Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, USP đóng vai trò quan trọng không chỉ làm nổi bật sự khác biệt của sản phẩm / dịch vụ so với đối thủ trên thị trường mà còn tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ sâu trong tâm trí của khách hàng. Với khả năng làm nổi bật những giá trị độc đáo và duy nhất, USP marketing được coi là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ tổ chức kinh doanh nào cũng nắm rõ thuật ngữ USP là gì và có khả năng tạo nên một Unique Selling Point ấn tượng, thu hút. Hiểu được điều đó nên trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và hữu ích về USP, nhằm giúp bạn thiết lập USP sản phẩm một cách hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
USP là gì?
USP (unique selling point) còn gọi là điểm bán hàng độc nhất, đây là những điểm mạnh độc đáo trong sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mà không ai khác ngoại trừ bạn có. Cho nên nói, USP là chìa khóa làm nổi bật sản phẩm / dịch vụ và khiến thương hiệu của bạn khác biệt so với đám đông đối thủ cạnh tranh trên thị trường, có thể là vì chất lượng tốt nhất, sản phẩm độc lạ, giá thành thấp nhất, giao hàng nhanh nhất,... hoặc một ưu điểm đặc biệt nào đó giúp tạo nên lợi thế cho bạn.
Theo đó, một USP tốt phải có tính độc đáo, rõ ràng và giải thích được lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng, đặc biệt là chỉ trong vỏn vẹn vài từ mang thông điệp đáng nhớ. Đó có thể là một lợi ích về giá trị, chất lượng, dịch vụ hoặc tiện ích mà chỉ có sản phẩm của bạn có. Trên thực tế, nhiều công ty hiện nay đã và đang sử dụng unique selling point như là khẩu hiệu của họ để truyền đạt thông điệp đến nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể, từ đó củng cố vị trí của sản phẩm trong thị trường cạnh tranh và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Lược sử hình thành thuật ngữ USP
Từ những năm 1940, USP marketing đã được sử dụng trong nhiều chiến dịch quảng cáo thành công của các doanh nghiệp vào thời kỳ đó. Trên thực tế, thuật ngữ này được tạo ra bởi Rosser Reeves - một nhà tiên phong nổi tiếng trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình. Ban đầu, unique selling point chỉ được xem như một lời hứa bán hàng (nguyên tiếng Anh: sales promise), tức là một cam kết về sản phẩm được quảng bá trên các phương tiện truyền thông. Theo Reeves, USP phải làm rõ ràng lợi ích của sản phẩm so với các đối thủ trên thị trường, giá trị này chính là các đặc tính nổi bật mà những sản phẩm khác không có hoặc chưa được khẳng định.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1952, Đảng Cộng Hòa đã thuê Rosser Reeves để quảng cáo tranh cử. Không phụ sự kỳ vọng, ông đã nhanh chóng triển khai USP cho các mẫu quảng cáo về ứng cử viên Dwight D. Eisenhower. Chiến dịch unique selling point này đã đem đến thành công vang dội và Dwight D. Eisenhower trở thành tổng thống thứ 34 của Mỹ.
Đây là một minh chứng cho sức mạnh của phương pháp USP, đồng thời làm cho thuật ngữ này trở nên phổ biến và phát triển đến ngày nay. Đặc biệt một sự kiện quan trọng nữa không thể không nhắc đến là năm 1961, Rosser Reeves đã hoàn thiện hệ thống lý thuyết và kinh nghiệm của mình để xuất bản cuốn sách "Reality in Advertising" nói về USP.
3 đặc điểm cốt lõi của unique selling point
Theo nhận định Rosser Reeves, USP cần phải làm rõ sự khác biệt của sản phẩm so với những mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tập trung vào những điểm độc đáo mà chỉ thương hiệu của mình mới có. Và để tạo ra một unique selling point chất lượng thì trong cuốn Reality in Advertising, Rosser Reeves có đề cập đến 3 đặc điểm cốt lõi như sau:
- Có giá trị: USP marketing cần phải thể hiện một cách rõ ràng lợi ích của sản phẩm đến khách hàng mục tiêu và bạn có thể làm được điều này thông qua câu khẩu hiệu “nếu mua sản phẩm này thì bạn sẽ nhận được lợi ích này".
- Độc nhất: Để unique selling point thực sự hiệu quả, nó cần phải là độc nhất vô nhị, tức là không ai khác sử dụng hoặc không có đối thủ trực tiếp.
