Dropshipping là gì? Hướng dẫn kinh doanh dropshipping chi tiết

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử thì mô hình dropshipping đã nổi lên như một “làn gió mới” đầy sức hút trong lĩnh vực make money online (MMO) và dự kiến hình thức này sẽ trở thành một xu hướng khởi nghiệp được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Mặc dù là một đề tài chưa bao giờ ngừng “hot” nhưng dropshipping vẫn còn khá mới mẻ và mơ hồ đối với những người mới “chập chững” dấn thân vào con đường kinh doanh.

Vậy dropshipping là gì? Tại sao dropshipping lại trở thành “miếng mồi” béo bở trong thời đại công nghệ số? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết và rõ ràng nhất về dropshipping để bạn có cái nhìn bao quát hơn khi muốn áp dụng hình thức kinh doanh online này!
 

Dropshipping là gì? Hướng dẫn kinh doanh dropshipping chi tiết
 

Dropshipping là gì?

Dropshipping là hình thức kinh doanh bán lẻ mà người bán không cần phải nhập hàng hóa và lưu trữ chúng trong kho của mình. Theo đó, khi có khách mua sản phẩm, bạn chỉ cần chuyển đơn hàng đó đến nhà cung cấp và yêu cầu họ vận chuyển hàng trực tiếp đến tay người dùng. Lúc này, thay vì chăm chăm vào khâu vận chuyển thì điều mà bạn cần tập trung chủ yếu là tìm cách tiếp cận khách hàng, lên các chiến lược marketing cho sản phẩm, theo dõi, xử lý đơn đặt và chăm sóc khách hàng. 

Như vậy, lợi nhuận thu được từ mô hình kinh doanh dropshipping chính là khoảng chênh lệch giữa giá sản phẩm từ nhà cung cấp và giá bán cho khách hàng, sau khi trừ đi chi phí vận chuyển, marketing.

Tại sao dropshipping lại trở thành cơ hội kinh doanh hấp dẫn hiện nay?

Trong thời đại marketing online, dropshipping được ví như một “miếng bánh ngọt” hấp dẫn, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người, nhất là những ai đang có ý định khởi nghiệp với số vốn ít nhờ những ưu điểm vượt trội sau đây:

- Dễ thực hiện: Hoạt động mô hình dropshipping bỏ qua khâu nhập hàng và vận chuyển nên quy trình vận hành chỉ gói gọn trong 3 hoạt động cơ bản, bao gồm việc tìm kiếm nhà cung cấp, xây dựng website bán hàng và thực hiện chiến dịch marketing nhằm bán hàng.

- Nguồn vốn đầu tư thấp (thậm chí là 0 đồng): Trong quá trình triển khai mô hình dropshipping, chi phí chính mà bạn cần chi trả là khoản ngân sách xây dựng trang web hay gian hàng online và quảng cáo để thúc đẩy doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, các chi phí vận hành bán lẻ như nhập sản phẩm, quản lý kho và lưu trữ hàng hoá không còn là gánh nặng đối với bạn vì mô hình dropshipping đã bỏ qua các khâu này.

- Loại bỏ nỗi lo về tồn kho: Thực tế, quản lý hàng tồn kho thường là một áp lực lớn đối với những người kinh doanh. Nhưng với dropshipping, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì không cần phải đối mặt với tình trạng hàng tồn kho đọng lại mà không thể bán được.

- Mức độ rủi ro thấp: Việc không cần có sẵn sản phẩm trong kho của mình được xem là lợi thế lớn nhất cho người kinh doanh dropshipping bởi vì bạn sẽ chịu ít rủi ro hơn so với mô hình truyền thống. Điều này có nghĩa là trong trường hợp xấu nhất không bán được sản phẩm thì bạn cũng sẽ không phải chi trả cho việc kiểm soát tồn kho, lưu kho,.... Ngay cả khi quyết định thay đổi sản phẩm hoặc ngừng kinh doanh, bạn cũng không phải đối mặt với tình trạng “mắc kẹt vốn lưu động” do lượng hàng tồn kho lớn.

- Ở đâu cũng có thể bán được hàng: Một trong những lợi thế không thể xem nhẹ của việc kinh doanh trực tuyến là khả năng bán hàng mọi lúc mọi nơi, thậm chí bạn có thể lấn sang chiếm lĩnh thị trường nước ngoài một cách dễ dàng. Hơn nữa với hình thức dropshipping, bạn hoàn toàn có thể linh động di chuyển đến bất cứ đâu tùy thích để làm việc mà không cần thiết phải sở hữu một văn phòng cố định.

