Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Khi tham gia một khóa học chuyên ngành hay chỉ đơn giản là lướt mạng xã hội, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những cụm từ như concept chụp ảnh, concept thiết kế, concept nhà hàng,... với những ý nghĩa khác nhau. Có thể thấy, thuật ngữ “concept” đã trở nên rất phổ biến trong đời sống, học tập và công việc thường ngày của nhiều người. Mà một trong những nguyên nhân chính là vì từ tiếng anh này đọc lên nghe rất kêu cho nên rất được mọi người ưa chuộng sử dụng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ concept là gì và làm thế nào để tạo nên một concept hoàn chỉnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật những kiến thức quan trọng về concept để giúp bạn có thể áp dụng concept hiệu quả vào trong công việc của mình.
 

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept
 

Concept là gì?

Concept là thuật ngữ phổ biến mà chúng ta có thể gặp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, vậy bạn đã bao giờ tự hỏi concept là gì chưa? Hiểu đơn giản, concept chính là ý tưởng chủ đạo xuất hiện xuyên suốt trong một sự kiện, chương trình hoặc lĩnh vực cụ thể. Nhờ tuân theo một concept nhất định mà nội dung của toàn bộ sự kiện hoặc chương trình đó được diễn ra một cách rõ ràng và thống nhất với các tiêu chuẩn riêng biệt. Trên thực tế, concept thường được hình thành từ quá trình trải nghiệm, tư duy, suy ngẫm qua thời gian và tương tác với môi trường xã hội.

Có thể thấy, concepts đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt ý nghĩa, xây dựng ngôn ngữ chung và tạo ra mô hình tư duy để giải quyết vấn đề. Do đó mà tùy vào mỗi lĩnh vực thì concept sẽ mang trong mình một ý nghĩa đặc trưng khác nhau. Ví dụ, trong ngành thiết kế, concept có thể là ý tưởng ban đầu hoặc kế hoạch tổng quan cho một sản phẩm hoặc dự án. Còn trong triết học, các concept sẽ đề cập đến những ý tưởng về đạo đức, giá trị tồn tại và thực trạng xã hội. Mặt khác thì trong nhiếp ảnh, concept thường liên quan đến bố cục, phong cách, trang phục, phụ kiện trang trí và nội dung của bức ảnh.

Định nghĩa về concept trong từng lĩnh vực

Mới nghe qua từ concept, có lẽ bạn sẽ nghĩ thuật ngữ này chỉ được sử dụng trong ngữ cảnh của nghệ thuật nhưng thực tế không phải như vậy mà ngày nay, khái niệm concept còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Từ truyền thông marketing, thiết kế nội thất cho đến tổ chức sự kiện, công nghệ máy móc, concept đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, xây dựng các ý tưởng cũng như mang lại sự nhất quán và hiệu quả cho mỗi dự án. Tuy nhiên, với mỗi lĩnh vực thì concept lại có những điểm đặc trưng và mang trong mình ý nghĩa riêng. Chẳng hạn như:

1. Concept truyền thông marketing

Trong lĩnh vực truyền thông marketing, concept đóng vai trò là ý tưởng cốt lõi và được đặt ở vị trí trung tâm của một chiến dịch. Dựa trên hướng đi của concept này, mọi ý tưởng và hoạt động đều sẽ được triển khai một cách thống nhất để tạo ra sự hấp dẫn từ đầu đến cuối, từ đó mang lại hiệu quả tốt nhất cho chiến lược truyền thông. Nhìn chung, một concept truyền thông sáng tạo và phù hợp sẽ giúp chiến dịch marketing của doanh nghiệp thành công cũng như tiết kiệm chi phí hơn.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì có đến hàng trăm cách để thể hiện một concept truyền thông, chẳng hạn như thiết kế hình ảnh ấn tượng, tạo video viral hoặc tổ chức sự kiện offline có quy mô,....

2. Selling concept

Selling concept là một ý tưởng tập trung vào việc thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty nhằm tối đa hóa doanh số bán hàng mà không cân nhắc đến nhu cầu thực sự của khách hàng hay chất lượng sản phẩm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc selling concept có thể bỏ qua các nỗ lực để gia tăng sự hài lòng khách hàng và thường không đem lại sự tái mua hàng.