- Có sức thuyết phục: USP không thể chỉ là lý thuyết suông, mơ hồ mà phải được chứng minh thông qua những bằng chứng, nghiên cứu hoặc kiểm chứng đáng tin cậy nhằm khiến khách hàng tin tưởng và sẵn lòng mua sản phẩm của bạn.
Vai trò của USP trong marketing và bán hàng
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, điểm bán hàng độc đáo trở thành một yếu tố quyết định trong quá trình quảng bá tiếp thị sản phẩm cho doanh nghiệp. Dưới đây là những lý do để thấy rằng tại sao bạn cần phải xác định USP là gì trước khi triển khai bất kỳ dự án hay chiến dịch marketing nào.
1. Gia tăng lợi thế cạnh tranh
USP đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm bằng cách làm nổi bật giá trị duy nhất chỉ có ở thương hiệu của bạn. Hãy thử nghĩ mà xem nếu có hai sản phẩm tương tự cùng xuất hiện trên kệ hàng nhưng không có điểm khác biệt đặc sắc nào thì tỷ lệ mua hàng sẽ dao động xấp xỉ 50 - 50. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng chọn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thay vì đối thủ? Điều này thực sự là một thách thức nhưng lại có thể giải quyết dễ dàng nếu bạn có một điểm bán hàng độc nhất.
Để tạo sự phân biệt, bạn cần thêm vào USP để làm nổi bật sự khác biệt giữa hai sản phẩm và thương hiệu của chúng, từ đó tạo ra giá trị độc đáo trong tâm trí khách hàng. Khi USP hiệu quả thì tỷ lệ mua sản phẩm của bạn sẽ tăng, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự cho doanh nghiệp.
2. Tiền đề xây dựng các chiến dịch marketing hiệu quả
Khi bạn đã xác định được một USP marketing cụ thể, bạn sẽ biết được những yếu tố quan trọng nào mà mình nên tập trung để thiết lập chiến dịch marketing tổng thể hiệu quả cho sản phẩm và thương hiệu. Lúc này, unique selling point sẽ đóng vai trò là trung tâm trong việc truyền đạt lợi ích cho người dùng, giúp khách hàng nhanh chóng ghi nhớ sản phẩm và làm tăng khả năng họ chọn lựa doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, USP còn là một phần không thể thiếu góp phần vào quá trình xây dựng brand cho doanh nghiệp, giúp bộ nhận diện thương hiệu trở nên độc đáo và gây ấn tượng tích cực với khách hàng hơn. Bởi lẽ thông qua USP, bạn có thể truyền đạt một cách rõ ràng những thông điệp của mình đến khách hàng, giúp họ phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với đám đông đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây chính là lý do tại sao mà việc xác định unique selling point được xem là tiền đề để xây dựng các chiến dịch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp.
3. Tạo dựng lòng tin và chỗ đứng cho doanh nghiệp
Trên thực tế, unique selling point của doanh nghiệp không đơn giản chỉ là một câu nói để tạo ấn tượng tích cực và khẳng định sự trung thành của khách hàng. Bởi lẽ khi bạn giới thiệu USP như một cam kết và thực hiện đúng như những gì đã tuyên bố thì uy tín của doanh nghiệp cũng sẽ được củng cố. Còn đối với khách hàng, họ cũng sẽ hài lòng khi nhìn thấy những mong đợi của mình đã được doanh nghiệp đáp ứng một cách hoàn hảo.
Vì USP là đặc điểm nổi bật nhất doanh nghiệp nên nó cũng là điều mà người dùng quan tâm và soi xét nhiều nhất. Họ sẽ đánh giá xem liệu rằng bạn có thực hiện unique selling point của mình hay không trước khi đưa ra lời nhận xét về những khía cạnh khác. Theo đó, nếu doanh nghiệp có thể thực hiện tốt những gì mà unique selling point cam kết, bạn có thể đạt được sự hài lòng và niềm tin tuyệt đối từ khách hàng. Khi họ cảm thấy hài lòng, dù có những vấn đề khác không được hoàn hảo thì chắc chắn cũng sẽ không gây ra ảnh hưởng tiêu cực lớn.