- Đa dạng lựa chọn sản phẩm: Bạn có toàn quyền tìm hiểu và thử nghiệm bán hàng với bất kỳ loại sản phẩm nào mà mình yêu thích hoặc quan tâm. Ngoài ra, bạn còn có thể trở thành một đơn vị bán sỉ / lẻ với nhiều mặt hàng đa dạng để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Dễ dàng mở rộng quy mô: Trong quá trình sử dụng dropshipping, hầu hết các công việc liên quan đến xử lý đơn hàng sẽ được giải quyết bởi các đối tác cung cấp. Điều này cho phép bạn có thêm nhiều thời gian hơn để mở rộng quy mô kinh doanh cũng như không cần phải lo lắng về vấn đề gia tăng hàng tồn kho hay thiếu hụt vốn lưu động.
 

Dropshipping là gì?
 

Mô hình bán hàng dropship phù hợp với những ai?

Có thể nói rằng, bất kỳ ai cũng phù hợp để kiếm thêm thu nhập với mô hình bán hàng dropship nhưng quan trọng là bạn có thực sự muốn thử sức với công việc này hay không. Tùy thuộc vào khả năng tài chính và thời gian rảnh rỗi của mình mà bạn có thể xem dropshipping làm công việc chính hoặc nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập. Hiện nay, mô hình này đã và đang được nhiều người áp dụng nhưng chung quy lại thì phổ biến nhất vẫn là ở độ tuổi học sinh, sinh viên, dân văn phòng và người mới kinh doanh online.

1. Dân văn phòng

Đối tượng đầu tiên thích hợp bán hàng dropship không ai khác chính là những người làm việc văn phòng. Nếu bạn có một khoảng thời gian rảnh rỗi trong khoảng từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày, hãy tận dụng nó để phát huy khả năng kinh doanh online của mình và kiếm thêm nguồn thu nhập với dropshipping. Khi công việc ổn định, cuộc sống của bạn có lẽ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với mức thu nhập trong khoảng từ 4 - 6 triệu đồng / tháng. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy dropshipping có thể là hướng đi của mình sau này thì đừng ngần ngại đầu tư thêm thời gian và công sức cho nó. 

2. Học sinh, sinh viên

Đây là một nhóm đối tượng có lợi thế rất lớn, không chỉ ở khía cạnh thời gian mà còn về khả năng thích ứng nhanh với quy luật vận hành và những đổi mới trong thời đại công nghệ số. Hơn nữa, nếu bạn đang cần nghiên cứu thị trường hay sản phẩm, thì dropshipping chính là cơ hội tuyệt vời để bạn có những trải nghiệm thực tế và rút ra bài học từ các kiến thức thực tiễn.

Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề vốn, hãy yên tâm vì đây là mô hình kinh doanh thích hợp cho những ai có nguồn vốn ban đầu thấp hoặc thậm chí gần như bằng 0. Ở thời điểm này, điều bạn cần đầu tư không phải là tiền bạc mà là thời gian để tích lũy kiến thức và trải nghiệm. 

3. Người mới kinh doanh online

Rõ ràng, những người mới tập tành bán hàng online thường không có nhiều trải nghiệm cọ xát thực tế từ việc phân tích thị trường, đối thủ, tìm kiếm sản phẩm đến xác định nguồn cung hay quản lý vận chuyển hàng hóa,.... Tuy nhiên, không cần lo lắng vì dropshipping sẽ cung cấp cho bạn cơ hội học hỏi và tích lũy kinh nghiệm với mức rủi ro thấp nhất nhằm làm nền tảng giúp bạn tự tin để chuyển hướng sang các thị trường phức tạp hơn.

Một số hạn chế của mô hình dropshipping

Mặc dù mô hình dropshipping mang lại cho nhà bán hàng nhiều lợi ích vượt trội nhưng cũng đi kèm với một số hạn chế nhất định mà bạn cần phải đối mặt, cụ thể:

- Lợi nhuận thấp: Bởi vì chi phí đầu tư cũng thấp kèm theo quá trình bắt đầu và vận hành rất dễ dàng nên tính cạnh tranh trong lĩnh vực này là rất cao. Do đó, nhiều người buộc phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận để bán với mức giá rất thấp nhằm tăng doanh số bán hàng cũng như tạo uy tín và nâng cao nhận thức thương hiệu trên thị trường.

