Đạo đức kinh doanh là gì? Các nguyên tắc đạo đức kinh doanh

Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Tại đây, các nền kinh tế nói chung và cả những doanh nghiệp nói riêng vừa có sự cạnh tranh gay gắt, nhưng đồng thời cũng hợp tác để phát triển. Có thể thấy rằng trong nhiều năm trở lại đây, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong điều kiện đòi hỏi phải nâng cao năng lực, đó không chỉ là nguồn vốn, công nghệ, chiến lược kinh doanh, năng suất,... mà còn cả uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh doanh.

Quan niệm chung trên thế giới đã khẳng định rằng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập chính là về văn hóa, trong đó đạo đức kinh doanh chính là yếu tố quyết định điều này. Vậy thì đạo đức kinh doanh là gì và cần phải có các nguyên tắc đạo đức kinh doanh nào?
 

Đạo đức kinh doanh là gì? Các nguyên tắc đạo đức kinh doanh
 

Đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh là một bộ phận được cấu thành và không thể tách rời với đạo đức xã hội. Đã có nhiều định nghĩa về điều này được đưa ra, tuy nhiên khi tổng hợp lại tại các cuộc hội thảo, báo chí và trong xã hội thì bạn có thể hiểu rằng đạo đức kinh doanh là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực hoặc luật lệ có tác dụng chỉ dẫn, điều chỉnh và kiểm soát hành vi. Điều này nhằm đảm bảo các hành vi được thực hiện đúng mực và trung thực trong mọi hoạt động kinh doanh. Đây không phải là một phạm trù mơ hồ mà thật sự sẽ được gắn liền với lợi ích kinh doanh.

Bạn cũng có thể hiểu một cách đơn giản rằng đạo đức trong kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp biết rằng mình nên hành động như thế nào trong các tình huống, ví dụ như:

- Đưa ra chính sách và thông lệ kinh doanh phù hợp.

- Có một định hướng về cách quản lý công ty.

- Thực hiện các giao dịch nội gián, có thể hiểu là giao dịch cổ phiếu của công ty.

- Hành vi phân biệt đối xử.

- Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội,....
 

Đạo đức kinh doanh là gì?
 

Một số ví dụ đạo đức kinh doanh

Sau khi đã hiểu sơ qua về khái niệm đạo đức kinh doanh thì một số ví dụ sau đây sẽ giúp bạn phần nào làm rõ hơn về phạm trù này. Bởi vì việc hiểu thật tường tận về đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng, để bạn có thể áp dụng được vào thực tế một cách hiệu quả.

Ví dụ đạo đức kinh doanh đầu tiên chúng tôi muốn nói đến là việc đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu. Đây là điều mà tất cả các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay nên chú trọng. Nếu như một khách hàng đến cửa hàng và tìm kiếm sản phẩm cụ thể để phục vụ nhu cầu thì bạn cần phải cung cấp cho họ sản phẩm tốt nhất, phù hợp với tình huống mà người dùng đã mô tả thay vì chỉ khuyến khích họ mua một sản phẩm khác không liên quan.

Tuy nhiên, cũng không nên coi khách hàng là thượng đế mà doanh nghiệp có những hành vi phân biệt đối xử với nhân viên như: yêu cầu họ làm thêm quá giờ cho phép, buộc nhân viên phải chịu đựng sự lợi dụng từ khách hàng,....

Hay một ví dụ khác về đạo đức kinh doanh đó chính là về sự minh bạch và rõ ràng trong giao tiếp tại nơi làm việc. Nhân viên không được nói dối vì điều đó sẽ làm phá vỡ lòng tin của doanh nghiệp. Khi đối mặt với các vấn đề liên quan đến khủng hoảng quan hệ công chúng, công ty nên có một cuộc họp để giải quyết trực tiếp và triệt để với nhân viên. Trong lúc này, tình huống được mô tải cần phải lạ chính xác để có thể đưa ra được cách giải quyết vấn đề phù hợp cũng như nghiêm túc nhận lỗi sai, ngay cả những lời chỉ trích.

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

Bạn cần phải hiểu về các nguyên tắc cơ bản để thúc đẩy hành vi đạo đức. Nếu như thiếu các nguyên tắc này sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi nguồn nhân sự thông minh, tài năng cũng như ảnh hưởng đến nhiều mặt khác của kinh doanh. Cụ thể, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức mà bạn cần phải nắm rõ đó là:

- Tính trung thực: Giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán giữa lời nói và hành động, trung thực tuân theo những quy định của nhà nước. Không được dùng các thủ đoạn gian dối để kiếm lời, không làm ăn phi pháp, trốn thuế, buôn bán hàng cấm hoặc kinh doanh dịch vụ làm mất thuần phong mỹ tục. Ngoài ra, không làm hàng giả, khuyến mãi giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép nhãn hiệu nổi tiếng, hối lộ, tham ô,....