Về cơ bản thì selling concept thực chất chỉ đang tạo ra lợi ích ngắn hạn cho doanh nghiệp mà không có ý định xây dựng mối quan hệ tương tác lâu dài với khách hàng. Hay nói cách khác, thương hiệu của bạn chưa tạo ra giá trị đích thực và cũng không gây ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của người tiêu dùng để họ có thể nhớ đến bạn trong những lần mua hàng tiếp theo.
 

Concept là gì?
 

3. Concept thiết kế 

Trong lĩnh vực thiết kế, khái niệm concept thường được hiểu là ý tưởng chủ đạo định hình việc thiết kế dựa trên các yếu tố như màu sắc, bố cục và phong cách. Khi đó, mọi ấn phẩm thiết kế cho doanh nghiệp, liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm đều phải tuân theo những yếu tố đã được “chốt” trong concept trước đó.

Điều này giúp tạo ra sự thống nhất cho toàn bộ hình ảnh của công ty hoặc nhãn hàng, từ đó gây ấn tượng mạnh mẽ hơn với khách hàng và đối tác. Đây cũng là bước đầu để doanh nghiệp có thể xây dựng được cho mình một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và uy tín hơn.

4. Chụp concept trong nhiếp ảnh

Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, chụp ảnh theo concept đồng nghĩa với việc tạo ra những bức ảnh dựa trên một chủ đề hay phong cách nhất định. Những tác phẩm trong cùng một concept thường mang đến sự đồng điệu về bối cảnh, cách tạo dáng, bố cục, màu sắc và thần thái,... tất cả đều góp phần quan trọng trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và sáng tạo.

Theo đó, nhiếp ảnh gia sử dụng chụp concept để xác định ý tưởng, chọn lựa địa điểm, góc chụp, ánh sáng, trang phục và nhiều yếu tố khác cần thiết để thể hiện phong cách, giá trị tinh thần cũng như câu chuyện riêng biệt. Cho nên người ta còn nói, concept thực sự là "linh hồn" của mỗi bức ảnh, mang lại sự độc đáo, truyền cảm và sự phấn khích cho quá trình sáng tạo. 

Thông qua chụp concept, nhiếp ảnh gia có thể tạo ra những tác phẩm gợi lên cảm xúc mạnh mẽ, kể chuyện và thay đổi cách nhìn của người xem về thế giới xung quanh.

5. Concept nội thất

Concept trong lĩnh vực nội thất thường đề cập đến phong cách thiết kế, sự đồng nhất chất liệu, trang trí bố cục và tone màu trong bản vẽ thiết kế nội thất hoặc trường phái kiến trúc được lựa chọn cho công trình. Ý tưởng chủ đạo trong lĩnh vực này thường quyết định các yếu tố cốt lõi của thiết kế và giúp gia chủ chọn lựa các món đồ nội thất phù hợp với không gian, tránh bị lạc quẻ.

Ví dụ về một concept phổ biến trong nội thất là phong cách thiết kế tối giản (Minimalism). Theo đó, không gian chỉ được sử dụng không quá 3 màu nền, gồm một màu chủ đạo và một màu nổi bật để tạo điểm nhấn. Ngoài ra, phong cách này cũng thường dùng những hình học đa dạng như hình chữ nhật, hình tròn hoặc hình vuông trong các món đồ nội thất.

Như vậy, một concept tốt có thể mang lại sự nhất quán và hài hòa trong không gian nội thất, đồng thời thể hiện được cá tính của gia chủ. Bên cạnh đó, concept nội thất còn giúp đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố như ánh sáng, không gian, chất liệu và chức năng trong không gian sống. Nó không chỉ mang đến trải nghiệm thị giác hoàn hảo mà còn tạo ra cảm giác kết nối và tương tác cho người sử dụng. 
 

Concept
 

6. Concept trong lĩnh vực giải trí

Không chỉ đơn thuần là một ý tưởng hay bản thiết kế mà concept trong lĩnh vực giải trí được ví như nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, quyết định cả cách truyền đạt thông điệp lẫn khả năng tương tác với khán giả. Theo đó, một concept hoàn hảo có thể mang lại trải nghiệm tuyệt vời, từ những màn biểu diễn ấn tượng, thiết kế sân khấu độc đáo cho đến cốt truyện tinh tế kết hợp với ánh sáng, âm thanh và hiệu ứng đặc sắc.

Bên cạnh đó, concept cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho nghệ sĩ cũng như các sự kiện giải trí. Bởi lẽ một concept độc đáo và sáng tạo có thể trở thành dấu ấn đặc biệt, tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ trong lòng khán giả.

