Affiliate marketing là gì? Từ A - Z về mô hình affiliate marketing

Cùng với sự bùng nổ của Internet thì nghề affiliate marketing (tiếp thị liên kết) đang dần nở rộ và tạo nên một làn sóng truyền thông mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Theo đó, hình thức tiếp thị sản phẩm / dịch vụ này nhanh chóng trở thành một kênh kiếm tiền online được nhiều người ưa chuộng vì khả năng mang lại nguồn thu nhập ổn định và hấp dẫn hơn nhiều so với các công việc MMO khác.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về "ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la" này và dù là kênh kiếm tiền khủng nhưng cũng ít người có đủ kiến thức, kinh nghiệm để tạo ra nguồn doanh thu ấn tượng. Vậy affiliate marketing là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật từ A - Z về mô hình affiliate marketing trong thời đại 4.0 nhé.
 

Affiliate marketing là gì? Từ A - Z về mô hình affiliate marketing
 

Mục lục

Affiliate marketing là gì?

Affiliate marketing hay tiếp thị liên kết là một hình thức quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông qua các đường dẫn mà trong đó, nhà phân phối (affiliate / publisher) sẽ sử dụng năng lực cũng như sự hiểu biết của mình để thực hiện việc tiếp thị nhằm thu hút khách hàng (end user) mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ từ nhà cung cấp (advertiser / merchant). Sau mỗi đơn hàng thành công hoặc khi người mua hoàn thành các hành động cụ thể, nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng từ đơn vị cung cấp tương ứng.

Nói một cách đơn giản hơn, affiliate marketing tương tự như mô hình cộng tác viên mà chúng ta thường thấy ở các shop bán hàng online hiện nay. Trong đó, chủ cửa hàng (hoặc nhà cung cấp, doanh nghiệp) được gọi là advertiser sẽ giao nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng cho các cộng tác viên là publisher và publisher sẽ nhận được một khoản hoa hồng tương ứng cho mỗi giao dịch thành công.

Nhìn chung, affiliate marketing là một cách kiếm tiền online đầy tiềm năng, đem lại sự thuận tiện, hiệu quả nhanh chóng và được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Mặt khác, đây là một lĩnh vực không hạn chế về độ tuổi hay giới tính nên mọi người đều có thể dễ dàng trở thành đối tác với các đơn vị cung cấp sản phẩm để kiếm thêm thu nhập.

Affiliate marketing có phải lừa đảo không?

Nếu bạn là một newbie mới bắt đầu kiếm tiền online thì có khả năng bạn sẽ đặt ra câu hỏi: "Liệu affiliate marketing có phải là phương thức đa cấp hay lừa đảo trá hình không?". Điều này hoàn toàn hiểu được bởi lẽ trên mạng xã hội hiện nay xuất hiện hàng loạt những lời mời “có cánh” về các khóa học kinh doanh không đòi hỏi kinh nghiệm nhưng vẫn đảm bảo có thể kiếm tiền nhanh chóng. Hay các hình thức đa cấp ẩn mình trong affiliate marketing đã làm cho khái niệm chân chính về công việc này trở nên lệch lạc.

Mặc dù thường bị nhầm lẫn với mô hình đa cấp trong việc nhận hoa hồng thông qua mạng lưới tiếp thị nhưng affiliate marketing thực sự không phải là đa cấp hay lừa đảo. Dưới đây là những điểm khác biệt rõ ràng nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của mô hình này:

Hoàn toàn miễn phí: Tham gia affiliate không đòi hỏi bạn phải chi trả bất kỳ khoản chi phí nào. Chỉ cần đăng ký một lần, bạn sẽ chính thức trở thành đối tác (publisher) và có thể bắt đầu kiếm tiền online.

- Rõ ràng, minh bạch: Khi tham gia chiến dịch tiếp thị liên kết, bạn sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về điều khoản, quy định, hoa hồng, chính sách,... một cách chi tiết, công khai.

Chi trả hoa hồng dựa trên người dùng thật: Bạn chỉ nhận được phần trăm hoa hồng khi nhà cung cấp thực sự bán được sản phẩm hoặc khách hàng thực hiện hành động chuyển đổi thông qua liên kết bạn đã giới thiệu. Điều này đồng nghĩa với việc thu nhập của bạn phụ thuộc vào công sức và hiệu suất thực tế do chính mình tạo ra mà không phải viển vông “từ trên trời rơi xuống”.
 

