, cái không hiện hữu cũng có ảnh hưởng mạnh như cái hiện hữu với xu hướng không phân biệt giữa có và không . Khi đứng trước đám đông, những người đưa ra những ý tưởng, lời nói thuyết phục và có khả năng kiểm soát tình huống này thường có thể thu hút sự chú ý và sự tôn trọng.

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng đám đông 

Khi ở trong một nhóm người, mỗi việc làm, cử chỉ hoặc quyết định đều có tính lây nhiễm và bị chi phối. Các cá nhân dễ dàng làm theo bản năng, hành động một cách vô thức. Tác động của đám đông có thể làm giảm sự độc lập tư duy, khiến họ tạm thời quên đi khả năng suy nghĩ và nhìn nhận đúng vấn đề mình đang gặp phải. Thay vào đó, họ sẽ thích nghi và hành động theo đa số những hành động của mọi người xung quanh, dẫn đến sự dễ dàng bị dắt mũi. Sức ảnh hưởng của một đám đông rất lớn và có thể tạo áp lực đối với bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào.

Hiện tượng tâm lý đám đông có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân, bao gồm:

Tính chất tập thể: Thường có xu hướng giống nhau trong suy nghĩ và hành động, khiến cho các cá nhân trong đám đông dễ bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng và hành vi của nhau.

Cảm giác an toàn: Khi số lượng người tập trung nhiều sẽ tạo ra cảm giác an toàn hơn do có sự hỗ trợ và bảo vệ.

Lời nói và hành động của những người dẫn đầu: Những người có ảnh hưởng trong đám đông có thể tạo ra sức hấp dẫn và sự lôi cuốn, khiến cho các cá nhân trong đó dễ bị ảnh hưởng và theo đuổi những ý tưởng và hành vi của họ.

Những tình huống căng thẳng hoặc khủng hoảng: Khi đối diện với những tình huống căng thẳng hoặc khủng hoảng, con người thường có xu hướng hành động theo nhóm để tìm ra giải pháp và cảm thấy an toàn hơn.

Tình trạng chưa biết hoặc thiếu thông tin: Khi các cá nhân không có đủ thông tin hoặc không biết cách giải quyết vấn đề, họ có xu hướng tìm kiếm sự hướng dẫn và hành động theo số đông.

Những tác động của hiện tượng tâm lý đám đông

1. Tác động tích cực của hiệu ứng đám đông

Hiệu ứng đám đông giúp lan tỏa những thông điệp tốt trong xã hội, hành động đẹp có ích cho xã hội. Chúng được khởi xướng và lan tỏa đến tất cả mọi nơi, từ đó đám đông dần dần xuất hiện. Một ví dụ điển hình là việc ủng hộ đồng bào Miền Nam chống lại đại dịch Covid-19, khi hàng triệu người đã đóng góp và ủng hộ để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Trong kinh doanh, hiệu ứng đám đông là một chiến lược hiệu quả cho các doanh nghiệp. Các cửa hàng thường sẽ có các khuyến mãi lớn và đang xếp hàng rất đông, chen chúc nhau để mua. Khi nhìn thấy hình ảnh đó, bạn cũng có thể sẽ bị thu hút và muốn mua sắm món đồ đó ngay. Vì thế, nhờ hiệu ứng này mà doanh nghiệp đã bán được một lượng hàng lớn cho dù người mua chưa chắc đã sử dụng đến.

Ngoài ra, nó còn tác động tốt đến việc hình thành thói quen của một cá nhân. Khi một hành động tích cực được thực hiện và lan truyền bởi nhiều người, nó có thể tạo ra một cảm giác đồng tình và ủng hộ. Và khi cảm thấy được ủng hộ, họ có thể trở nên tự tin và kiên trì hơn trong việc thực hiện hành động tích cực đó, và sau đó biến nó thành thói quen.

Tâm lý đám đông đôi khi có ích và giúp chúng ta tránh được những sự cố đáng tiếc. Ví dụ như có hỏa hoạn xảy ra, bạn nhìn thấy mọi người cùng nhau chạy mà không biết nguyên do và bạn cũng sẽ chạy đi. Nhờ đó, chúng ta tránh được tai nạn đáng tiếc. 