- Khó khăn trong quản lý hàng hóa: Nếu bạn tích trữ tất cả các sản phẩm trong kho của mình thì việc theo dõi tình trạng hàng hóa sẽ vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, trong trường hợp kinh doanh dropshipping, khi bạn nhận nguồn cung từ nhiều kho và thực hiện đặt hàng từ các đơn vị cung cấp khác nhau thì việc quản lý hàng hóa sẽ trở nên phức tạp hơn vì bạn không biết liệu rằng nhà cung ứng còn hàng hay không.

- Vận chuyển phức tạp: Trường hợp bạn hợp tác với nhiều nhà cung cấp thì việc lấy sản phẩm từ các nguồn khác nhau để bán trên website sẽ làm tăng tính phức tạp của quá trình vận chuyển. Chẳng hạn, nếu một đơn hàng có 3 sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau thì chi phí vận chuyển sẽ được tính riêng biệt cho từng sản phẩm và bạn thường sẽ là người chi trả cho khoản phí này thay vì khách hàng. Thậm chí khi bạn muốn áp dụng phí vận chuyển riêng trên cho từng sản phẩm thì việc tự động hóa tính toán cũng sẽ gặp khó khăn.

- Lỗi từ nhà cung cấp: Khi bạn không trực tiếp đóng gói, kiểm tra và giao hàng thì vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm cũng trở nên khó khăn hơn. Với hình thức dropshipping nếu hàng hóa bị lỗi thì người chịu trách nhiệm chính là bạn chứ không phải nhà cung cấp. Do đó, việc quyết định lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.

- Tính cạnh tranh cao: Tham gia vào thị trường với quá nhiều đối thủ mà sản phẩm lại quá đại trà sẽ dẫn đến mức độ cạnh tranh cao. Trong tình huống này, giá cả có thể bị giảm xuống, làm giảm lợi nhuận từ đơn hàng, nhất là khi chưa có đủ uy tín và yếu tố thu hút khách hàng.
 

Dropship là gì?
 

Các bước kinh doanh dropshipping hiệu quả

Dropshipping là một mô hình kinh doanh phù hợp cho những người có tham vọng khởi nghiệp với mong muốn đạt được thành công về tài chính nhưng chưa có nhiều cọ xát thực tế. Với mô hình này, bạn có thể nhanh chóng thử nghiệm nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau và phát hiện ra những hạn chế của chúng mà không cần lo lắng về rủi ro thông qua 6 bước dưới đây:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng mà bạn cần thực hiện một cách nghiêm túc để phát triển quy mô kinh doanh của mình. Trong giai đoạn này, bạn cần thực hiện một loạt các khảo sát thị trường, thu thập thông tin về yêu cầu, xu hướng và thực trạng của thị trường. Đồng thời, bạn cũng cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ về cách họ hoạt động, ưu điểm và nhược điểm ra sao,....

Bước 2: Xác định mặt hàng kinh doanh dropshipping

Một sản phẩm được xem là phù hợp cần phải mang lại giá trị cho cả người mua lẫn người bán. Để đảm bảo điều này, bạn cần tìm kiếm những mặt hàng có khả năng sinh lời và mang lại tiềm năng phát triển trong tương lai. Một cách hiệu quả mà bạn có thể sử dụng là sử dụng Google Trends để xem những sản phẩm nào đang có lượt tìm kiếm cao trên thị trường. Ngoài ra, để có cái nhìn chính xác hơn, bạn cũng có thể theo dõi những sản phẩm hot được bán chạy trên các sàn thương mại điện tử như Lazada Top Sellers, Shopee Top Products, Amazon Best Sellers,....

Từ đó, bạn có thể quyết định chọn các sản phẩm trong những lĩnh vực như thực phẩm, tiện ích, thời trang, dược phẩm, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm,.... Bạn có thể tập trung vào một loại sản phẩm cụ thể hoặc mở rộng ra để đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng người dùng, có thể là khách hàng bán lẻ hoặc khách hàng bán buôn.