Affiliate marketing là gì?
 

Tại sao affiliate marketing trở thành kênh kiếm tiền hot nhất thời điểm hiện tại? 

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn thì xu hướng làm affiliate marketing cũng trở nên hot hơn bao giờ hết. Nghề này không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn linh hoạt, tự do với thời gian làm việc, cho phép mọi người kiếm đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra, sự phát triển rầm rộ của tiếp thị liên liên kết còn xuất phát từ những lợi ích và cơ hội mà nó mang lại cho những người tham gia, cụ thể: 

Khởi nghiệp với chi phí thấp: mô hình affiliate marketing đặc biệt thích hợp cho những người có nguồn vốn hạn chế và bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tham gia hoàn toàn miễn phí. Thay vì lo nguồn hàng, vấn đề tồn kho hay vận chuyển thì bạn chỉ cần sở hữu một số kênh truyền thông hoặc mạng xã hội để bắt đầu sự nghiệp làm affiliate marketer của mình.

- Dễ dàng gia nhập: việc tham gia vào lĩnh vực affiliate marketing đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp triển khai chương trình affiliate marketing như Shopee, Lazada, Accesstrade,... bạn chỉ cần tìm kiếm trên trình duyệt web và thực hiện vài bước đơn giản để đăng ký tham gia.

Linh động thời gian - không gian làm việc: affiliate marketing mang lại sự linh hoạt cao, bạn có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi mà không bị ràng buộc về địa điểm hay khung thời gian làm việc.

Kênh bán hàng đa dạng: do mô hình thương mại điện tử và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ nên bạn hoàn toàn có thể tận dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau để mở rộng phạm vi và tiếp cận đến nhiều nhóm đối tượng tiềm năng.

Không cần lưu trữ hàng hóa: không phải lo lắng về nguồn cung, nhập hàng, tồn kho, lưu trữ hay vận chuyển hàng hóa mà bạn chỉ cần tập trung vào việc làm thế nào để giới thiệu sản phẩm đến nhiều người nhất.

Loại bỏ gánh nặng vận chuyển và đổi trả: vì những vấn đề này đều thuộc về trách nhiệm của nhà cung cấp và đơn vị vận chuyển.

Không cung cấp dịch vụ hậu mãi: những chương trình khuyến mãi, ưu đãi sẽ không phải do bạn quyết định mà thay vào đó, bạn chỉ nhận được giá và ưu đãi mà nhà cung ứng đã thoả thuận trước đó. Do đó, bạn không cần phải lo lắng và suy nghĩ về việc đặt giá hay áp dụng ưu đãi cho khách hàng, vì những quyết định này đã được định rõ từ đầu.

Không yêu cầu kỹ năng đặc biệt: mô hình affiliate marketing không đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt như thuyết phục, tư vấn, bán hàng hay chăm sóc khách hàng. Việc bạn cần làm là giới thiệu sản phẩm đến nhiều người và tìm cách để người dùng nhấp vào link mua hàng để nhận hoa hồng.

Nhận thanh toán nhanh chóng và dễ dàng: hầu hết các đơn vị tổ chức chương trình affiliate sẽ thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng trực tuyến hoặc ví điện tử, mang lại sự thuận tiện và tốc độ trong việc nhận thanh toán.
 

Affiliate marketing
 

Một số hạn chế của mô hình affiliate marketing

Tương tự những cách kiếm tiền MMO khác, bên cạnh nhiều ưu điểm và lợi ích kể trên thì mô hình affiliate marketing cũng không hoàn hảo tuyệt đối bởi còn tồn tại những hạn chế sau đây:

Môi trường cạnh tranh rất khốc liệt: với hình thức đăng ký miễn phí, dễ tiếp cận và ai cũng có thể tham gia, affiliate marketing được đánh giá là một lĩnh vực cạnh tranh cao. Hơn nữa, nếu chọn tiếp thị sản phẩm được nhiều người quảng bá thì bạn có thể gặp khó khăn khi thuyết phục khách hàng click vào liên kết của bạn.

Thu nhập thụ động: đây là một công việc mang lại nguồn thu nhập không ổn định và thường khó để trở thành nguồn thu nhập chính của bạn.

Cần đầu tư nhiều thời gian vào xây dựng nội dung: để cạnh tranh với những người khác, bạn cần tạo ra content nổi bật và duy trì sự cập nhật liên tục nhằm tạo ấn tượng với khán giả. Do đó, việc trở thành một affiliate marketer sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian và phải đi qua nhiều bước để định hướng nội dung cho kênh của mình.

