Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đặt mục tiêu là xây dựng và phát triển thương hiệu của mình cũng như chiếm lĩnh thị trường một cách mạnh mẽ. Nhưng muốn gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng mới và thúc đẩy doanh thu hiệu quả thì việc có đủ kiến thức, kinh nghiệm để triển khai các chiến lược mở rộng thị trường là điều mà bất kỳ ai cũng không thể phủ nhận. Vậy mở rộng thị trường là gì? Có những chiến lược nào và trình tự các bước triển khai ra sao? Hãy cùng chúng tôi khám phá và học hỏi những kiến thức quan trọng về mở rộng thị trường để đáp ứng những yêu cầu thay đổi của doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây nhé.
 

Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường
 

Mở rộng thị trường là gì?

Mở rộng thị trường (market expansion) là một chiến lược phát triển kinh doanh giúp doanh nghiệp phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến những thị trường mới khi thị trường hiện tại đã đạt đến mức bão hòa. Thị trường mới này có phạm vi bao quát rộng hơn hoặc nằm ngoài khu vực địa lý hiện tại mà doanh nghiệp đang hoạt động. Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của tổ chức, công ty mà bạn có thể đặt ra nhiều mục tiêu khác nhau cho kế hoạch market expansion của mình, bao gồm:

- Chiếm thị phần và tăng doanh thu.

- Sáp nhập và mua lại.

- Đa dạng hóa đầu tư.

- Giảm chi phí.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm được xem là bước cơ bản đầu tiên trong chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp và là một trong những chiến lược quan trọng để tăng trưởng kinh doanh. Quá trình market expansion bắt đầu bằng việc phân tích kênh phân phối hiện tại cũng như tiềm năng trong tương lai, sau đó thực hiện các biện pháp phù hợp để gia tăng phạm vi tiếp cận đến đối tượng người dùng nhằm đẩy mạnh doanh số bán hàng ở những thị trường mục tiêu.

Lý do đằng sau tham vọng mở rộng thị trường của nhiều doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp thường nghĩ rằng mục đích của việc phát triển thị trường chỉ đơn giản là để tăng doanh số và kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên thì trên thực tế, lý do mở rộng thị trường còn đa dạng hơn nhiều và bao gồm:

- Tăng thị phần: Mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, từ đó tăng thị phần và doanh số bán hàng.

- Mở rộng khả năng bán hàng: Không chỉ đơn thuần là việc bán thêm một vài sản phẩm mà market expansion còn mang lại cơ hội bán rộng rãi và bao phủ hơn trên nhiều thị trường khác nhau.

- Đa dạng hóa đầu tư: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp công ty giảm rủi ro, đồng thời dễ dàng nhận thấy cơ hội đầu tư ở nhiều nơi khác nhau mà không phải phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.

- Tuyển dụng nhân tài: Market expansion cung cấp cơ hội tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao và đa dạng hơn.

- Giảm chi phí: Bán hàng ở nhiều thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí sản xuất và tìm kiếm nguồn cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ tốt hơn.

- Mua bán và sáp nhập: Mở rộng thị trường tạo ra cơ hội cho các hoạt động mua bán và sáp nhập, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.

- Tiếp cận gần hơn với khách hàng: Market expansion cho phép doanh nghiệp đặt nhân sự gần khách hàng hơn, từ đó cung cấp dịch vụ và hỗ trợ tốt hơn.

Theo nghiên cứu của Globalization Partners và CFO Research, lý do mở rộng thị trường sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng tổ chức kinh doanh. Mặc dù tăng thị phần được cho là nguyên nhân phổ biến nhất nhưng mở rộng doanh số bán ra, thúc đẩy lợi nhuận, đa dạng hóa đầu tư và tìm kiếm nhân tài cũng là những tiêu chí quan trọng được nhiều đơn vị ưu tiên hàng đầu.
 

Mở rộng thị trường
 

Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược mở rộng thị trường

Việc bất chấp lao đầu “vô tội vạ” vào một thị trường mới mà không có sự chuẩn bị cẩn thận thì nhiều trường hợp, bạn đã vô tình đã biến cơ hội thành thất bại. Do đó, việc xây dựng chiến lược mở rộng thị trường chi tiết và rõ ràng là điều qua trọng để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Bằng cách đánh giá các mối đe dọa, cân nhắc chi phí gia nhập, trở ngại tiềm ẩn và lập kế hoạch cho mọi trở ngại có thể phát sinh, chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của bạn sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

- Giảm thiểu chi phí: Thay vì tiến vào thị trường mới một cách vội vàng, hãy lập kế hoạch cẩn thận và chọn lựa sản phẩm phù hợp, từ đó có thể tối ưu hóa chi phí nghiên cứu, quảng cáo cũng như vận hành.