Bước 3: Tìm kiếm nguồn hàng dropship

Hiện nay, có nhiều nền tảng dropshipping hỗ trợ bạn kết nối với các nhà sản xuất. Tại đó, bạn có thể tìm kiếm những nguồn hàng chất lượng với giá cả hợp lý. Dưới đây là một số nền tảng có thể phù hợp với bạn:

- NetSale: Cung cấp đa dạng sản phẩm từ các sàn thương mại Trung Quốc như Taobao, 1688, Tmall,... Đơn giản chỉ cần tạo tài khoản là bạn có thể truy cập hơn 70 triệu sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Osiris Alliance: Chuyên cung cấp mỹ phẩm và đồng hồ chính hãng, nền tảng sẽ mang đến cho bạn nhiều thương hiệu nổi tiếng như MAC, Daniel Wellington, Innisfree, Duxley, Etude House,.... Hàng triệu sản phẩm có sẵn đang được bán ở sàn này với giá sỉ và không yêu cầu vốn khi dropshipping.

- Sunrise Wholesale: Đây là nền tảng chuyên về đồ tập thể thao, thời trang, phụ kiện, trang sức,... với hơn 15.000 sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn miễn phí cho người dùng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể khám phá nguồn hàng dropshipping trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,.... Khi chọn lựa được những nhà cung cấp sỉ, hãy gửi tin nhắn hoặc liên hệ để tìm hiểu thêm về chính sách dropshipping của các đơn vị đó.

Bước 4: Tạo cửa hàng online

Để quá trình kinh doanh trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn thì việc tạo ngay một cửa hàng trực tuyến là bước quan trọng không thể bỏ qua. Hiên nay, có nhiều kênh bán hàng online mà bạn có thể chọn như sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,...), các mạng xã hội (TikTok, Facebook, Zalo, Instagram,...) hoặc các diễn đàn (Tinhte, Webtretho, Voz,...),.... Lúc này nhiệm vụ của bạn là đăng ký tài khoản và bắt đầu đăng thông tin về sản phẩm để bán hàng ngay.

Ngoài, nếu bạn đang có dự định buôn bán lâu dài hoặc muốn tạo dựng thương hiệu cho riêng mình thì việc sở hữu một trang web điều vô cùng quan trọng. Bởi vì nếu có website, bạn dễ dàng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng, mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường, quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm một cách thuận lợi hơn.

Khác với mạng xã hội, sàn thương mại điện tử hay các diễn đàn, trang web cho phép bạn nắm giữ mọi quyền kiểm soát mà không phải thông qua bên trung gian thứ ba. Điều này có nghĩa là bạn sẽ sở hữu một cửa hàng trực tuyến riêng biệt để có thể đăng tải mọi sản phẩm mà không bị hạn chế về chính sách hay điều khoản nào cả. Vậy nên nếu như bạn không có kiến thức về lập trình thì hãy tìm đến các dịch vụ thiết kế web chuyên nghiệp để có một trang web bán hàng chất lượng, phù hợp nhất nhé.
 

Dropshipping
 

Bước 5: Vận hành kinh doanh

Sau khi đã xác định được nguồn hàng và xây dựng cơ sở hạ tầng online, bước quan trọng tiếp theo trong mô hình kinh doanh dropshipping là vận hành hoạt động bán hàng một cách hiệu quả. Dưới đây là những bước quan trọng để đảm bảo sự thành công của gian hàng dropshipping của bạn:

- Quản lý đơn hàng: Tích hợp hệ thống quản lý hiệu quả để theo dõi và xử lý đơn đặt hàng một cách nhanh chóng. Điều này bao gồm cả việc thông báo đơn hàng, theo dõi vận chuyển và cập nhật trạng thái đơn hàng cho khách hàng.

- Duy trì liên lạc: Luôn duy trì liên lạc chặt chẽ với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn hàng luôn có sẵn. Đồng thời, thường xuyên giao lưu với khách hàng qua tin nhắn, livestreams bán hàng hay các bài đăng trên mạng xã hội,... để xây dựng mối quan hệ gắn bó và giải quyết mọi vấn đề phát sinh.

- Quảng bá và tiếp thị: Để thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng, bạn cần phải thực hiện các chiến lược marketing trực tuyến nhằm gia tăng sự nhận diện cho cửa hàng dropshipping như chiến dịch quảng cáo, SEO, content, KOL / KOC, tiếp thị trên mạng xã hội,....

- Theo dõi hiệu suất: Sử dụng các công cụ và phần mềm theo dõi hiệu suất để đánh giá kết quả kinh doanh, hiểu rõ hành vi của khách hàng và tối ưu hóa chiến lược truyền thông dựa trên dữ liệu thu thập được.

- Chăm sóc khách hàng: Tạo trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng bằng cách giải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

- Nâng cao tính năng cửa hàng: Liên tục cập nhật và nâng cấp tính năng của cửa hàng trực tuyến để duy trì tính cạnh tranh cũng như đáp ứng nhanh chóng với sự biến động của thị trường.