Cần giỏi việc tiếp thị qua Internet: mặc dù không yêu cầu kỹ năng bán hàng, tư vấn hay chăm sóc khách hàng nhưng do công việc này thực hiện trên nền tảng trực tuyến nên việc hiểu rõ nghệ thuật marketing hiệu quả qua Internet là điều cần thiết. Chỉ khi bạn biết và thành thạo cách tiếp thị trực tuyến, bạn mới có thể cạnh tranh hiệu quả với người khác.

Có yêu cầu để được nhận hoa hồng: một số chương trình tiếp thị liên kết yêu cầu bạn đạt được một lượng click hoặc đơn hàng tối thiểu mới có thể nhận được thanh toán. Vậy nên bạn cần kiểm tra kỹ các điều khoản trước khi làm affiliate marketing để tránh tình trạng không nhận được tiền.

Nguy cơ của nhiều chương trình lừa đảo: sự phát triển nhanh chóng của affiliate marketing đã khiến nhiều kẻ gian lợi dụng lòng tin của người khác để chiếm đoạt tài sản, do đó nguy cơ bạn gặp phải các đơn vị lừa đảo cũng tăng lên.

Affiliate marketing gồm những bên nào?

Affiliate marketing là một ngành nghề ngày càng trở nên phổ biến trong thế giới kinh doanh trực tuyến, nơi mà sự hợp tác giữa các bên có thể mang lại lợi ích lớn cho cả nhà cung cấp và người tiếp thị. Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của hình thức này, chúng ta cần nắm rõ về các bên tham gia, cụ thể:

Nhà cung cấp (Advertiser / Merchant): cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức cung cấp sản phẩm / dịch vụ với mong muốn tối đa hóa hiệu suất kinh doanh trực tuyến và gia tăng lợi nhuận.

Nhà phân phối (Publisher): các tổ chức hoặc cá nhân sở hữu trang web, blog hay tài khoản mạng xã hội có khả năng mang lại thu nhập không giới hạn thông qua việc tham gia tiếp thị những sản phẩm được cung cấp bởi nhà phân phối.

Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate network): đây là nơi trung gian hỗ trợ kết nối các publisher và advertiser, thông qua việc cung cấp nền tảng kỹ thuật như liên kết quảng cáo, banner, theo dõi hiệu suất quảng bá, giải quyết tranh chấp, đồng thời thực hiện thanh toán hoa hồng cho nhà phân phối.

Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate program): đây là chương trình do nhà cung cấp sản phẩm / dịch vụ thiết lập. Tuy nhiên, họ có thể theo dõi trực tiếp hoặc thuê đối tác chuyên cung cấp phần mềm quản lý để tổng hợp và thống kê các hoạt động affiliate.

Khách hàng (End user): người dùng cuối cùng hay những người sử dụng sản phẩm / dịch vụ hoặc thực hiện các hành động khác theo yêu cầu của advertiser.
 

Affiliate
 

Các mô hình tính giá thường gặp trong affiliate marketing 

Trong lĩnh vực tiếp thị liên kết, việc xác định mô hình tính giá là một phần quan trọng, quyết định đến quá trình hợp tác và chia sẻ lợi nhuận giữa các bên tham gia. Hiện nay, có nhiều cách tính giá được áp dụng trong lĩnh vực này, phổ biến nhất là:

Cost Per Action (CPA): trong lĩnh vực tiếp thị liên kết, mô hình tính phí quảng cáo CPA đang là một phương thức tiếp cận hiệu quả nhất, dựa trên hành vi cụ thể của người tiêu dùng. Nhà cung cấp chỉ phải thanh toán khi khách hàng thực hiện các hành động nhất định như đăng ký dịch vụ, mua sắm hoặc để lại thông tin cá nhân.

Cost Per Sale (CPS): người làm affiliate marketing chỉ nhận hoa hồng khi đơn hàng được ghi nhận từ phía advertiser.

Cost Per Lead (CPL): các publisher sẽ nhận được phần trăm hoa hồng khi có người dùng hoàn thành đăng ký biểu mẫu. Nói cách khác, nhà cung cấp chỉ đồng ý trả tiền cho người làm tiếp thị khi họ nhận được thông tin từ khách hàng tiềm năng.