4. Thu hút khách hàng và cải thiện doanh thu
Việc xác định và phát triển unique selling point của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nêu bật được lợi ích độc nhất mà mặt hàng đó mang lại cho người dùng cũng như cung cấp những giá trị hữu ích mà họ không thể tìm thấy ở bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào khác của đối thủ cạnh tranh.
Như đã nhấn mạnh ở trên, USP đại diện cho những điểm khác biệt độc đáo của doanh nghiệp và những gì mà các đối thủ không thể sao chép hoặc cạnh tranh được. Do đó, unique selling point được xem là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng và cải thiện doanh thu. Khi sản phẩm của bạn nổi bật hơn trong mắt khách hàng, điều đó sẽ tạo ra cho họ sự tò mò và mong muốn tìm hiểu về sản phẩm nhiều hơn. Bằng cách thu hút sự chú ý của người dùng, khả năng tiếp cận tương tác và tỷ lệ chuyển đổi mua hàng sẽ được cải thiện đáng kể, điều này dẫn đến sự tăng trưởng vượt bật trong doanh thu.
Hướng dẫn xác định và phát triển USP sản phẩm
Chỉ nắm rõ khái niệm USP là gì thôi thì vẫn chưa đủ mà điều quan trọng hơn là bạn cần biết cách thiết lập unique selling point hiệu quả và mang lại giá trị cao cho sản phẩm / dịch vụ của mình. Để làm được điều này thì bạn có thể tham khảo 6 bước xác định và phát triển USP sản phẩm dưới đây:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Để thành công trong việc triển khai USP sản phẩm thì bước đầu tiên, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường mục tiêu, bao gồm việc tìm hiểu về phân khúc, xu hướng mua sắm, đối tượng khách hàng,... và những yếu tố liên quan khác. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về môi trường kinh doanh và nhóm đối tượng khách hàng của mình, từ đó có thể xây dựng những chiến lược marketing quảng cáo phù hợp. Và để làm được điều này thì bạn cần nhận biết được hai điểm chính sau:
- Tầm nhìn tổng quát: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ngữ cảnh tồn tại và phát triển của sản phẩm / dịch vụ của mình. Từ đó, bạn dễ dàng nhận biết được xu hướng thị trường và những yếu tố nào sẽ có ảnh hưởng đến sản phẩm / dịch vụ đó.
- Phân đoạn thị trường: Bằng cách nghiên cứu phân đoạn thị trường, doanh nghiệp có thể xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình muốn tiếp cận cũng như biết rõ họ là ai, làm gì và nhu cầu của họ ra sao. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể phác họa chân dung khách hàng của mình để xác định được điểm bán hàng độc đáo một cách chính xác và ấn tượng nhất.
Bước 2: Thấu hiểu tường tận nhu cầu của khách hàng
Sau khi đã xác định được phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu, việc quan trọng tiếp theo là bạn cần hiểu sâu sắc về nhu cầu, kỳ vọng, insight và cả pain point của họ. Muốn làm được điều này thì việc đặt mình vào vị trí của khách hàng và khám phá những suy nghĩ, cảm xúc thực sự của họ là rất cần thiết. Theo đó, doanh nghiệp có thể thực hiện các bước sau để thấu hiểu tường tận đối tượng:
- Tiến hành khảo sát và thu thập phản hồi: Tận dụng các công cụ khảo sát và thu thập ý kiến của khách hàng để hiểu sâu sắc hơn về nhu cầu, mong muốn của họ. Qua đó, bạn có thể xác định những vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm và biết được liệu rằng sản phẩm của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không.
- Lấy ý kiến từ chuyên gia: Ngoài việc khảo sát trực tiếp thì doanh nghiệp có thể lấy ý kiến từ các chuyên gia trong ngành. Bởi lẽ các chuyên gia sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường và kỳ vọng của khách hàng, từ đó có thể cung cấp những tư vấn quan trọng giúp bạn xác định USP phù hợp và chất lượng nhất cho doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, bạn cũng nên đứng dưới góc độ khách hàng để nghiên cứu xem khách hàng cần gì và mong đợi điều gì từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Việc đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng sẽ giúp bạn nhận được các câu trả lời khách quan và tạo ra một USP sản phẩm hiệu quả nhất. Mặt khác, khi bạn đã hiểu được tư duy của khách hàng, bạn sẽ tự tin hơn về hướng đi cần phải thực hiện để cải thiện sản phẩm cho doanh nghiệp của mình.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh được đánh giá là một bước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển USP marketing. Do đó, để xây dựng một unique selling point mạnh mẽ, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình, sản phẩm / dịch vụ của họ có những tính năng đặc biệt nào, đối tượng khách hàng mục tiêu của họ là ai,.... Bằng cách này, bạn có thể nhận biết được điểm bán hàng độc nhất của mình và có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong thị trường.