- Hạn chế rủi ro: Một chiến lược hoàn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán và đối phó với những thách thức, trở ngại tiềm ẩn, từ đó tránh được những thất bại đáng tiếc có thể xảy ra. Tương tự như một tấm bản đồ, chiến lược mở rộng thị trường chính là kim chỉ nam giúp bạn không bị lạc hướng hoặc mắc kẹt trong khu rừng hoang sơ.

- Tìm kiếm cơ hội mới: Việc nghiên cứu kỹ lưỡng chiến lược sẽ giúp bạn phát hiện những thị trường tiềm năng mà mình có thể đã bỏ qua. Tương tự như việc khám phá những vùng đất mới, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các nguồn tài nguyên quý báu và những cơ hội kinh doanh độc đáo trên quãng đường phát triển của doanh nghiệp.
 

Chiến lược mở rộng thị trường
 

Top 3 chiến lược mở rộng thị trường phổ biến hiện nay

Khi thị trường hiện tại đã đạt đến mức “bão hòa”, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, có ba phương pháp phổ biến nhất để mở rộng thị trường mà các công ty thường áp dụng đó là cạnh tranh về giá, mở rộng kênh phân phối và thâm nhập thị trường mới cả ở khu vực nội địa lẫn quốc tế.

Chiến lược 1: Phát triển sản phẩm mới

Trong chiến lược này, doanh nghiệp tập trung chủ yếu đặt vào việc nghiên cứu, phát triển, thiết kế, sản xuất và tiếp thị sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khi một sản phẩm mới được ra mắt, để có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh và thu hút người tiêu dùng, nó cần phải mang trong mình những ưu điểm đặc biệt như giá cả phải chăng, chất lượng vượt trội, cách thức đóng gói sáng tạo hoặc sức ảnh hưởng của thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào tài nguyên và năng lực của mình, sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau để mở rộng khai thác thị trường cho sản phẩm của mình.

Tuy nhiên thì chiến lược giá cạnh tranh sẽ thường được sử dụng để tiến vào các thị trường mới hoặc thăm dò thị trường. Bằng cách thiết lập giá bán thấp, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá, giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của họ có thể đối đầu được với các thương hiệu đã có mặt trên thị trường đó.

Ngoài việc giảm giá, các doanh nghiệp cũng cần liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường giá trị đem lại cho khách hàng và cung cấp trải nghiệm mua hàng thuận tiện hơn. Như vậy, khi phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, công ty có thể mở rộng thị trường nhờ vào việc đáp ứng nhu cầu mới hoặc mở rộng kỳ vọng hiện có của người tiêu dùng.

Chiến lược 2: Thâm nhập thị trường mới

Thâm nhập thị trường mới đề cập đến việc tiếp cận các thị trường mục tiêu mới trong cùng một quốc gia hoặc thị trường quốc tế. Chiến lược này đòi hỏi sự nghiên cứu cẩn thận và hiểu biết sâu sắc về yếu tố pháp luật, văn hóa và kinh tế của thị trường đó.

Để thuận lợi hơn thì doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường bằng cách hợp tác hoặc sáp nhập với một công ty hay đối tác địa phương đã có sẵn mạng lưới và nắm vững về đặc tính thị trường đó, được gọi là thâm nhập thị trường thông qua liên kết. Bằng cách này hoặc cách khác, bạn đều có thể mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình và đồng thời chia sẻ lợi ích win - win cho tất cả các bên tham gia.

Chiến lược 3: Mở rộng kênh phân phối

Điều chỉnh, thay đổi hoặc mở rộng kênh phân phối được xem là cách nhanh nhất để mở rộng thị trường kinh doanh cho công ty, đặc biệt là đối với những đơn vị hoạt động trong ngành sản xuất, phân phối và bán lẻ. Bằng cách mở rộng các kênh phân phối mới, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có thể tiếp cận đến một lượng lớn người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng các hình thức tiếp thị trực tiếp, thông qua đối tác hoặc tham gia vào sàn thương mại điện tử, đồng thời cung cấp nhiều phương thức giao hàng linh hoạt,... để thu hút khách hàng trên phạm vi rộng lớn hơn.
 