Cost Per Order (CPO): các Publisher sẽ nhận tiền hoa hồng khi có người thực hiện đặt hàng thành công trên trang web của nhà cung cấp.

Cost Per Qualified Lead (CPQL): Mặc dù cũng được nhận hoa hồng khi khách hàng hoàn thành biểu mẫu đăng ký nhưng CPQL lại đặt ra yêu cầu cao hơn. Nhà cung cấp chỉ chấp nhận thanh toán khi thông tin đáp ứng đúng những tiêu chí cụ thể theo yêu cầu của từng chiến dịch mà họ đặt ra.

Bật mí 6 mô hình website mang lại chuyển đổi cao nhất khi làm affiliate

Để thành công trong lĩnh vực affiliate marketing và tạo ra nguồn thu nhập hiệu quả, bạn cần hiểu rõ 6 mô hình website mang lại chuyển đổi cao nhất dưới đây:

Coupon site: Các trang web cung cấp mã giảm giá luôn thu hút một lượng lớn người dùng và ghi nhận tỷ lệ chuyển đổi cao bởi lẽ dù thế nào đi chăng nữa thì giá cả vẫn là yếu tố hàng đầu mà khách hàng quan tâm. Cũng chính vì điều này nên người tiêu dùng thường tìm kiếm mã giảm giá hay voucher trước khi quyết định mua sắm một sản phẩm nào đó.

Review site: Những nền tảng chuyên cung cấp các đánh giá sản phẩm hay lời khuyên cho khách hàng vẫn luôn mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao trong tiếp thị liên kết bởi khách hàng cần tham khảo nhiều thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Comparison site: Như đã nói trước đó thì khách hàng thường thích mua sản phẩm với giá rẻ nên việc tập trung vào giá cả sẽ giúp các publisher gia tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Tuy nhiên, triển khai mô hình này ở thị trường Việt Nam khá khó khăn và hiện nay, chỉ có hai đơn vị là websosanh và sosanhgia được cho là thành công trong comparison site.

Focus Industry site: Đây là một mô hình website chuyên sâu về một ngành nghề nhất định và bạn đóng vai trò như một chuyên gia đang chia sẻ kiến thức, trải nghiệm. Khi trang web của bạn trở nên nổi tiếng trong ngành, nó sẽ nhận được sự tin tưởng và trở thành nguồn tham khảo quan trọng của nhiều người.

Data Segment & Automation, Funnel: Những nền tảng sử dụng tự động hóa (automation) và hệ thống phễu để tối ưu hóa quy trình làm việc.

Cashback: Mô hình này đang là một xu hướng “gây sốt” trong cộng đồng MMO hiện nay. Bằng cách tận dụng tâm lý của người tiêu dùng thích nhận ưu đãi và "tiền lẻ", các nền tảng cashback không chỉ có tỷ lệ chuyển đổi cao mà còn tạo ra sự trung thành của khách hàng.
 

Affiliate là gì?
 

Cách tạo hoa hồng với các mô hình affiliate marketing cho người mới

Tiếp thị liên kết đã tạo nên sức hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ như một cơ hội tăng trưởng “vàng” với chi phí thấp cho mọi doanh nghiệp và cá nhân, đồng thời mang đến thu nhập thụ động cho những người muốn kiếm thêm tiền từ việc quảng bá các sản phẩm affiliate marketing. Theo đó, việc tham gia vào lĩnh vực tiếp thị liên kết được xem là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh dù đó là công ty nhỏ chỉ chuyên về một mặt hàng hay các tập đoàn khổng lồ. Vậy làm thế nào để tạo hoa hồng “khủng” với các mô hình affiliate marketing cho người mới bắt đầu?

1. Chia sẻ liên kết affiliate trên mạng xã hội 

Việc chia sẻ liên kết tiếp thị trên các nhóm, trang cá nhân Facebook hoặc tài khoản TikTok, Instagram,... đang trở thành một phương pháp tiếp cận người dùng tiềm năng nhất hiện nay. Với các nhóm hay cộng đồng người theo dõi có cùng sở thích hoặc ngành nghề thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút sự chú ý của đối tượng tiềm năng khi chia sẻ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ qua liên kết affiliate.

Tuy nhiên, khi chia sẻ liên kết tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội, bạn phải tuân thủ theo các quy định và chính sách của nền tảng để tránh vi phạm cũng như đảm bảo rằng nội dung của bạn không bị xóa hoặc bị cấm. Đồng thời, cần chú ý rằng việc chia sẻ phải nhắm đúng đối tượng mục tiêu, mang lại giá trị thực tế để thu hút sự quan tâm và tạo ra sự tương tác tích cực từ cộng đồng.