Cụ thể, để phân tích đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp cần tập trung vào nghiên cứu các thông tin quan trọng sau:
- Thông tin tổng quan về đối thủ: Bao gồm sơ lược về quy mô công ty, đội ngũ lãnh đạo, các nhà đầu tư, đối tác liên quan, nhà cung cấp, thị phần của đối thủ, số lượng khách hàng,...
- Sản phẩm và dịch vụ của đối thủ: Phân tích các tính năng, điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ, giá cả cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của chúng,....
- Các kênh truyền thông của đối thủ: Đánh giá thông điệp truyền thông trong các chiến dịch, vị thế thương hiệu của đối thủ, chiến lược content, hoạt động marketing,....
- Khách hàng của đối thủ: Tìm hiểu ý kiến phản hồi từ khách hàng về đối thủ, nhận diện thị trường và phân khúc mà đối thủ đang tập trung, kênh truyền thông mà khách hàng của đối thủ thường xuất hiện,....
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng mô hình SWOT để đánh giá đối thủ, từ đó hiểu rõ hơn về các điểm mạnh, điểm yếu của họ cũng như nhận diện được các cơ hội cùng rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đối thủ.
Bước 4: Hiểu rõ giá trị cốt lõi của sản phẩm, thương hiệu
Muốn phát triển được một điểm bán hàng độc đáo, hiệu quả nhất thì điều quan trọng là doanh nghiệp phải hiểu rõ về sản phẩm / dịch vụ mà mình cung cấp. Chỉ khi đã nắm vững thông tin về sản phẩm / dịch vụ của mình, bạn mới có thể xác định được chiến lược marketing quảng bá sản phẩm, phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả và tập trung vào những tính năng đặc biệt so với các đối thủ trong ngành.
Để đào sâu hơn vào giá trị của sản phẩm / dịch vụ trong quá trình xây dựng và phát triển USP, doanh nghiệp có thể tự đặt ra những câu hỏi sau:
- Sản phẩm / dịch vụ của bạn có những đặc tính độc đáo nào mà không ai trong ngành có thể sao chép được?
- Sản phẩm / dịch vụ của bạn mang lại những giá trị và lợi ích thực sự nào cho khách hàng?
- Sản phẩm / dịch vụ của bạn có khả năng giải quyết những vấn đề gì cho người dùng?
- Khách hàng cảm thấy hứng thú với những điểm nào trong sản phẩm / dịch vụ mà bạn đang cung cấp?
- Tại sao người tiêu dùng nên tin tưởng và chọn lựa sản phẩm / dịch vụ của bạn thay vì các đối thủ khác?
Bằng cách này, doanh nghiệp có thể hiểu tường tận về sản phẩm / dịch vụ của mình để từ đó tạo ra một USP hiệu quả và duy nhất.
Bước 5: Xác định điểm bán hàng độc nhất
Từ những thông tin thu thập được từ các chiến dịch phân tích, nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định một điểm độc đáo chỉ có ở sản phẩm / dịch vụ của mình. Điều quan trọng là đảm bảo rằng unique selling point này là duy nhất và mang lại giá trị đặc biệt cho khách hàng.
Đơn giản, bạn có thể xác định điểm mạnh độc đáo cho sản phẩm của mình thông qua việc phát hiện những hạn chế của đối thủ cạnh tranh mà sản phẩm của họ không thể đáp ứng được cho khách hàng và xem xét liệu rằng sản phẩm của mình có thể bổ sung những thiếu sót đó hay không. Điểm mạnh độc đáo có thể là giao hàng hỏa tốc, sản phẩm độc quyền, chính sách bảo hành tận nơi,... và những yếu tố khác nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Ngoài ra, để hiện thực hóa và kết tinh những điểm mạnh độc đáo của sản phẩm, bạn có thể trả lời những câu hỏi sau:
- Có những tính năng nào mà sản phẩm của doanh nghiệp sở hữu nhưng đối thủ không có?
- Điểm khác biệt này có dễ dàng bị sao chép không?
- Có phương tiện nào để truyền đạt sức mạnh này một cách hiệu quả?