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
 

Các bước mở rộng thị trường chi tiết, thành công

Muốn gia nhập thị trường mới hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiên cứu, phân tích và đánh giá về năng lực của sản phẩm cũng như thị trường, từ đó mới có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác. Quy trình này cơ bản được triển khai theo 7 bước dưới đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu và tạo kế hoạch tổng quan

Để thiết lập nên một kế hoạch tổng quan ban đầu thì trước hết, bạn cần xác định rõ lý do mình muốn mở rộng thị trường là gì. Hãy bắt đầu bằng việc ghi chép lại những nguyên nhân cụ thể về việc mở rộng, đồng thời xác định thị trường mới mà bạn muốn tiếp cận cũng như lý do tại sao bạn tin rằng việc mở rộng sang khu vực đó sẽ là một chiến lược thông minh, giúp đem lại nguồn khách hàng lớn cho công ty.

Bước 2: Đánh giá năng lực công ty

Sau khi đã xác định được mục tiêu và có kế hoạch sơ bộ thì yếu tố quan trọng tiếp theo mà chúng ta cần quan tâm là đánh giá năng lực nội bộ của doanh nghiệp nhằm phân tích liệu rằng tổ chức có đủ khả năng để “nhảy” vào một thị trường hoàn toàn mới hay không. Theo đó, một công ty có đầy đủ năng lực phải sở hữu đội ngũ nhân lực tài giỏi, giàu kinh nghiệm, bộ máy hoạt động tố và có khả năng đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững trong tương lai.

Trên thực tế, người ta thường dùng ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như các cơ hội phát triển trong thị trường mới và những thách thức cần phải vượt qua. 

Bước 3: Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu

Để xác định thị trường mục tiêu thì trước hết, bạn nên suy nghĩ xem liệu rằng còn có thị trường nào mà mình chưa chú trọng đến hay không. Ví dụ, Dollar Shave Club ban đầu bán dao cạo râu giao hàng qua hình thức bưu điện và tập trung vào nam giới. Tuy nhiên thì theo khảo sát cho thấy, nhiều khách hàng là phụ nữ cũng thích sử dụng sản phẩm dao cạo râu. Do đó, nếu muốn, Dollar Shave Club có thể tạo ra một chiến lược mở rộng thị trường bằng cách chú trọng vào phụ nữ thông qua hoạt động tiếp thị và sản phẩm của họ.

Sau khi đã chọn ra một số thị trường tiềm năng để tiến hành nghiên cứu thì bước tiếp theo là phân tích thị trường. Đây là một công việc quan trọng giúp doanh nghiệp thu thập thông tin về thị trường từ nhu cầu, tốc độ tăng trưởng đến, những rào cản có thể gặp phải khi tiến nhập cho đến các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm ẩn. Tiếp theo, bạn cần phải xác định insight cụ thể của người mua sản phẩm / dịch vụ bạn sắp tung ra thị trường (bao gồm độ tuổi, giới tính, hành vi...) và tìm ra cách tiếp cận mới.
 

Kế hoạch mở rộng thị trường
 

Bước 4: Xác định kênh truyền thông

Để hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng ở thị trường mới thì đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình đang sử dụng kênh truyền thông nào. Ví dụ, nếu khách hàng chủ yếu là người trẻ tuổi thì các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram, Facebook sẽ là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu mục tiêu của bạn là khách hàng doanh nghiệp, việc sử dụng website, LinkedIn hoặc email marketing có thể sẽ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc nghiên cứu các kênh truyền thông mà đối thủ sử dụng cũng giúp bạn hiểu được thị trường và phát triển chiến lược tiếp thị một cách thông minh. Trong quá trình này, không nên quên thăm dò ý kiến của khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng để hiểu họ sử dụng kênh truyền thông nào và mong đợi gì từ trải nghiệm tiếp thị của bạn.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch tài chính

Những chiếc siêu xe đẳng cấp tốt nhất cũng không thể vươn xa nếu thiếu đi nguyên liệu và kế hoạch tiếp thị xuất sắc, vậy nên để hiệu quả trong tiếp cận khách hàng thì ngân sách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mặt khác, bạn cũng cần nhận ra rằng những nỗ lực tiếp thị ban đầu thường không mang lại ngay lợi nhuận nên vì lẽ đó, hãy xác định một khung thời gian hợp lý để cam kết nguồn lực cho các hoạt động marketing mới. Nếu không thấy kết quả mong đợi vào cuối giai đoạn đó, hãy sẵn lòng điều chỉnh và tái đánh giá kế hoạch tài chính của bạn.