2. Đăng ký tham gia các chiến dịch mobile app

Đối với newbie chưa có nhiều kinh nghiệm và lần đầu tiên thử sức trong lĩnh vực tiếp thị liên kết, việc đăng ký tham gia các chiến dịch mobile app (kiếm tiền thông qua việc tải ứng dụng) được xem như một bước “mở màn” thông minh cho việc kiếm thu nhập online.

Hiện nay, nhiều ứng dụng di động cung cấp các chương trình liên kết, cho phép bạn chia sẻ đường link để kiếm hoa hồng từ số lượng người dùng tải và sử dụng app mobile. Khi tham gia các chiến dịch này, bạn sẽ nhận được hoa hồng cho mỗi lượt tải ứng dụng thông qua liên kết affiliate của mình. 

3. Xây dựng website và viết bài blog

Nếu bạn đang có kế hoạch kinh doanh lâu dài hoặc mong muốn xây dựng thương hiệu cá nhân thì việc thiết kế web với nội dung chất lượng là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ một website không chỉ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng, mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường mà còn thuận lợi trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm affiliate.

Không giống với mạng xã hội, sàn thương mại điện tử hay các diễn đàn, trang web bán hàng riêng mang lại cho bạn mọi quyền kiểm soát hoàn toàn mà không phải thông qua bên trung gian. Điều này có nghĩa là bạn có thể sở hữu một cửa hàng trực tuyến độc lập để tiếp thị sản phẩm của nhà cung cấp và không bị ràng buộc bởi các chính sách hay điều khoản từ bên thứ ba, đồng thời không phải đối mặt với những thách thức không lường trước được. 

Tóm lại, tạo ra một trang web cá nhân và viết bài blog là một chiến lược mạnh mẽ để triển khai affiliate marketing. Theo đó, trang web sẽ đóng vai trò là nền tảng cho việc chia sẻ thông tin, đánh giá sản phẩm và dịch vụ, đồng thời chứa các liên kết affiliate. Việc xây dựng một web chuyên nghiệp và tạo ra nội dung chất lượng sẽ thu hút được nguồn lưu lượng truy cập ổn định và mở ra cơ hội chuyển đổi cao hơn khi bạn có thể biến độc giả trở thành end user thông qua các liên kết Affiliate.

4. Tự mua hàng qua link affiliate của chính mình

Tưởng chuyện như đùa nhưng việc tự mua hàng thông qua link affiliate của chính mình có thể là một phương thức tốt để trực tiếp trải nghiệm quá trình mua sắm và đánh giá hiệu suất của liên kết. Khi bạn tự mua sắm qua chia sẻ liên kết của mình, bạn sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về trải nghiệm mua sắm từ góc độ của người tiêu dùng.

Điều này cũng giúp bạn test xem liên kết của mình hoạt động như thế nào, liệu nó chuyển đổi hiệu quả và có mang lại hoa hồng như bạn kỳ vọng hay không. Từ những thông tin này, bạn có thể tiến hành cải thiện và tối ưu hóa mọi chiến lược tiếp thị của mình dựa trên mong đợi cá nhân.
 

Tiếp thị liên kết là gì?
 

5. Gửi link affiliate cho người thân, bạn bè

Chia sẻ liên kết affiliate với bạn bè, người thân, đồng nghiệp, hàng xóm xung quanh,... được đánh giá là một khởi đầu tích cực trong nghề này. Bạn có thể giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình tin tưởng, giải đáp mọi thắc mắc của họ và nêu rõ các lợi ích mà khách hàng có thể đạt được thông qua liên kết affiliate, từ đó khuyến khích họ đưa ra quyết định mua hàng.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc quảng cáo quá lố lăng hay chỉ chăm chăm vào mục tiêu lợi nhuận có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân. Do vậy, bạn cần tiếp cận một cách tinh tế, khéo léo và chỉ chia sẻ khi bạn thực sự cảm thấy sản phẩm hoặc dịch vụ đó có thể mang lại giá trị cũng như lợi ích cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

6. Chia sẻ link affiliate trên diễn đàn, kênh YouTube

Mặc dù diễn đàn không còn sức ảnh hưởng mạnh mẽ như trước nhưng vẫn có một nhóm người tiêu dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin, hỏi ý kiến, đánh giá của cộng đồng về sản phẩm / dịch vụ trước khi quyết định mua hàng. Song song với việc giải đáp những thắc mắc đó, bạn có thể cung cấp những trải nghiệm của mình và chèn theo liên kết affiliate sản phẩm tương tự một cách khéo léo dựa trên góc độ của người dùng.