Bước 6: Thiết lập mức giá tốt

Mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận đáng kể và đồng thời đảm bảo nhà cung cấp có thể thúc đẩy doanh số bán hàng. Vì vậy, quan trọng nhất là bạn phải biết cách đàm phán với nhà cung cấp để thỏa thuận được mức giá tốt nhất, từ đó dễ dàng xây dựng thương hiệu một cách tích cực. Hãy cẩn trọng để tránh việc thiết lập giá quá cao, vì điều này có thể khiến khách hàng chỉ ghé thăm cửa hàng hoặc quan tâm đến sản phẩm một lần mà không có ý định quay lại, huống chi là mua sắm.

Bước 7: Xây dựng kế hoạch marketing tiếp cận khách hàng

Muốn đạt được thành công khi kinh doanh dropshipping thì bạn phải biết thực hiện các chiến dịch tiếp thị một cách khôn ngoan. Có nhiều phương tiện truyền thông marketing mà bạn có thể xem xét như quảng cáo trên các nền tảng (Google, Facebook, TikTok, Zalo,...) tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), đặt banner quảng cáo trên trang báo, trang thông tin, email marketing,....

Đồng thời, bạn có thể hợp tác với những người ảnh hưởng (KOL / KOC / Influencer) để thúc đẩy doanh số bán hàng và nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu. Dù là phương pháp nào đi chăng nữa thì bạn cũng đừng quên nêu bật tính ưu điểm của sản phẩm và liệt kê thông tin cửa hàng, bao gồm số điện thoại, địa chỉ để người dùng có thể liên hệ mua hàng một cách thuận tiện nhất.
 

Kinh doanh dropshipping
 

Các nền tảng dropshipping uy tín, được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Trong thời đại hiện nay, có nhiều loại nền tảng đã được phát triển để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh online dropshipping với hiệu quả cao. Trong số đó thì những cái tên bật này mà chúng ta có thể nhắc đến là Shopee, Amazon và eBay.

1. Bán hàng dropship trên Shopee

Shopee hiện đang là một trong những nền tảng phát triển mô hình kinh doanh dropshipping mạnh mẽ với hơn 81 triệu lượt truy cập (tính đến tháng 10/2021), vượt xa nhiều đối thủ khác trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam.

Tuy nhiên, do Shopee không phải là sàn thương mại điện tử toàn cầu nên nếu nhà cung cấp đặt tại nước ngoài, bạn sẽ cần chuyển hàng về Việt Nam và sử dụng dịch vụ vận chuyển mà Shopee đề xuất. Điều này có nghĩa là không thể gửi hàng trực tiếp từ nhà cung cấp nước ngoài đến tay khách hàng mà cần có sự hỗ trợ từ các đơn vị trung gian.

Làm một nền tảng dropshipping phổ biến hàng đầu tại Việt Nam, Shopee có những ưu điểm nổi bật sau:

- Lượng truy cập lớn: Với số lượt truy cập đáng kể, bạn có cơ hội tiếp cận đông đảo khách hàng, từ đó tối ưu chi phí tiếp cận cho các chiến lược tiếp thị sản phẩm của mình.

- Chính sách bán hàng thuận tiện: Shopee không yêu cầu giấy phép kinh doanh và ngoài ra, quy trình duyệt sản phẩm cũng tương đối dễ dàng hơn các sàn khác. Tuy nhiên, chất lượng hàng hóa vẫn cần được đảm bảo để xây dựng uy tín từ người dùng.

- Dễ bắt đầu: Với chỉ vài phút, bạn có thể tạo gian hàng trên Shopee và sàn thương mại này cũng cung cấp nhiều chú thích chi tiết để hỗ trợ người bán.

- Hỗ trợ nhiều hình thức: Cho phép người bán cung cấp hàng hóa theo hai dạng là hàng có sẵn và hàng order (hình thức kinh doanh thuận lợi cho dropshipping).

2. Kinh doanh dropshipping trên Amazon

Hiện nay, Amazon đang là nền tảng thương mại điện tử có quy mô lớn nhất trên thế giới với số lượng sản phẩm và dịch vụ không ngừng mở rộng trên thị trường toàn cầu. Đến tháng 1/2021, Amazon đã thu hút khoảng 5,2 tỷ lượt truy cập, mang lại những lợi ích đặc biệt cho những người kinh doanh theo mô hình dropshipping:

- Số lượng lượt truy cập đáng kể: Việc sở hữu một cửa hàng dropshipping trên Amazon đem đến khả năng tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng với ngân sách quảng cáo thấp.