- Điểm bán hàng độc đáo này có thể được truyền tải một cách ngắn gọn, dễ hiểu và thú vị đến khách hàng không?
- Liệu rằng unique selling point này có khả năng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và tạo sự kết nối với khách hàng không?
Bước 6: Duy trì và phát triển USP theo thời gian
Sau khi đã tìm được USP marketing hiệu quả cho sản phẩm / dịch vụ của mình thì bước cuối cùng bạn cần làm là giữ gìn và không ngừng phát triển điểm độc đáo theo thời gian. Bởi lẽ ngay khi bạn bắt đầu quảng bá unique selling point của mình thì đó cũng là lúc các đối thủ sẽ nỗ lực hết mình để phản kháng lại sức mạnh đó. Điển hình như việc bạn tạo ra một trang web xuất sắc, họ sẽ thiết kế một trang web đẹp hơn. Nếu bạn mở rộng tính năng của sản phẩm thì chỉ trong vài tuần, đối thủ của bạn cũng sẽ làm điều tương tự, thậm chí còn tốt hơn nhiều.
Có thể nói, thành công cùng sự nỗ lực của bạn luôn nằm trong tầm ngắm của đối thủ trên thị trường và họ có thể dễ dàng sao chép cũng như chiếm đoạt “trắng trợn” công sức của bạn mà không có bất kỳ ràng buộc nào. Vì vậy, sau khi xác định USP, đừng ngừng phát triển mà hãy tiếp tục cải thiện điểm bán hàng độc nhất của bạn, quảng bá nó đến với một lượng lớn khách hàng hơn. Thậm chí, việc nghiên cứu và phát triển các USP mới là cần thiết để duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường. Đây được xem là điều cực kỳ quan trọng trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và dễ dàng thay đổi như hiện nay.
Tóm lại, nếu bạn đã xây dựng được cho mình một điểm khác biệt thì hãy làm mọi cách để bảo vệ nó. Chỉ có như vậy, đối thủ mới không thể theo kịp và cho dù họ có đuổi kịp đi chăng nữa thì lúc đó, bạn cũng đã ở một tầm cao mới.
Ví dụ về USP của các thương hiệu hàng đầu
Các công ty hàng đầu trên thế giới và tại Việt Nam đã có những unique selling point - USP marketing độc đáo và mạnh mẽ như thế nào? Để hiểu rõ hơn về cách thiết lập USP ấn tượng và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình thì biện pháp tốt nhất là bạn hãy lấy cảm hứng sáng tạo từ những ví dụ thực tế. Dưới đây là các ví dụ cụ thể về những thương hiệu nổi tiếng đã thành công trong việc xây dựng và phát triển unique selling point của họ:
1. USP của VinFast
VinFast là một thương hiệu xe điện mới nổi của tập đoàn VinGroup trong những năm gần đây, được mọi người ưa chuộng không chỉ bởi sản phẩm chất lượng mà còn vì câu khẩu hiệu ấn tượng, đánh thẳng vào tâm lý khách hàng: "VinFast - Mãnh liệt tinh thần Việt Nam". Bằng cách này, thương hiệu VinFast đã kích thích niềm tự hào mạnh mẽ về văn hóa và danh tiếng Việt Nam trong lòng người tiêu dùng.
Điểm bán hàng độc đáo của VinFast nằm ở chỗ đây là thương hiệu sản xuất xe hơi Việt Nam đầu tiên được thành lập. Với USP này, VinFast đã hướng đến đối tượng khách hàng là người Việt Nam, những người có tình cảm đặc biệt với sản phẩm trong nước.
Theo đó, VinFast là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam được sở hữu toàn bộ bởi một doanh nghiệp Việt Nam và sử dụng dây chuyền sản xuất, lắp ráp do người Việt Nam tự thiết kế. Chính vì thế, VinFast có thể tối ưu chi phí sản xuất và vận chuyển, từ đó tạo ra một lợi thế cạnh tranh về giá cả so với các hãng xe nhập khẩu từ nước ngoài.