Ngoài diễn đàn thì Youtube cũng đang trở thành một kênh tiếp thị quan trọng với sự xuất hiện của nhiều youtuber nổi tiếng và các kênh chuyên sâu về từng thị trường ngách. Các video đánh giá sản phẩm không chỉ tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đối với người mua hiện tại mà còn thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. 

7. Khởi tạo chiến dịch email marketing

Khác với hạn chế của chatbot trên Facebook, sử dụng hình thức email marketing mang phép bạn có thể gửi đi thông tin với nhiều ký tự hơn. Điều này có nghĩa là bạn có thêm không gian để thuyết phục khách hàng click vào liên kết affiliate của bạn và từ đó kiếm được hoa hồng.

Ngoài ra, hình thức này cũng không đòi hỏi bạn phải xây dựng tệp dữ liệu ngay từ đầu như khi sử dụng chatbot trên Facebook mà thay vào đó, bạn chỉ cần đăng ký một tài khoản email marketing cùng với danh sách các email sẵn là bạn đã có thể bắt đầu chiến lược gửi email một cách dễ dàng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn cần cung cấp giá trị thực sự, tránh spam để duy trì sự tin tưởng từ người nhận và gia tăng tỉ lệ mở email.

8. Chạy chiến dịch Facebook Ads

Facebook Ads là phương pháp giúp link affiliate của bạn tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Với khả năng chọn lọc đối tượng mục tiêu, bạn có thể truyền đạt thông điệp và liên kết tiếp thị đến những người có khả năng quan tâm cao về sản phẩm / dịch vụ. Theo đó, quảng cáo trên Facebook cho phép bạn tùy chỉnh chiến dịch dựa trên độ tuổi, sở thích, giới tính, vị trí địa lý và hành vi trực tuyến, từ đó tối ưu hóa việc đưa sản phẩm đến đúng đối tượng mục tiêu. Cách này có thể tạo ra hiệu suất chuyển đổi tốt hơn cho link affiliate của bạn nhưng đồng thời bạn cũng cần phải chi trả chi phí quảng cáo cho Facebook.

9. Sử dụng chatbot gửi tin nhắn hàng loạt

Chatbot là một công cụ hỗ trợ bạn trong việc tự động hóa khi tương tác 24/7 với khách hàng, giúp bạn có thể mạnh mẽ chia sẻ thông điệp và liên kết affiliate tới lượng lớn người dùng. Tùy thuộc vào nội dung của kênh tiếp thị liên kết và đối tượng mà bạn muốn nhắm đến, hãy lựa chọn sản phẩm mà bạn cho rằng là phù hợp nhất để gia tăng cơ hội chuyển đổi khách hàng thông qua các liên kết affiliate.

10. Chạy quảng cáo Google Adwords

Tương tự như các trang mạng Facebook, TikTok, Youtube,... Google cũng cung cấp dịch vụ quảng cáo riêng biệt của mình. Điểm khác biệt quan trọng là việc quảng cáo trên Google sẽ dựa trên từ khóa, điều này có nghĩa là khi người dùng mạng tìm kiếm một từ khóa liên quan thì liên kết sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện ở đầu trang kết quả tìm kiếm. Lúc này, họ đã có sự quan tâm đặc biệt đối với sản phẩm đó nên vì vậy, việc quan trọng mà bạn cần thực hiện là tối ưu hóa tiêu đề, nội dung quảng cáo để gia tăng tỷ lệ nhấp chuột. Nếu làm được điều này thì chắc chắn bạn sẽ có cơ hội kiếm được một khoản hoa hồng đáng kể.
 

Tiếp thị liên kết
 

Những bí quyết giúp bạn kiếm tiền hiệu quả từ affiliate marketing

Amazon, Commission Junction, Clickbank, Shopee,... và nhiều tên tuổi lớn khác đã chứng minh rằng affiliate marketing không chỉ là một mô hình kinh doanh mà còn mở ra cơ hội kiếm tiền hiệu quả, khôn ngoan cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần nắm vững những bí quyết và chiến lược phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu về những kinh nghiệm độc đáo được áp dụng bởi những người affiliate marketer thành công để biến ý tưởng kiếm tiền trực tuyến thành hiện thực ngay sau đây nhé.