Bước 6: Triển khai chiến lược mở rộng thị trường

Một bản kế hoạch triển khai hành động sẽ bao gồm nhiều mục tiêu và chiến lược đa dạng, tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên thì để mở rộng sang thị trường mới, bạn có thể xem xét sử dụng những chiến lược dưới đây:

- Khai thác các kênh phân phối mới: Việc mở rộng sang các kênh mới sẽ mở ra cơ hội kết nối với nhiều đối tác kinh doanh và khách hàng tiềm năng hơn, từ đó góp phần thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Thu hút khách hàng mới: Đối tượng khách hàng của bạn có thể bao gồm những người mua tiềm năng trên nhiều thị trường khác nhau, từ đối tượng đã mua hàng cho đến những người có xu hướng quan tâm tới sản phẩm mới.

- Tập trung vào sự phát triển thương hiệu: Xây dựng và duy trì thương hiệu là chiếc lược phát triển lâu dài đối với mọi hoạt động tiếp thị. Hãy đảm bảo rằng bạn đã triển khai mở rộng thương hiệu của mình một cách nhất quán và mạnh mẽ, điều này bao gồm việc sử dụng biểu tượng logo trên sản phẩm mới cũng như truyền tải thông điệp của bạn tới đối tác tiềm năng.

- Tăng doanh số bán hàng của các sản phẩm hiện có: Đừng bỏ qua việc quảng bá các sản phẩm hiện có nếu bạn đã có một vị thế vững chắc và được nhiều đối tượng khách hàng tin tưởng trên thị trường. 

- Giới thiệu dòng sản phẩm mới: Khi ra mắt sản phẩm mới, hãy đảm bảo bạn đã nghiên cứu kỹ về nhu cầu của thị trường, sự phù hợp với đối tượng mục tiêu, mức độ cạnh tranh hay những rủi ro tiềm ẩn.

Bước 7: Giám sát, đánh giá và tối ưu chiến lược

Sau khi triển khai các chiến lược mở rộng thị trường thì điều quan trọng nhất mà bạn cần làm là theo dõi, đánh giá kết quả để xác định xem hình thức tiếp thị nào đem lại hiệu quả cao và cái nào cần loại bỏ trong thị trường này. Khi tối ưu chiến lược mở rộng thị trường, bạn nên chuyển trọng tâm phân bổ thời gian và nguồn lực của mình vào những chiến lược có ROI (tỷ suất hoàn vốn) cao nhất. 
 

Cách mở rộng thị trường
 

Ví dụ về chiến lược mở rộng thị trường từ các doanh nghiệp hàng đầu

Mở rộng thị trường kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự thành công của mỗi thương hiệu trên phạm vi toàn cầu. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những thương hiệu đã thành công trong việc áp dụng chiến lược mở rộng thị trường.

1. Chiến lược mở rộng thị trường của Vinamilk

Thành lập từ năm 1976, Vinamilk bắt đầu mở rộng ra thị trường quốc tế vào năm 1997 và hiện đã có mặt tại hơn 50 quốc gia, bao gồm Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Đông và nhiều nước khác. Được biết đến như một trong những “đế chế khổng lồ” trong ngành sữa tươi, Vinamilk không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà mở rộng sang nhiều nơi trên thế giới. Chiến lược mở rộng thị trường thông minh đã giúp doanh thu nội địa của họ tăng trưởng ổn định với tỷ lệ tăng hơn 12% mỗi năm. Vậy bí quyết thành công của họ là gì?

Hiện tại, các chiến lược mở rộng thị trường của Vinamilk thường được triển khai dựa trên mục tiêu: xây dựng thương hiệu sữa hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á và đứng đầu trong việc đổi mới các sản phẩm sữa. Cụ thể như sau:

- Gia tăng thị phần: Vinamilk đã hợp tác với nhiều đối tác, bao gồm các nhà máy sản xuất sữa tại các tỉnh thành lớn trên khắp Việt Nam cũng như nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài để mang lại sự đa dạng trong danh mục sản phẩm. Ngoài ra, thương hiệu cũng mua lại các công ty sữa nội địa như Sữa Hà Nội, Sữa Mộc Châu để gia tăng thị phần. 

- Tăng số lượng thị trường: Trong năm 2018, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm sữa cho hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật, Thái Lan cũng như các thị trường mới như Myanmar và Bangladesh. 