7. Concept trong nghệ thuật sân khấu

Trong lĩnh vực sân khấu, concept đóng vai trò không thể phủ nhận giúp người nghệ sĩ xác định hướng đi và ý nghĩa cốt lõi của một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Đây được xem là nguồn cảm hứng sáng tạo, luôn đồng hành cùng các nghệ sĩ để giúp họ tạo ra sự nhất quán và những trải nghiệm sâu sắc cho khán giả.

Bên cạnh đó, concept cũng tạo ra trải nghiệm thẩm mỹ độc đáo trong nghệ thuật sân khấu điện ảnh. Nó định hình không chỉ về nội dung và ý nghĩa mà còn màu sắc, ánh sáng, âm thanh cùng phong cách diễn xuất,... để tạo ra một không gian sân khấu đặc biệt tinh tế. Mặt khác, concept trong nghệ thuật sân khấu cũng đóng góp ý nghĩa sâu sắc khi giúp người nghệ sĩ diễn đạt một cách hiệu quả những ý tưởng, giá trị và thông điệp đến khán giả của mình.

8. Concept trong ngành tổ chức sự kiện

Khi tổ chức một sự kiện, việc thiết kế và xác định concept đóng vai trò quan trọng giúp người tổ chức tạo ra một trải nghiệm độc đáo và ấn tượng cho khách mời. Mỗi concept sự kiện có thể phát triển từ nhiều yếu tố khác nhau như không gian, chủ đề, hình ảnh, thiết kế sân khấu, trang trí, âm thanh, ánh sáng, thực đơn, trang phục,....

Ngoài ra, mỗi concept sự kiện đều mang theo mình một thông điệp và mục tiêu cụ thể. Tùy thuộc vào mong muốn của tổ chức, concept đó có thể nhắm đến việc tạo ra không gian sang trọng, lịch lãm để thể hiện sự trang trọng và uy nghiêm hay một phong cách sự kiện vui vẻ, năng động nhằm khuyến khích sự tương tác cũng như tham gia nhiệt tình từ phía khách mời.

Chẳng hạn như nếu ý tưởng concept của sự kiện là "lễ hội việc làm" thì tất cả các phần như khai mạc, bế mạc, chủ đề của talkshow, hình ảnh trình chiếu trong mỗi workshop, âm nhạc, thậm chí cả lịch trình sự kiện đều phải phản ánh được ý đồ của nhà tuyển dụng và cơ hội việc làm cho ứng viên. Sự đồng bộ này sẽ giúp tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ hơn giữa nhà tuyển dụng với người lao động để từ đó đạt được mục tiêu của lễ hội việc làm.

9. Concept trong lĩnh vực máy móc

Trong lĩnh vực máy móc, khái niệm concept thường ám chỉ ý tưởng hoặc kế hoạch ban đầu cho việc phát triển một sản phẩm công nghệ. Nó bao gồm những yếu tố như thiết kế, tính năng, hiệu suất, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật khác mà sản phẩm cần phải đáp ứng. Theo đó, concept giúp xác định hướng đi và mục tiêu cụ thể cho quá trình phát triển sản phẩm máy móc từ giai đoạn thiết kế, nghiên cứu đến sản xuất và triển khai. Đối với mỗi dự án, concept này thường sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và điều kiện cụ thể của sản phẩm.
 

Concept truyền thông
 

Sự khác biệt giữa concept và idea 

Concept và idea thực tế là hai thuật ngữ phổ biến thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là marketing, thiết kế và sáng tạo. Mặc dù chúng có mối tương đồng và liên quan sâu sắc với nhau nhưng ít ai biết rằng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt, cụ thể:
 

Đặc điểm

Concept

Idea

Ý nghĩa

Concept là ý tưởng được phát triển và mô tả cụ thể hơn, hỗ trợ trong việc xác định hướng đi cũng như mục tiêu cho một sản phẩm, dự án hoặc tác phẩm nghệ thuật. 

Concept thường đi kèm với các yếu tố cốt truyện, thiết kế hay triết lý sáng tạo và có phạm vi rộng hơn trong việc xác định những nguyên tắc nhất quán cho một ý tưởng.

Idea là một ý tưởng thô sơ hơn, đề cập đến một ý kiến hoặc suy nghĩ nảy sinh ban đầu. Nó có thể là sự tưởng tượng, một gợi ý hoặc ý tưởng chưa được phát triển hoàn chỉnh. 