- Tôn trọng con người: Có sự tôn trọng cộng sự và cả những người dưới quyền mình, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, hạnh phúc, tiềm năng phát triển của nhân viên. Ngoài ra, còn phải có sự quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do của nhân lực trong doanh nghiệp. Còn đối với khách hàng thì cần có sự tôn trọng về nhu cầu, sở thích và tâm lý của họ. Không những thế, bạn cũng phải tôn trọng cả lợi ích của đối thủ.
 

Ví dụ đạo đức kinh doanh
 

- Lãnh đạo: Nỗ lực để áp dụng, tích hợp các nguyên tắc còn lại để hướng dẫn trong cách quyết định và hành vi ở mọi khía cạnh của công việc, cuộc sống.

- Trách nhiệm giải thích: Đưa ra những lời giải thích, giải trình để mọi người hiểu về việc phải chịu trách nhiệm với hành động của họ, đảm bảo tuân theo theo các nguyên tắc đạo đức.

- Chính trực: Kết hợp cùng với nguyên tắc trung thực để trở thành phiên bản tốt hơn, luôn làm điều đúng đắn và cố gắng giữ mình ở tiêu chuẩn cao.

- Minh bạch: Các bên liên quan là những người quan tâm đến doanh nghiệp, chẳng hạn như cổ đông, nhân viên, cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động và các thành viên gia đình của nhân viên không được tiết lộ bí mật thương mại. Các công ty nên đảm bảo thông tin về tình hình tài chính, thay đổi giá cả, tuyển dụng, sa thải, tiền công, tiền lương và các chương trình khuyến mãi luôn sẵn có cho những người quan tâm.

- Lòng trắc ẩn: Nhân viên, cộng đồng xung quanh doanh nghiệp, đối tác kinh doanh và khách hàng đều nên được đối xử, quan tâm đến sức khỏe của họ.

- Công bằng: Mọi người cần có cơ hội và được đối xử như nhau. Nếu một hành vi khiến bạn cảm thấy không thoải mái hoặc đặt lợi ích cá nhân, công ty lên trên sự bình đẳng, phép lịch sự và tôn trọng chung thì điều đó là không công bằng.

- Lòng trung thành: Lãnh đạo nên thể hiện sự tin tưởng và cam kết với nhân viên của họ, truyền cảm hứng về lòng trung thành trong nhân viên và ban quản lý đảm bảo rằng mọi người sẽ cam kết thực hiện tốt nhất.

- Mối quan tâm về môi trường: Trong một thế giới mà nguồn tài nguyên có hạn, hệ sinh thái đã bị hủy hoại do các hoạt động trong quá khứ và biến đổi khí hậu thì việc nhận thức, quan tâm đến tác động môi trường của một doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Tất cả doanh nghiệp nên được khuyến khích đưa ra giải pháp và hành động để giảm thiểu thiệt hại cho môi trường.
 

Đạo đức kinh doanh
 

Nhận diện các vấn đề đạo đức trong kinh doanh

Đạo đức kinh doanh tiềm ẩn ở mọi khía cạnh và các hoạt động trong doanh nghiệp. Đây cũng chính là nguồn gốc để tạo nên uy tín, sự tồn tại và phát triển của. Vậy bên, bạn cần phải có được sự nhìn nhận đúng đắn về các vấn đề đạo đức kinh doanh, từ đó đưa ra quyết định hợp lý trong quá trong quá trình quản lý. Doanh nghiệp cần phải nhận ra và biết được tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh trong con mắt của xã hội.

Để tạo nên một “nhân cách” cho doanh nghiệp thì các quyết định liên quan đến đạo đức sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Quá trình nhận định đạo đức này sẽ phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về mối quan hệ giữa các tác nhân, bao gồm: lĩnh vực, nhân tố, phương diện,.... Những điều này đều liên quan đến các vấn đề đạo đức trong một tình huống cụ thể. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm của mình, bạn có thể phân tích và nhận ra được bản chất cơ bản của những mối quan hệ, không những thế còn là mâu thuẫn tiềm ẩn sẽ xảy ra.

Có thể ví nhận định vấn đề đạo đức sẽ giống như bước khởi đầu của việc điều trị bệnh. Chỉ khi căn bệnh được chẩn đoán đúng thì mới có thể thực hiện điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Vậy thì làm sao để bạn nhận diện được các vấn đề? Muốn thu về kết quả tốt nhất thì bạn bên thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác minh những bên hữu quan

Bên hữu quan có thể là những đối tượng ở trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, người trực tiếp quản lý hay chỉ đứng phía sau các quyết định. Mỗi đối tượng sẽ có một mức độ ảnh hưởng khác nhau nên bạn cần phải thực hiện các khảo sát về triết lý, quan điểm bởi đây là yếu tố sẽ quyết định đến phản ứng và cách thức hành động của họ.
 