2. Tác hại của hiệu ứng đám đông

Một trong những rủi ro phổ biến đó là việc bắt chước suy nghĩ và hành động của đám đông, đặc biệt là khi chúng có xu hướng tiêu cực hoặc lệch lạc. Ví dụ, nếu hùa theo mọi người chửi rủa một người khác trên mạng xã hội mà không biết chính xác nguyên nhân sự việc, bạn có thể góp phần lan truyền những suy nghĩ và hành động không đúng đắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và xã hội.

Khi hùa theo đám đông, chúng ta sẽ nghĩ mọi người luôn đúng và mất đi suy nghĩ cá nhân của bản thân dẫn đến nhận thức suy nghĩ sai lệch. Chúng ta sẽ dần hình thành thói quen xấu chỉ biết làm theo người khác, thiếu bản lĩnh, quyết đoán, dễ bị kích động, không có chính kiến.

Trong thời đại phát triển Internet như hiện nay, lời nói trên mạng trở nên rất dễ dàng lan truyền và không được quản lý cẩn thận. Điều này có thể dẫn đến những bình luận tiêu cực, không suy nghĩ hoặc không quan tâm đến hậu quả, khiến ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông trở nên cực kỳ tiêu cực đối với cộng đồng.

Mặc khác, hiệu ứng này cũng có thể ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh. Nếu một sản phẩm hoặc dịch vụ được đông đảo khách hàng đánh giá cao, sản phẩm đó có thể trở nên phổ biến hơn và bán được nhiều hàng. Tuy nhiên, nếu có một số đánh giá chê bai sản phẩm đó, sản phẩm đó có thể bị tẩy chay hoặc giảm lượng bán ra.
 

Hiệu ứng đám đông
 

Hiệu ứng đám đông trong các mặt của cuộc sống

1. Hiệu ứng đám đông trong marketing

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị đã thành công trong việc tận dụng hiệu ứng đám đông để đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình. Ví dụ như sử dụng các feedback của khách hàng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra một cảm giác thiết yếu về sự khan hiếm bằng cách giới hạn số lượng sản phẩm hoặc thời gian giảm giá, hay sử dụng các nhân vật nổi tiếng hoặc influencer để quảng cáo cho sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần cẩn trọng khi sử dụng hiệu ứng đám đông để tránh các tác động tiêu cực đến hình ảnh và uy tín của mình.

Một số quán mới khai trương thường mời bạn bè, người thân, thậm chí thuê người đến ngồi trong quán để tạo ra cảm giác đông đúc. Khách hàng thường có tâm lý tin tưởng và muốn thử món ăn của những quán có nhiều người. 

Ngoài ra, trong thời đại quảng cáo số, hiệu ứng đám đông đã tạo ra một khái niệm mới là seeder, seeding. Đó là những đối tượng "chim mồi" trực tuyến được sử dụng để tương tác với các bài đăng trên trang web hoặc mạng xã hội, để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo trong bài đăng đó. Họ sẽ dùng các comment, feedback giả để tăng mức độ tin cậy tới người dùng. 

Sử dụng KOLs hay Influencer cũng là một trong những hình thức áp dụng hiệu ứng đám đông trong marketing. Những bài viết quảng cáo của những người nổi tiếng có thể tạo ra sức hút rất lớn đối với công chúng. Đặc biệt, tại Việt Nam, hình thức này càng trở nên phổ biến hơn khi sự quan tâm đến các ngôi sao ngày càng tăng.

Một ví dụ khác, khi một doanh nghiệp mới ra mắt một sản phẩm công nghệ mới và gửi một số mẫu đến cho những người dùng trên mạng xã hội. Nếu sản phẩm đó thực sự hấp dẫn và tiện ích, người dùng sẽ bắt đầu chia sẻ về sản phẩm đó trên mạng xã hội của họ, từ đó lan rộng ra các trang web khác. Việc này sẽ giúp sản phẩm đó được giới thiệu rộng rãi đến nhiều người hơn và tạo ra một hiệu ứng đám đông, làm tăng sự quan tâm và tiềm năng bán hàng của sản phẩm đó.

Ngoài ra, một số marketer còn mua bán số lượt like, chia sẻ và bình luận trên các bài viết của doanh nghiệp trên mạng xã hội để đánh giá chất lượng của sản phẩm. Khi một sản phẩm được nhiều người mua và đánh giá tốt trên các trang web thương mại điện tử, những người khác có thể cảm thấy tin tưởng hơn khi mua sản phẩm đó.