Idea thường là bước khởi đầu cho quá trình sáng tạo nhưng cần phải được mài dũa và cụ thể hóa thành concept hoặc ý tưởng chi tiết hơn.

Mức độ chi tiết

Được phát triển chi tiết hơn khi đi kèm với nhiều yếu tố cụ thể như mô hình, bản vẽ minh họa, kịch bản, quy trình,.... 

Nói cách khác, concept mang lại cái nhìn toàn diện và rõ ràng hơn về cách thức triển khai ý tưởng.

Là một ý tưởng chung chung nảy sinh ban đầu chưa được khai thác và phát triển chi tiết. Do đó mà idea cần được bóc tách, nghiên cứu và phát triển để trở thành concept hoặc ý tưởng cụ thể hơn.

Quá trình hình thành

Là ý tưởng hoàn thiện sau khi đã tiến hành nghiên cứu, nghiền ngẫm, chọn lựa và thống nhất từ các ý tưởng khác nhau của nhiều người.

Là một ý niệm được bật ra tức thì khi nghĩ về một lĩnh vực hay chủ đề nào đó.

Khác với concept được tổng hợp từ nhiều người thì idea chỉ đến từ một người.

Quy mô và ứng dụng

Thường được áp dụng cho các dự án lớn, sản phẩm phức tạp hoặc những tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi sự tư duy logic và tính nhất quán cao với đa dạng lĩnh vực như thiết kế, nghệ thuật sân khấu, kiến trúc, tổ chức sự kiện, máy móc công nghệ,....

Idea có thể được sử dụng trong mọi lĩnh vực và quy mô từ các ý tưởng nhỏ trong cuộc sống hàng ngày cho đến những khái niệm lớn trong kinh doanh, nghệ thuật hoặc khoa học. 

 

Những yếu tố tạo nên sự thành công của một concept truyền thông

Sự thành công của một concept truyền thông marketing sẽ phụ thuộc nhiều vào 3 yếu tố chính: đúng lúc, phù hợp và rõ ràng, cụ thể như sau:

1. Đúng lúc

Việc chọn đúng thời điểm để lên concept truyền thông có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi lẽ sản phẩm / dịch vụ của một doanh nghiệp chỉ thực sự mang lại giá trị khi có khả năng thuyết phục khách hàng mua vào thời điểm họ cần. Chính vì vậy, bạn cần xác định rõ thời điểm nào là phù hợp để tung ra những “cú hích” và tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả. Đồng thời, việc phát hành những chiến dịch tiếp thị quảng cáo mạnh mẽ vào “cột mốc” đó cũng là một yếu tố then chốt để đạt được kết quả như mong đợi.

2. Phù hợp

Một concept truyền thông thành công sẽ hướng đến việc điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bởi lẽ nếu ngay cả sản phẩm / dịch vụ, nội dung và thông điệp mà doanh nghiệp đưa ra cũng không tương thích với khách hàng thì khả năng tiếp cận và thuyết phục họ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, sự phù hợp ở đây còn đề cập đến phương thức tiếp cận đối tượng khách hàng, bao gồm các kênh tiếp cận, phân phối và sử dụng chúng như thế nào để đạt được hiệu quả tối đa.

3. Rõ ràng

Muốn thực hiện marketing concept một cách hoàn hảo, điều quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo sự minh bạch và không được có bất kỳ sự mơ hồ trong các thông tin, thông điệp cũng như chính sách bạn truyền đạt đến khách hàng để tránh việc xảy ra những hiểu lầm không đáng có. Bạn phải chắc chắn rằng mọi thứ đều rõ ràng, xác thực bởi lẽ người tiêu dùng ngày nay không chỉ khó tính mà còn nhận biết được bạn đang nói quá lên hay gian dối về điều gì.

Quy trình xây dựng concept hoàn hảo

Với những nội dung trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ được được ý nghĩa và khái niệm concept là gì nhưng là thế nào để tạo nên một concept hoàn chỉnh. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn 6 bước cơ bản để lựa chọn và thiết lập nên một concept chất lượng trong bất kỳ lĩnh vực nào, hãy cùng tham khảo nhé.