Đạo đức trong kinh doanh
 

Bước 2: Xác minh mối quan tâm và mong đợi của các bên hữu quan

Điều này sẽ được thể hiện thông qua một tình huống cụ thể. Ví dụ như quản lý muốn người lao động hoàn thành công việc, đạt kết quả tốt nhất nên sẽ sử dụng cơ cấu quyền lực và kỹ thuật công nghệ để hỗ trợ họ. Ngược lại thì người lao động cũng có những kỳ vọng riêng đối với quản lý, đó có thể là về nguyên tắc hành động, chuẩn mực hành vi, thỏa mãn lợi ích riêng như: thu nhập, thưởng, cơ hội nghề nghiệp, sự tôn trọng,....

Tương tự như thế thì chủ doanh nghiệp cũng sẽ có những kỳ vọng nhất định dành cho người quản lý, thường đó sẽ là các vấn đề liên quan đến chiến lược hoạt động, hoài bão, các kỹ năng mềm, năng lực quản trị con người và phân chia công việc.... Còn người quản lý cũng mong muốn được thỏa mãn nhu cầu khi nhận trách nhiệm được ủy thác, đó có thể là quyền lực, danh tiếng, thu nhập, cơ hội được thể hiện năng lực bản thân,....

Như vậy, mỗi đối tượng sẽ có những mối quan tâm và sự kỳ vọng riêng với các bên liên quan. Nếu như trong trường hợp mối quan tâm và sự kỳ vọng giữa hai bên không xảy ra mâu thuẫn thì sẽ không nảy sinh các vấn đề về đạo đức. Còn khi mối quan tâm và mong muốn không thể dung hòa được với nhau thì việc nảy sinh mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi.

Bước 3: Xác định bản chất vấn đề đạo đức

Xác định bản chất vấn đề đạo đức được thể hiện bằng cách chỉ ra bản chất của mâu thuẫn. Điều này có thể xuất hiện trên nhiều phương diện khác nhau, thường là vì quan điểm, mục tiêu, triết lý, lợi ích,... Chỉ khi xác định được bản chất của mâu thuẫn thì bạn mới thể hiện được mối quan hệ giữa những biểu hiện này.
 

Vấn đề đạo đức kinh doanh
 

Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh đóng vai trò lớn trong các hoạt động của doanh nghiệp. Đây không phải là luật cần tuân theo, nhưng chúng lại là một tập hợp các nguyên tắc hướng dẫn mà doanh nghiệp nên hướng đến nếu như muốn xây dựng danh tiếng tốt. Vậy thì tầm quan trọng của vấn đề đạo đức trong kinh doanh được thể hiện qua những điều gì?

1. Điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp

Sau khi đã tìm hiểu đạo đức kinh doanh là gì, chắc hẳn bạn cũng nhận ra được rằng phạm trù này đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi doanh nghiệp. Đầu tiên phải nói đến đó chính là yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép, đảm bảo không phạm tội với nhân viên, khách hàng và những doanh nghiệp khác.

2. Nâng cao giá trị thương hiệu

Ai cũng biết rằng thương hiệu có tầm quan trọng vô cùng lớn với mỗi doanh nghiệp và họ luôn tìm cách để xây dựng, bảo vệ. Nhờ vào việc chú trọng đạo đức kinh doanh, giá trị và mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cũng sẽ được tăng thêm rất nhiều.

Thực tế đã chứng minh điều này thông qua việc nhiều tổ chức hướng đến hoạt động cộng đồng, xã hội, cam kết bảo vệ môi trường và tạo ra thành công cũng như tiếng vang lớn. Điển hình phải kể đến đó là Vinamilk - một trong những công ty có môi trường làm việc tốt nhất nước ta đã tổ chức gây quỹ “Vươn cao Việt Nam” hay Viettel tài trợ chương trình Trái tim cho em,.... Những hành động hướng đến cộng đồng này vừa thể hiện đạo đức, vừa góp phần xây dựng thiện cảm cho thương hiệu.
 

Các vấn đề đạo đức trong kinh doanh
 

3. Xây dựng lòng tin với khách hàng

Khi người tiêu dùng cảm nhận được rằng doanh nghiệp có đạo đức trong kinh doanh, đáng tin cậy thì thì khả năng cao họ sẽ trao niềm tin của mình vào bạn hơn là đối thủ cạnh tranh. Có thể nói rằng, lòng tin của khách hàng có vai trò quan trọng, liên quan đến sự tồn vinh và phát triển của một doanh nghiệp. Và chắc chắn sẽ không ai mong muốn khách hàng sẽ quay lưng lại với mình.