- Danh sách sản phẩm không bị hạn chế: Amazon không áp đặt bất kỳ giới hạn nào đối với việc đăng tải sản phẩm, tạo điều kiện cho bạn có thể bán được nhiều sản phẩm khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận.

- Dễ dàng thiết lập tài khoản: Trên Amazon, có hai loại tài khoản, bao gồm tài khoản người bán cá nhân hoàn toàn miễn phí và tài khoản người bán chuyên nghiệp với mức phí hàng tháng là $39,99.

3. Kinh doanh dropshipping trên eBay

Tương tự như Amazon, eBay là một trang thương mại điện tử quy mô toàn cầu, luôn thu hút một lượng khách truy cập đáng kể giúp bạn nâng cao khả năng chốt đơn. Nền tảng này mang đến sự đa dạng với nhiều sản phẩm từ những lĩnh vực khác nhau như sản phẩm công nghệ cao, hàng tiêu dùng, phụ kiện, thời trang, đồ điện tử,....

Mặc dù eBay có trụ sở chính tại Mỹ nhưng nguồn hàng lại được cung cấp từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tại đây tập trung rất nhiều người bán đến từ Anh, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam. Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn cần hiểu tiếng Anh cơ bản để dễ dàng xây dựng cửa hàng và thực hiện các giao dịch với người mua.

Điểm độc đáo của eBay là bạn có thể bán một số sản phẩm thông qua hình thức đấu giá. Trong trường hợp này, sản phẩm sẽ được bán cho người mua đưa ra giá cao nhất. Đây là một hình thức bán hàng hấp dẫn và đặc biệt chỉ có tại eBay, trong khi các sàn thương mại lớn khác như Amazon, Taobao,... vẫn chưa áp dụng. Nếu bạn biết cách tận dụng hình thức này để bán những sản phẩm độc đáo và hiếm có thì bạn hoàn toàn có thể thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ.
 

Bán hàng dropshipping
 

Một số lưu ý quan trọng khi kinh doanh dropshipping

Để đạt được thành công khi sử dụng mô hình kinh doanh dropshipping, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

- Đảm bảo bạn có thông tin chính xác về tình trạng hàng trong kho. Nếu không, hãy thông báo cho khách hàng rằng sản phẩm hiện không có sẵn và bị phụ thuộc vào bên thứ ba.

- Chọn đơn vị hợp tác đáng tin cậy, cung cấp sản phẩm chất lượng để bảo vệ khách hàng của bạn khỏi những trải nghiệm không tốt, đồng thời tránh ảnh hưởng đến uy tín cá nhân.

- Hãy chuẩn bị một mindset đúng đắn, nhìn nhận dropshipping như một nghề tạo ra thu nhập ổn định, giúp bạn linh hoạt về thời gian.

- Có tài khoản ngân hàng và thẻ Visa/Mastercard là bước quan trọng để chuẩn bị cho kinh doanh dropshipping.

- Dropshipping sẽ hiệu quả nhất khi được áp dụng cho những sản phẩm phù hợp. Hãy chọn loại hàng hóa mà thị trường đang có nhu cầu cao và được cung cấp với chi phí vận chuyển thấp. 

- Chuẩn bị vốn và thời gian là quan trọng khi bắt đầu kinh doanh dropshipping. Với người mới, khoảng 2 - 4 triệu đồng là hợp lý và thời gian bỏ ra sẽ phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể nhưng ít nhất 1,5 giờ mỗi ngày.
 

Mô hình dropshipping
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm dropship là gì cũng như những ưu - nhược điểm và các bước kinh doanh dropshipping hiệu quả nhất hiện nay. Nhìn chung, đây không phải là mô hình kinh doanh lý tưởng hoàn toàn bởi hình thức này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, nếu bạn biết xây dựng kế hoạch kinh doanh bán hàng một cách cẩn thận và chu đáo thì việc khắc phục những hạn chế này không phải là điều khó khăn. Hy vọng những nội dung cung cấp trên sẽ giúp bạn đạt được sự thành công trong mô hình kinh doanh dropshipping mà mình đã lựa chọn.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.  
Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là bước quan trọng mà mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua để định hình chiến lược kinh doanh cũng như tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.