Bước 1: Nghiên cứu, thu thập thông tin

Muốn xây dựng một concept hoàn hảo thì nhiệm vụ quan trọng trước hết mà bạn cần làm là nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường, xu hướng, cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng và nhiều yếu tố khác liên quan để làm cơ sở cho quá trình thiết kế. Chỉ khi làm tốt điều này thì ý tưởng mới có thể đem lại sự sáng tạo và đáp ứng đúng những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Tuy nhiên để có được nền tảng thông tin chính xác, bạn cần đầu tư nhiều thời gian để phân tích và đánh giá xem thông tin nào là có lợi nhất cho dự án.
 

Chụp concept
 

Bước 2: Phân loại và phân tích thông tin đã thu thập

Sau khi đã thu thập đủ thông tin cần thiết, thay vì tùy ý lựa chọn hay gom chúng hết lại với nhau rồi cho vào concept một cách tùy tiện thì bạn cần phải tiến hành đánh giá và xem xét kỹ lưỡng từng nội dung. Mục tiêu của việc này là tìm ra phương án độc đáo và phù hợp để xây dựng nên một concept hoàn chỉnh nhất cho dự án. 

Bước 3: Xây dựng ý tưởng

Đây là quá trình mà mọi người sẽ ngồi lại trao đổi và bàn bạc về yêu cầu thiết kế concept, các ý tưởng sơ bộ sau khi xử lý thông tin, phân công vai trò cho các thành viên trong nhóm cũng như cùng nhau thảo luận để sáng tạo ra một ý tưởng lên concept hoàn chỉnh. Trong bước này, bạn được tự do thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách sử dụng những phương pháp như mind mapping, brainstorming hoặc các kỹ thuật khác để kích thích trí não và đưa ra nhiều ý tưởng đột phá nhất. Bởi lẽ mục tiêu của giai đoạn này là tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, tuy nhiên thì bạn cần lưu ý rằng chúng phải đáp ứng được những yêu cầu đã đề ra trong giai đoạn ban đầu.

Bước 4: Chọn ý tưởng concept tốt nhất

Khi cảm thấy ý tưởng đã đủ nhiều thì việc tiếp theo bạn cần làm là chọn ra một hoặc một số ý tưởng sáng tạo nhất để phát triển thành concept hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để xác định ý tưởng nào là tốt nhất, bạn cần đặt ra các câu hỏi và đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

- Ý tưởng có đáp ứng mục tiêu ban đầu của cuộc thảo luận hay không?

- Đâu là ý tưởng phù hợp nhất và có cần bổ sung thêm không?

- Ý tưởng có gặp vấn đề nào liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ không?

Sau khi đã chọn được ý tưởng chủ đạo thì bước tiếp theo bạn cần làm là xác định các yếu tố chủ yếu của concept, bao gồm cốt truyện, thông điệp, thiết kế, trải nghiệm khách hàng và một nhiều nội dung khác. Bằng cách tiến hành nghiên cứu và phân tích chi tiết, concept sau khi được phát triển sẽ trở nên rõ ràng và cụ thể hơn. Một điều lưu ý là bạn nên xây dựng nhiều concept khác nhau để ban lãnh đạo hoặc khách hàng có thể cân nhắc và chọn ra ý tưởng mà họ cho là phù hợp nhất dựa trên cái nhìn của họ.

Bước 5: Thuyết trình concept

Để triển khai một ý tưởng truyền thông cần sự hợp tác của nhiều cá nhân và bộ phận khác nhau nên vì lẽ đó mà trước khi bắt đầu, bạn phải tiến hành thuyết trình concept trước ban lãnh đạo hoặc khách hàng hoặc các team có liên quan nhằm nhận được sự đồng thuận.

Trong bước này, bạn cần chuẩn bị các bản demo, video minh hoạ, sử dụng hình ảnh ấn tượng và tài liệu mô tả chi tiết về ý tưởng concept. Điều này giúp người xem có cái nhìn rõ ràng và chi tiết nhất về cách thức triển khai cũng như bản chất của concept. Không chỉ vậy mà dựa trên demo này, ban lãnh đạo có thể dễ dàng đưa ra quyết định về concept nào phù hợp nhất để tiếp tục phát triển.

Bước 6: Hoàn hiện và triển khai

Sau khi nhận được sự chấp thuận, bạn và đội nhóm của mình sẽ cùng nhau điều chỉnh để hoàn thiện ý tưởng concept dựa trên phản hồi từ khách hàng hoặc ban lãnh đạo. Tiếp theo, bạn sẽ lập kế hoạch triển khai và bắt tay vào việc biến ý tưởng concept trên giấy thành hiện thực.
 