- Mở rộng kênh phân phối: Vinamilk đã xây dựng một mạng lưới phân phối toàn diện từ các cửa hàng tạp hóa, siêu thị đến các kênh bán hàng trực tuyến. Họ cũng đã thực hiện các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ trên nhiều phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, mạng xã hội,... để tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu.

- Thâm nhập thị trường cao cấp: Bên cạnh phân khúc bình dân, Vinamilk cũng tập trung vào thị trường cao cấp khi hợp tác với nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Một ví dụ điển hình là hợp tác với tập đoàn sữa hàng đầu Châu Âu, Campina, vào tháng 3/2012 - mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của sản phẩm sữa bột dinh dưỡng cao cấp.
 

Chiến lược mở rộng thị trường của Vinamilk
 

2. Chiến lược mở rộng thị trường của Cafe Trung Nguyên

Trung Nguyên là một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu tại Việt Nam, đã thiết lập mục tiêu mở rộng ra thị trường quốc tế. Dưới đây là một số ví dụ về các chiến lược mà thương hiệu này đã áp dụng để mở rộng phát triển sang thị trường quốc tế, cụ thể là Trung Quốc:

- Định hướng thị trường mục tiêu: Trung Nguyên đã nhận diện thị trường Trung Quốc với dân số đông đảo và nhu cầu tiêu thụ cà phê đang gia tăng là thị trường mục tiêu lý tưởng.

- Hợp tác với đối tác: Thương hiệu tiến hành thiết lập hợp tác với các nhà phân phối địa phương để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

- Tùy chỉnh sản phẩm: Nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của người tiêu dùng trong nước, Trung Nguyên đã điều chỉnh hương vị sản phẩm của mình sao cho phù hợp với khẩu vị của người Trung Quốc, chẳng hạn như giảm độ đắng và ngọt của cà phê.

- Quảng bá thương hiệu: Công ty đã tiến hành các chiến dịch quảng bá thương hiệu mạnh mẽ trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như báo chí, truyền hình, mạng xã hội và nhiều nền tảng khác tại Trung Quốc.

- Tham gia hội chợ triển lãm: Thương hiệu đã tham gia các sự kiện triển lãm cà phê quốc tế để giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của mình đến khách hàng tại Trung Quốc.

- Xây dựng văn hóa thương hiệu: Trung Nguyên đã xây dựng một văn hóa thương hiệu độc đáo với thông điệp "Cà phê năng lượng" nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.

3. Chiến lược mở rộng thị trường của Starbucks

Ra đời vào năm 1971 tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ, Starbucks đã trở thành một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng trên toàn cầu. Với hơn 30.000 cửa hàng phủ sóng trên khắp 75 quốc gia, thương hiệu này không chỉ là nơi cung cấp cà phê mà còn trở thành điểm đến lý tưởng, mang lại trải nghiệm đặc biệt và đẳng cấp cho mỗi khách hàng.

Để đạt được vị thế như ngày hôm nay, Starbucks đã thực hiện chiến lược mở rộng và xâm nhập thị trường với ba hình thức chính: sở hữu toàn bộ, liên doanh và cấp phép.

- Chiến lược sở hữu toàn bộ được áp dụng khi công ty có kiến thức sâu rộng về một thị trường cụ thể. Khi sở hữu toàn bộ, Starbucks có thể kinh doanh độc lập và giữ quyền kiểm soát tối đa, ví dụ như ở Mỹ và Canada.

- Chiến lược liên doanh được thực hiện khi Starbucks muốn mở rộng sang thị trường mới mà nhận thấy kinh nghiệm và kiến thức của họ chưa đủ. Bằng cách liên doanh, Starbucks có thể học hỏi từ đối tác và tận dụng tệp khách hàng hiện có của họ. 

- Chiến lược cấp phép được áp dụng khi Starbucks muốn nhanh chóng mở rộng thị phần ở một quốc gia mới mà không muốn đầu tư quá nhiều tài chính và nguồn lực.

Một số ví dụ nổi bật về chiến lược mở rộng thị trường của Starbucks có thể kể đến là:

- Tại Nhật Bản, Starbucks đã thiết lập liên doanh chiến lược với Sazaby League Ltd. - một công ty nội địa thiết kế và bán lẻ các sản phẩm như quần áo, túi xách và phụ kiện local brand. Ngoài ra, họ cũng điều hành nhà hàng và quán cà phê dưới tên gọi Afternoon Tea. Bắt đầu từ năm 1995, sự hợp tác này đã mang lại nhiều lợi ích cho Starbucks, khiến Nhật Bản trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất của họ trên toàn cầu. Khi đã đủ kinh nghiệm và thấu hiểu về thị trường thì vào năm 2014, Starbucks đã mua lại toàn bộ thương hiệu Sazaby League Ltd. và nắm quyền kiểm soát hoàn toàn với giá 914 triệu USD.