1. Lựa chọn sản phẩm và đối tác phù hợp

Ngày nay, thành công trong lĩnh vực affiliate marketing đòi hỏi sự tinh tế và chiến lược trong quá trình phân tích thị trường. Bởi lẽ việc hiểu rõ về đối tượng mục tiêu, xu hướng tiêu dùng cũng như cạm bẫy thị trường được xem là chìa khóa then chốt để bạn lựa chọn sản phẩm và đối tác phù hợp.

Theo đó, bạn cần xác định những ngách cụ thể nào đang nổi lên và tìm cách đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả. Đồng thời, chọn lựa sản phẩm tiếp thị và nhà cung ứng phải đi kèm với việc đưa ra những quyết định chiến lược dựa trên thông tin thu thập được từ phân tích thị trường. Chỉ khi chọn được sản phẩm tiềm năng và đối tác uy tín thì bạn mới có thể xây dựng một chiến dịch affiliate marketing mạnh mẽ với có khả năng chuyển đổi cao, từ đó gia tăng nguồn thu nhập thụ động cho bản thân.

2. Lựa chọn nền tảng thực hiện affiliate marketing

Bước tiếp theo quan trọng khi bạn muốn trở thành một affiliate marketer thành công là lựa chọn kênh tiếp thị liên kết phù hợp. Tại Việt Nam, có nhiều nền tảng được người dùng sử dụng rộng rãi, bao gồm website, landing page, mạng xã hội (TikTok, Facebook, Instagram, LinkedIn, YouTube,...), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada,...), sử dụng KOL / KOC, diễn đàn,....

3. Lựa chọn ngách và hướng đi riêng

Nếu phạm vi quảng bá thị trường của bạn quá rộng thì khả năng đối mặt với cạnh tranh cao là điều khó tránh khỏi. Thay vào đó, việc tập trung vào một mảng thị trường ngách có thể là một chiến lược hiệu quả hơn. Điều này chẳng những không làm mất đi sự tương tác với khách hàng mà còn giúp bạn tiết kiệm nguồn lực và tối ưu hóa hiệu quả trong các công cụ tìm kiếm. Do đó, hãy xác định cho mình một thị trường ngách có tiềm năng phát triển lâu dài bằng cách trả lời những câu hỏi sau đây:

- Bạn đam mê lĩnh vực nào?

- Thị trường ngách này có còn chỗ cho bạn bước vào không?

- Nhu cầu trong thị trường này có đủ lớn để bạn kiếm tiền không?

- Đã có chương trình liên kết nào hoạt động trong thị trường này chưa?

Lưu ý rằng, hãy chọn một mảng thị trường mà bạn thực sự quan tâm để có đủ lòng kiên trì và trách nhiệm đối với nội dung bạn chia sẻ.
 

Mô hình affiliate marketing
 

4. Tham gia các chương trình tiếp thị liên kết tiềm năng

Mặc dù việc tìm kiếm một chương trình tiếp thị liên kết phù hợp với mình có thể tốn kém thời gian nhưng sau khi tham gia, doanh thu của bạn chắc chắn sẽ bắt đầu tăng lên đáng kể. Bởi lẽ qua các chương trình liên kết, bạn có thể quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình đến đông đảo người dùng, từ đó tối đa hóa khả năng kiếm tiền. Ở Việt Nam, có nhiều affiliate program uy tín như Shopee Affiliate, Lazada Affiliate, Tik Tok Affiliate, Masoffer, Accesstrade, Ecomobi, Dinos,... và bạn có thể tham gia để kiếm tiền thông qua các kênh tiếp thị của mình.

5. Sáng tạo nội dung chất lượng, đặc trưng

Để kênh tiếp thị liên kết nhận được sự chú ý của mọi người thì bạn cần tạo ra những content chất lượng, nơi mà đường link affiliate của bạn hòa mình vào nội dung một cách tự nhiên nhất. Một trong những cách nhanh chóng để tăng chất lượng của content là đưa ra nhận xét, review chân thực về sản phẩm bạn đang quảng cáo hoặc thậm chí là trải nghiệm khi sử dụng sao cho công tâm. Hơn nữa, bạn cũng có thể đi sâu hơn bằng cách giải quyết các vấn đề mà khách hàng quan tâm, đồng thời tham gia vào việc trả lời các ý kiến và bình luận để tạo ra một không khí tương tác tích cực với người dùng.