2. USP của Tiki
Tiki là một trong những nền tảng thương mại điện tử uy tín của Việt Nam, nổi bật với USP tập trung vào việc giao hàng nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tiết kiệm cho khách hàng trong quá trình mua sắm. Để làm điều này, Tiki đã triển khai chương trình giao hàng "Siêu nhanh - Siêu tiết kiệm", cho phép người mua nhận được sản phẩm trong vòng 2 giờ kể từ khi đặt hàng. Đây thực sự là một giá trị độc đáo bởi lẽ hiện nay, chưa có một nền tảng thương mại điện tử nào khác có thể giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả như Tiki đã làm. Có thể thấy với unique selling point này, Tiki xây dựng được uy tín vững chắc về chất lượng dịch vụ trong lòng khách hàng.
3. USP của Biti’s
Biti’s đã xây dựng mình như một thương hiệu "giày quốc dân" của Việt Nam với khẩu hiệu ấn tượng "Nâng niu bàn chân Việt". Sứ mệnh này đã được Biti's nỗ lực thực hiện trong suốt nhiều năm với việc sản xuất các sản phẩm giày dép không chỉ đẹp mắt mà còn phải phản ánh được sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng qua từng thời kỳ khác nhau. Đặc biệt, mỗi đôi giày, dép của Biti’s đều được chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn, êm ái và mang lại cảm giác thoải mái tối đa cho người dùng Việt.
4. USP của Tesla
Từ năm 2015, Tesla đã đưa ra thị trường một loại những mẫu xe điện với khả năng hoạt động ổn định và đạt được doanh số bán ra 100.000 chiếc trong năm 2017. Thành công này của Tesla phần lớn là đến từ tuyên bố được thể hiện rõ ràng trong USP: "The only stylish car that can go from 0 to 100 in 3 seconds without a drop of oil", có nghĩa là "Chiếc xe hơi thời trang duy nhất có thể đạt tốc độ từ 0 đến 100 chỉ trong vòng 3 giây mà không cần sử dụng dầu".
5. USP của Apple
Với USP ấn tượng "Thiết kế độc đáo và trải nghiệm người dùng", Apple luôn chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm và thiết bị tiên tiến có thiết kế đẹp, tối giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ mọi tính năng. Điều này giúp thương hiệu xây dựng một hình ảnh sang trọng và thẩm mỹ, đồng thời khơi gợi sự tò mò cũng như thu hút từ phía người tiêu dùng. Không chỉ vậy, thiết bị dễ sử dụng và trải nghiệm người dùng mượt mà cũng đã trở thành điểm mạnh của Apple. Theo đó, hệ điều hành thân thiện, tích hợp linh hoạt giữa các thiết bị và dịch vụ hỗ trợ khách hàng xuất sắc đã đưa Apple lên vị thế hàng đầu trong lòng người tiêu dùng.
6. USP của Canva
Với khẩu hiệu "Empowering the world to design" (tạm dịch là trao quyền thiết kế cho thế giới), Canva đang gặt hái thành công và phát triển mạnh mẽ dựa trên USP của mình. Đây là một nền tảng thiết kế và xuất bản trực tuyến nhằm mục đích giúp mọi người dễ dàng tạo cũng như chia sẻ sản phẩm đồ họa của mình. So với các công cụ đối thủ thường cung cấp những tính năng chỉnh sửa phức tạp, đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, Canva lại tập trung ra mắt các tính năng đơn giản, giúp người dùng phần mềm lần đầu là đã có thể tạo ra hình ảnh, tờ rơi hoặc tài liệu chuyên nghiệp chỉ tích tắc trong vài phút. Bằng cách nhìn nhận rõ vị trí của mình trên thị trường, Canva đã nắm bắt được lợi thế cạnh tranh và đang ngày càng phát triển không ngừng.
Như vậy, USP được xem như công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Nếu xét từ góc độ người dùng, unique selling point sẽ giúp khách hàng trả lời cho câu hỏi "tại sao họ nên chọn sản phẩm / dịch vụ của bạn thay vì những thương hiệu khác”. Do đó, muốn thành công thì doanh nghiệp cần tập trung vào việc tìm ra một USP độc đáo bằng cách tạo ra giá trị độc nhất mà chỉ riêng bạn mới có để xây dựng lợi thế cạnh tranh tuyệt đối trong lĩnh vực tiếp thị và kinh doanh. Với những nội dung chia sẻ trong bài viết này, Phương Nam 24h hy vọng bạn đã hiểu rõ USP là gì và có thể áp dụng những kiến thức trên để tạo ra ưu thế vượt trội cho doanh nghiệp của mình, đồng thời xây dựng lòng tin từ phía khách hàng.