4. Thu hút và giữ chân nhân tài

Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh cũng chính là điểm đến của nhiều nhân tài. Bởi vì họ luôn mong muốn mình được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, tự tin thể hiện tài năng của bản thân. Không những thế, còn có các mong muốn khác về lương thưởng, phúc lợi, nhu cầu được tôn trọng, kết nối,.... Với một doanh nghiệp khi đáp ứng tốt nhu cầu của nhân viên thì chắc chắn sẽ không ai bỏ lỡ cơ hội này.

5. Thu hút các nhà đầu tư

Một doanh nghiệp khi có đạo đức kinh doanh cũng sẽ dễ dàng kêu gọi vốn đầu tư và thu hút cổ đông hơn. Họ có niềm tin vào doanh nghiệp và sẵn sàng rót vốn. Bởi vậy nên không có gì là sai khi nói rằng việc tuân theo các chuẩn mực đạo đức và biết áp dụng đúng cách chính là con đường để dẫn đến thành công nhanh hơn.
 

Vấn đề đạo đức trong kinh doanh
 

Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam

Tại nhiều nước trên thế giới, việc xây dựng sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đã diễn ra hàng trăm năm. Trong đó, có thể thấy rằng hệ thống luật pháp và cơ chế thị trường đã được hoàn thiện ở mức cao, đạo đức kinh doanh cũng trở thành chuẩn mực trong xã hội.

Còn đối với Việt Nam, chúng ta chỉ mới bước vào công cuộc xây dựng kinh tế thị trường từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 và lại còn có điểm xuất phát là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Cũng chính bởi vậy nên văn hóa kinh doanh, hay quan trọng hơn hết là các vấn đề đạo đức trong kinh doanh đến nay vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Điều này đã được minh chứng bằng những thực tế bởi hàng loại vụ vi phạm đạo đức kinh doanh như: bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xuất và nhập khẩu hàng hóa bất hợp pháp,.... Hay bên cạnh đó, doanh nghiệp còn không thực hiện đầy đủ chế độ chính sách với người lao động, ví dụ như: tiền lương, bảo hiểm, hưu trí,....

Trong kinh doanh cũng xuất hiện các hành vi thiếu tôn trọng lợi ích khách hàng, đối tác, hay những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, không có trách nhiệm với xã hội,.... Những điều này đã trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội, dấy lên hồi chuông báo động đỏ để tìm ra giải pháp nhanh chóng và hiệu quả.

Giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh hiệu quả

Từ thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam, chúng ta cần phải đưa ra giải pháp khắc phục những mặt còn chưa tốt bằng cách đẩy mạnh các công tác sau:

- Hoàn thiện khung pháp luận để có thể tạo ra được cơ sở phát lý cho đạo đức kinh doanh. Cần phải bổ sung thêm quy định về mặt pháp lý đối với những hành vi vi phạm đạo đức, đưa ra chế tài mạnh mẽ để ngăn chặn kịp thời. Điều này nhằm khắc phục tình trạng “nhờn luật”, cố tình vi phạm.

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề đạo đức trong kinh doanh, đặc biệt là nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác phổ biến và giáo dục đạo đức kinh doanh cho từng cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng và toàn xã hội để họ có nhận thức đúng đắn, đẩy đủ về các quy định luật pháp.

- Khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao đạo đức kinh doanh. Tiến hành các cuộc vận động và áp dụng hình thức tôn vinh đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện xuất sắc những chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.

- Nâng cao vai trò của các cơ quan bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức xã hội, các hội và hiệp hội,...

- Tăng cường hoạt động thông tin và truyền thông về đạo đức kinh doanh. Có thể khuyến khích báo chí vào cuộc để thông tin được lan truyền một cách mạnh mẽ hơn.
 

Vi phạm đạo đức kinh doanh
 

Đạo đức kinh doanh đã trở thành một phạm trù rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng công ty. Không những thế, điều này còn song hành với trách nhiệm xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp đi đôi với sự vươn lên của cộng động. Vậy nên, hi vọng từ những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, bạn đã hiểu hơn về đạo đức kinh doanh là gì cũng như tìm ra phương án để tiếp tục phát huy những điểm tốt, cải thiện điểm còn đang hạn chế nhằm giúp cho doanh nghiệp thành công hơn.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là bước quan trọng mà mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua để định hình chiến lược kinh doanh cũng như tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.
Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Dù cross selling không phải là kỹ thuật mới trong bán hàng nhưng để triển khai hiệu quả thì bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc nhất định.  
Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Khi thị trường hiện tại đã “bão hòa” thì doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.  
Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Với sự bùng nổ của công nghệ, marketing 5.0 đã nổi lên như một cách tiếp cận mạnh mẽ để đáp ứng, làm hài lòng người tiêu dùng hiện đại.  
Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Tìm hiểu cách tính doanh thu bán hàng chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  
Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là thước đo quan trọng cho hoạt động kinh doanh và có tác động đáng kể đến chiến lược dài hạn của mọi doanh nghiệp.