- Một ví dụ khác là sự hợp tác liên doanh của Starbucks với Beijing Mei Da Coffee Co. Ltd vào năm 1998. Trong những năm tiếp theo, Starbucks đã mở rộng ảnh hưởng của mình bằng cách thiết lập các liên doanh với các thương hiệu như Mei-Xin International Ltd và Uni-President Group để thuận tiện cho việc mở rộng thị trường tại Hồng Kông, Thượng Hải, Thâm Quyến, Ma Cao và các khu vực khác của miền nam Trung Quốc. Dựa vào mối quan hệ liên doanh và đề cao việc tôn trọng văn hóa bản địa, Starbucks đã thực hiện tinh chỉnh và mở rộng danh sách sản phẩm sao cho phù hợp nhất với khẩu vị của từng thị trường địa phương trong chiến lược mở rộng của mình

- Tại thị trường Việt Nam, Starbucks cũng thực hiện tìm kiếm các đối tác chiến lược để cùng hợp tác mở rộng quy mô kinh doanh. Một ví dụ điển hình là vào năm 2017, Starbucks đã ký kết một thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Trung Nguyên nhằm mở rộng mạng lưới cửa hàng của họ tại Việt Nam.
 

Chiến lược mở rộng thị trường của Starbucks
 

Một số lưu ý khi triển khai kế hoạch mở rộng thị trường

Để triển khai kế hoạch mở rộng thị trường một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng dưới đây:

- Khả năng tiếp cận thị trường: Trước khi mở rộng sang một thị trường mới, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là phải đánh giá khả năng tiếp cận thị trường. Điều này bao gồm việc xác định khả năng phân phối sản phẩm, nhu cầu của khách hàng và số lượng sản phẩm cần thiết.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng: Một kế hoạch gia nhập thị trường thành công đòi hỏi sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm để đáp ứng về mong đợi và yêu cầu của thị trường đích.

- Quảng bá sản phẩm và tiếp thị: Mở rộng thị trường không chỉ đòi hỏi về chất lượng sản phẩm mà còn yêu cầu quan tâm đến các chiến lược quảng cáo và tiếp thị. Bởi lẽ việc sử dụng kênh truyền thông phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đối tượng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.

- Sử dụng công nghệ quản lý: Tích hợp phần mềm quản lý vào việc bán hàng là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Điều này giúp tổ chức quản lý quá trình bán hàng một cách hiệu quả, tránh sai sót và duy trì được uy tín thương hiệu.

- Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp: Tuỳ vào loại sản phẩm doanh nghiệp cung cấp mà lựa chọn kênh truyền thông sẽ khác nhau. Theo đó, việc lựa chọn đúng kênh truyền thông giúp tăng hiệu quả quảng cáo và tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Ví dụ, nếu hoạt động trong lĩnh vực thời trang thì bạn có thể sử dụng các kênh truyền thông như Facebook, TikTok, KOL, các trang thương mại điện tử hoặc Google để quảng bá sản phẩm. Trong khi đó, đối với các sản phẩm cao cấp như xe ô tô, xe máy, việc sử dụng website chuyên nghiệp sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
 

Các bước mở rộng thị trường
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm mở rộng thị trường là gì cũng như 7 bước cốt lõi trong việc xây dựng và thiết lập kế hoạch mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh xã hội chuyển hướng sang mô hình kinh tế mở cửa, quá trình thâm nhập và mở rộng sang thị trường toàn cầu trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Ngoài việc giúp doanh nghiệp tăng cường tốc độ tiêu thụ sản phẩm và gia tăng lợi nhuận, market expansion còn là cách thể hiện sự định vị quốc tế của thương hiệu.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.  
Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là bước quan trọng mà mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua để định hình chiến lược kinh doanh cũng như tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.
Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Dù cross selling không phải là kỹ thuật mới trong bán hàng nhưng để triển khai hiệu quả thì bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc nhất định.  
Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Với sự bùng nổ của công nghệ, marketing 5.0 đã nổi lên như một cách tiếp cận mạnh mẽ để đáp ứng, làm hài lòng người tiêu dùng hiện đại.