Lên concept
 

Một số ví dụ về concept truyền thông marketing ấn tượng

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu dù lớn hay nhỏ cũng đã thành công trong việc áp dụng các concept truyền thông marketing ấn tượng để tạo nên sự tin tưởng và tăng doanh số bán hàng. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách các thương hiệu đã thực hiện các chiến lược tiếp thị với concept mà bạn có thể tham khảo:

1. Strongbow – Cứ chill thôi

Trong bối cảnh khó khăn của năm 2020 do sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, Strongbow vẫn không ngừng mang đến làn gió “cực chill” cho cộng đồng thanh niên thông qua chiến dịch truyền thông "Cứ chill thôi". Đặc biệt, thuật ngữ "chill phết" cũng đã trở nên quen thuộc với các bạn trẻ thế hệ Gen Y và Gen Z sau sự thành công của MV "Bài này chill phết" do Min & Đen Vâu trình bày vào năm 2019.

Trong thời gian mà giới trẻ phải đối mặt với những khó khăn cũng như sự nhàm chán do bị giãn cách xã hội trong đại dịch, Strongbow đã giúp họ tạm gác lại lo âu để tận hưởng cuộc sống và thư giãn theo cách riêng của mình. Theo đó, thông điệp "Sống chill phiêu mới, cứ chill thôi" được truyền tải đến hàng triệu người qua MV "Cứ chill thôi" với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Từ “chill” xuất hiện liên tục trong lời bài hát để nhấn mạnh tinh thần tận hưởng giá trị cuộc sống mà Strongbow muốn truyền đạt.

Ngoài ra, Strongbow còn đăng tải thông điệp lên fanpage với hơn 2 triệu người theo dõi để khuyến khích giới trẻ giữ cho tinh thần tích cực trong thời gian khó khăn của đại dịch: "An toàn là ưu tiên, Chill Strongbow bình yên". Bên cạnh đó, họ cũng tổ chức các cuộc thi, chương trình minigame và đặt banner quảng cáo trên những trang báo lớn với chủ đề "chill".

Kết quả là Strongbow đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu lên đến 20% và đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách các công ty có mức tăng trưởng vượt bậc trong thời gian đại dịch. Đồng thời, họ cũng đạt được nhiều con số ấn tượng và nhận được nhiều giải thưởng khác.

2. Dove - “Real Beauty - Vẻ đẹp đích thực”

Dove tin rằng sự tự tin của phụ nữ đến từ việc họ biết yêu thương bản thân, chăm sóc cho cơ thể và tự hào với vẻ đẹp hấp dẫn riêng của mình. Với Album đạt kỷ lục Guinness "Album lớn nhất Việt Nam", Dove đã thể hiện nét đẹp độc nhất vô nhị của phụ nữ Việt Nam qua 103.000 bức ảnh và đưa họ lên một tầm cao mới.

Theo Nielsen thì sau chiến dịch, có hơn 90% phụ nữ Việt Nam ủng hộ ý tưởng "Mỗi người phụ nữ đều có vẻ đẹp của riêng mình". Như vậy với concept “Vẻ đẹp thực sự”, Dove đã chạm đến tận sâu bên trong trái tim của phụ nữ Việt Nam - những khách hàng mà họ muốn tiếp cận không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai.
 

Ý tường concept


Trên đây là nội dung mà Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn về khái niệm concept là gì, định nghĩa của concept trong các lĩnh vực và quy trình để tạo nên một ý tưởng hoàn chỉnh. Có thể nói, concept truyền thông marketing là một phần không thể thiếu và rất quan trọng trong bất kỳ chiến lược kinh doanh hiện đại nào. Hy vọng rằng thông tin cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của marketing concepts và từ đó biết cách ứng dụng chúng trong hoạt động kinh doanh của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Rủi ro kinh doanh là gì? Các loại rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro kinh doanh là gì? Các loại rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh đề cập đến những biến cố có thể xảy ra, ảnh hưởng đến mục tiêu, hoạt động hoặc tài sản của một doanh nghiệp. 
C2C là gì? Giải mã toàn diện về mô hình C2C và ví dụ thực tế

C2C là gì? Giải mã toàn diện về mô hình C2C và ví dụ thực tế

Mặc dù không phải là một mô hình kinh doanh mới nhưng C2C vẫn có rất nhiều tiềm năng phát triển để khai thác trong tương lai.
Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là quy trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ lúc họ có nhận thức về sản phẩm / dịch vụ đến lúc họ thực hiện mua hàng.
Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.