 

Đám đông
 

2. Hiệu ứng đám đông trong đời sống hàng ngày

Những nhà quảng cáo thường sử dụng hiệu ứng đám đông để tăng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm. Thay vì sử dụng các số liệu khô khan về thành phần dinh dưỡng hoặc chứng nhận khoa học, họ dựa trên giả định rằng mọi người luôn cho rằng những người xung quanh đang đưa ra những lựa chọn tốt hơn cho họ.

Ví dụ, một quầy hàng siêu thị có nhiều người vây quanh sẽ tạo cảm giác an tâm hơn cho khách hàng so với một quầy vắng khách, dù cho quầy đó có bao nhiêu giấy tờ chứng minh chất lượng cũng vậy. Một thông điệp như "97% khách hàng của chúng tôi hài lòng về sản phẩm" chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến tâm trí khách hàng hơn là bất kỳ nghiên cứu hoặc lý luận khoa học nào khác.

Trong việc quyết định đầu tư, khi một số người bắt đầu đầu tư vào một cổ phiếu hoặc một tài sản, thì những người khác cũng có xu hướng làm tương tự, dẫn đến tình trạng đám đông mua vào hoặc bán ra đồng loạt.

Trong các cuộc biểu tình hoặc diễn đàn trực tuyến, khi một số người bắt đầu viết những bình luận tiêu cực hoặc phản đối, thì những người khác có thể cảm thấy có quan điểm giống nhau và tham gia vào cuộc tranh luận đó.
 

Ví dụ về hiệu ứng đám đông
 

Hé lộ bí quyết sử dụng tâm lý đám đông hiệu quả

1. Sử dụng các trang mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc sử dụng hiệu ứng đám đông thông qua phương tiện truyền thông xã hội đã vô cùng đơn giản. Chỉ cần đăng story trên Instagram, một trạng thái trên Facebook hay một video 15 giây trên TikTok là bạn đã có thể tiếp cận hàng triệu người.

Sức mạnh này còn được phát triển bởi sự hợp tác với các Influencer, chuyên gia hoặc các hot TikToker để quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội mà họ quản lý. Thực tế cho thấy, tới 92% người dùng tin tưởng vào đề xuất từ cá nhân hơn là từ thương hiệu: 51% Influencer cho biết họ đã đạt được nhiều khách hàng hơn thông qua việc tiếp thị có ảnh hưởng. Nếu doanh nghiệp có tài khoản tick xanh trên Facebook, Instagram, Tiktok… sẽ làm tăng độ tin cậy, làm xóa tan những nghi ngờ của khách hàng. 

Việc sử dụng các nút like, share và comment trên mạng xã hội không chỉ giúp đánh giá mức độ nổi tiếng của thương hiệu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín và sự uy tín của doanh nghiệp. Đánh giá tích cực và những bình luận 5 sao trở thành một yếu tố quan trọng giúp thương hiệu được quảng bá một cách tự nhiên, giảm thiểu chi phí quảng cáo.

Ngoài ra, việc sử dụng storytelling cũng là một cách hiệu quả để đánh vào tâm lý của người mua. Kể chuyện qua nhiều hình thức khác nhau có thể thu hút não bộ của người nghe và giúp họ dễ dàng tiếp thu thông tin. Điều này đặc biệt hiệu quả trong việc truyền tải giá trị của thương hiệu, tạo cảm hứng cho khách hàng và tăng cường sự kết nối giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
 

Hiệu ứng đám đông trong Marketing
 

2. Sử dụng kênh truyền thông uy tín

Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí, tờ rơi,... để quảng bá thương hiệu của mình thì đây là một cách rất hiệu quả để tiếp cận đến một lượng khách hàng rộng lớn. Các phương tiện này có sức ảnh hưởng lớn tới đám đông thông qua nhiều hình thức như hình ảnh, âm thanh và chữ viết.

Tuy nhiên, khi lựa chọn hình thức này, cần đảm bảo rằng nội dung được cung cấp phải chân thật và chuyên sâu. Đặc biệt, khi sử dụng các tờ báo nổi tiếng, cần lưu ý để đảm bảo rằng các bài viết mang tính trung thực và giàu cảm xúc, từ đó dẫn dắt khách hàng mua sản phẩm thông qua những thông tin mà họ tiếp cận được.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng tờ rơi, prosure, poster hay flyer để quảng bá thương hiệu của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn đúng đối tượng khách hàng và địa điểm phân phối để đảm bảo hiệu quả truyền thông của chiến dịch.