6. Thu hút lượt xem bài đăng và click vào liên kết của bạn

Sau khi đã có những content chất lượng, bước kế tiếp bạn cần làm là thu hút nhiều lượt xem bài đăng và click vào liên kết hơn. Có nhiều phương pháp để đạt được điều này, chẳng hạn như sử dụng quảng cáo trả phí (Facebook, Google, TikTok,...), tối ưu hóa SEO, email marketing, KOL và KOC cùng nhiều chiến lược hiệu quả khác.

7. Trang bị những kỹ năng cần thiết khi kiếm tiền bằng affiliate marketing

Dù là mới bước đầu “dấn thân” vào công việc kiếm tiền bằng affiliate marketing hay người có nhiều kinh nghiệp thì bạn vẫn cần trang bị đầy đủ cho mình những kỹ năng cần thiết sau:

Kỹ năng máy tính và công nghệ: vì đây là một lĩnh vực kiếm tiền trực tuyến nên việc nắm vững kiến thức về máy tính và công nghệ là không thể thiếu. Điều này giúp bạn tự tin và chủ động hơn trong việc tận dụng các cơ hội kiếm tiền online.

Kỹ năng sáng tạo nội dung: content đóng vai trò quan trọng trong quyết định của người dùng về hành động mua, click xem hay đăng ký. Do đó, kỹ năng sáng tạo nội dung là yếu tố cực kỳ quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sự quan tâm của khán giả mà còn làm cho người đọc ghi nhớ và liên tưởng về bạn.

- Kỹ năng giao tiếp: các chuyên gia affiliate marketing xuất sắc thường là những người biết cách tương tác khéo léo, linh hoạt với mọi đối tượng và điều này góp phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực với người dùng

Kỹ năng xây dựng một nền tảng: sử dụng đa dạng các nền tảng là chìa khóa để tiếp cận đến nhiều người hơn và tăng cơ hội chốt đơn. Việc học cách xây dựng và quản lý các nền tảng như mạng xã hội, trang web, gian hàng thương mại điện tử, chatbot, email,... sẽ làm tăng khả năng thành công trong quá trình làm affiliate marketing.

Khả năng tài chính: đầu tư tiền bạc vào affiliate marketing có thể giúp bạn phát triển nhanh chóng và giảm thiểu cạnh tranh với các đối thủ khác trong lĩnh vực này. Do đó, việc hiểu rõ và quản lý tài chính một cách khéo léo là một phần quan trọng trong chiến lược kiếm tiền hiệu quả từ tiếp thị liên kết.
 

Mô hình affiliate
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm tiếp thị liên kết là gì và những thông tin cần biết từ A đến Z để thành công trong mô hình affiliate marketing. Hy vọng rằng với kiến thức chia sẻ trên, bạn đã có được nhiều tư liệu quý báu để áp dụng hiệu quả trong hành trình tạo ra thu nhập thụ động và làm giàu cho mình. Đừng ngần ngại bắt tay vào thực hiện, tin chắc bạn sẽ đạt được thành công lớn lao!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chỉ số NPS là gì? Cách đo lường và áp dụng Net Promoter Score

Chỉ số NPS là gì? Cách đo lường và áp dụng Net Promoter Score

Chỉ số Net Promoter Score (NPS) là thước đo chính xác nhất về mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Mô hình PESTEL là gì? Phân tích 6 yếu tố của PESTEL model

Mô hình PESTEL là gì? Phân tích 6 yếu tố của PESTEL model

Mô hình PESTEL giúp doanh nghiệp phân tích 6 yếu tố chủ chốt tác động đến hoạt động kinh doanh và tạo cái nhìn tổng quan về thị trường.
Customer centric là gì? Bứt phá doanh thu với customer centric

Customer centric là gì? Bứt phá doanh thu với customer centric

Để giữ chân khách hàng và xây dựng lòng trung thành, doanh nghiệp cần hiểu về customer centric và áp dụng vào hoạt động kinh doanh.
Khảo sát thị trường là gì? Cách khảo sát thị trường hiệu quả

Khảo sát thị trường là gì? Cách khảo sát thị trường hiệu quả

Khảo sát thị trường không chỉ là một công cụ mà còn là chiếc la bàn chỉ đường cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.