3. Sử dụng những phản hồi của khách hàng

Việc sử dụng phản hồi khen, chê không phải là chiêu thức mới nhưng vẫn hiệu quả trong việc xây dựng uy tín và tăng nhận diện thương hiệu. Những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp góc nhìn khách quan về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu nhận được phản hồi tích cực như những lời khen, giới thiệu sản phẩm,... sẽ mở ra một cơ hội lan truyền lớn, góp phần tiếp thêm sức cho chiến dịch quảng bá thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ.

Nếu nhận được phản hồi tiêu cực, doanh nghiệp có thể xử lý kịp thời bằng cách chấp nhận trách nhiệm, xin lỗi hoặc đền bù để giảm thiểu tác động tiêu cực đến hình ảnh và danh tiếng. Thậm chí, việc xử lý phản hồi tiêu cực một cách hiệu quả có thể giúp thương hiệu tạo ra một ấn tượng tích cực với khách hàng và giúp tăng độ tin cậy.

Chúng ta có thể xem cách Bitis giải quyết vụ lùm xùm sử dụng vải gấm Trung Quốc trong sản phẩm của họ là một minh chứng cho việc xử lý phản hồi tiêu cực một cách tích cực. Sau khi nhận được feedback không tốt, Bitis đã đứng ra chịu trách nhiệm và xin lỗi những người bị ảnh hưởng. Hành động này giúp tạo sự thấu hiểu và tôn trọng với khách hàng, đồng thời giúp Bitis tăng độ tin cậy và nổi tiếng.

Làm thế nào để luôn tỉnh táo và thoát khỏi tâm lý đám đông?

- Kiềm chế cảm xúc: Hãy luôn giữ được sự độc lập tư tưởng và đánh giá đúng đắn, không bị áp đặt hay theo với tâm lý đám đông. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ cho mình một tinh thần mở và cân nhắc, không bị lệch lạc hoặc quá khích trong quan điểm. Cuối cùng, hãy tập trung vào mục tiêu của mình và luôn hành động theo sự chủ động của bản thân, không bị phụ thuộc hoàn toàn vào ý kiến của người khác.

- Rèn luyện tư duy phản biện: Để không bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, hãy luôn tự đặt câu hỏi và chú ý đến những vấn đề xung quanh. Tập trung vào bản thân hơn là quá quan tâm đến suy nghĩ của người khác, điều này sẽ giúp bạn xác định được phương hướng và lựa chọn phù hợp mà không bị phụ thuộc vào người xung quanh.

- Chủ động tách khỏi đám đông: Hãy cố gắng giữ một tâm trạng khách quan và không để bị ảnh hưởng bởi cảm xúc nhất thời. Nếu cảm thấy bị áp lực, hãy tạm thời rời khỏi những nguồn thông tin đó hoặc đám đông và tìm cách giải tỏa stress, từ đó bạn sẽ có những suy nghĩ sáng suốt hơn.

- Chủ động trong các vấn đề: Mỗi người cần có kiến thức và trải nghiệm thực tế để đánh giá chính xác vấn đề và tránh suy nghĩ sai lệch khi gặp phải hiện tượng nào đó. Đồng thời, bạn hãy luôn đặt câu hỏi để tìm hiểu sự việc và tìm ra nguyên nhân, từ đó tránh những lầm tưởng và hậu quả tiềm tàng. Quan trọng nhất là luôn quyết đoan, giữ tâm lý vững vàng, chủ động trong suy nghĩa và hành động để không để bị cuốn theo cảm xúc của đám đông và đlan truyền những suy nghĩ lệch lạc.

 

Hiệu ứng đám đông là gì
 

Trên đây là những thông tin về hiệu ứng đám đông và cách tận dụng hiệu quả mà Phương Nam 24h đã tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về hiệu ứng này để áp dụng trong kinh doanh cũng như cuộc sống. Đồng thời, để sử dụng sức mạnh này một cách hiệu quả, bạn phải có sự cẩn trọng và khéo léo trong nghiên cứu, lên kế hoạch và áp dụng thực tế.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.