Cách tìm kiếm khách hàng nội thất hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Ngày nay, lĩnh vực kinh doanh nội thất đang là một trong những ngành nghề thu hút sự chú ý đặc biệt của nhiều chủ đầu tư bởi lẽ nhu cầu trang trí nhà cửa ngày càng gia tăng. Điều đó đã tạo ra một sân chơi cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi sự sáng tạo và năng động cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tìm kiếm khách hàng nội thất hiệu quả và nhanh chóng nhất? Và nếu bạn cũng đang trăn trở về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ những gợi ý mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây nhé!
 

Cách tìm kiếm khách hàng nội thất hiệu quả, tiết kiệm chi phí
 

Xác định đúng đối tượng khách hàng nội thất để tiết kiệm thời gian, nguồn lực

Với thị trường ngày càng cạnh tranh thì việc xác định đúng khách hàng nội thất sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công. Một cách tiếp cận đơn giản và có hệ thống hơn là xác định khách hàng mục tiêu xoay quanh các nhóm yếu tố dưới đây:

1. Các yếu tố về nhân khẩu học

Mỗi phân khúc thị trường sẽ yêu cầu phương pháp tìm kiếm và tiếp cận khách hàng phù hợp để đạt hiệu quả cao. Do đó, khoanh vùng khu vực khách hàng càng chính xác thì chi phí marketing càng sẽ được tốt ưu. Để làm được điều này thì bạn cần phân tích rõ những vấn đề sau:

- Sản phẩm nội thất bán bán phù hợp với độ tuổi nào (trẻ trung, hiện đại hay truyền thống)?

- Nam hay nữ giới sẽ thích mua hơn?

- Khu vực mà bạn có thể cung cấp các sản phẩm nội thất là ở đâu?

- Thu nhập và khả năng chi trả (bạn bán nội thất cao cấp hay bình dân).

- Tình trạng hôn nhân (là người chưa lập gia đình, người đã ly hôn, người đã có gia đình, người đang nuôi con nhỏ…).

- Nghề nghiệp (họ làm gì, kiến trúc sư, xây dựng, doanh nhân,…).

- Học vấn (người có kiến thức cao hay bình dân).

2. Các yếu tố tâm lý khách hàng

Việc hiểu rõ về yếu tố tâm lý học của đối tượng, bao gồm sở thích, thái độ, thói quen, niềm tin, quan điểm sống, tôn giáo,... sẽ giúp bạn áp dụng các cách tìm kiếm khách hàng cho ngành nội thất hiệu quả. 

Chẳng hạn, nếu người dùng thường xuyên sử dụng mạng xã hội như Facebook thì việc tăng cường quảng cáo trên nền tảng này sẽ là một chiến lược hữu ích. Ngược lại, nếu khách hàng thích tìm kiếm thông tin qua Google, bạn có thể tối ưu hóa website chuẩn SEO, đẩy từ khóa lên top và chạy chiến dịch quảng cáo phù hợp.

3. Vai trò và quyền ra quyết định mua hàng

Khách hàng mua các sản phẩm nội thất từ bạn rất đa dạng, có thể là người sử dụng trực tiếp hay mua đi để bán lại, người quản lý chi tiêu, người khởi xướng, người ảnh hưởng, chủ đầu tư, nhà môi giới,... hoặc có thể là những vai trò khác. Các đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có các phương thức tìm kiếm và cách sale nội thất khác nhau. 

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn chuyên về nội thất trẻ em thì đối tượng sử dụng trực tiếp sẽ là các bé nhưng người chi trả, có ảnh hưởng và quản lý chi tiêu thường là bố mẹ của trẻ. Do đó, đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty là các cặp vợ chồng đang nuôi con nhỏ.
 

Tìm kiếm khách hàng nội thất
 

Tìm kiếm khách hàng nội thất bằng phương pháp truyền thống

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, đặc trưng của các sản phẩm nội thất và sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, việc tìm kiếm khách hàng nội thất bằng những phương pháp truyền thống sao cho hiệu quả đang được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số cách tiếp cận tiềm năng đang được nhiều áp dụng hiện nay:

1. Phát huy tối đa lợi thế vị trí cửa hàng

Nếu bạn sở hữu một cửa tiệm nội thất trên mặt phố với một mặt tiền đủ rộng và có lưu lượng xe cộ đi lại đông đúc thì đây sẽ là một ưu thế lớn giúp bạn tiếp cận khách hàng. Điều bạn cần làm lúc này là hãy thiết kế một bảng hiệu bắt mắt, sử dụng màu sắc, bố cục dễ nhận diện cùng với ánh sáng và âm thanh thu hút để tạo nên một không gian thuận lợi, giúp người qua đường có thể dễ dàng ghi nhớ cửa hàng của bạn. Và khi họ có nhu cầu mua nội thất cho nhà cửa thì họ sẽ nghĩ đến bạn đầu tiên.

2. Đi khảo sát và gặp gỡ trực tiếp khách hàng mục tiêu

Đối với loại mặt hàng cạnh tranh như đồ nội thất thì việc đi khảo sát và gặp gỡ trực tiếp là cách tiếp cận khách hàng nhanh chóng nhất để hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn của họ. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực sàn nhà, tủ bếp hoặc thiết kế và thi công nội thất trọn gói,... bạn có thể tìm đến các hộ gia đình đang xây nhà, tòa chung cư chuẩn bị di dời, dự án, khách sạn, nhà hàng đang tân trang,... để chào hàng hay tham gia trực tiếp vào cuộc đấu thầu.

3. Quảng cáo ngoài trời, phát tờ rơi

Quảng cáo ngoài trời, phát tờ rơi là một trong những phương tiện hiệu quả giúp bạn mở rộng tệp khách hàng trong lĩnh vực nội thất. Cách này sẽ giúp thương hiệu của bạn xuất hiện ở mọi nơi có thể, từ đó tạo ra cơ hội để tiếp cận đối tượng mục tiêu mà ngay cả bạn cũng không ngờ tới, vì biết đâu sẽ có người nào đó đang tìm kiếm sản phẩm nội thất mà bạn cung cấp vô tình nhìn thấy quảng cáo đó. Vì vậy, sự xuất hiện mạnh mẽ ở những địa điểm khác nhau qua quảng cáo ngoài trời và tờ rơi có thể là cách thông báo tốt nhất để tiếp cận người dùng.

4. Tivi, báo đài

Tivi và báo đài thường là những phương tiện truyền thông hiệu quả giúp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu mua đồ nội thất. Mặc dù chi phí quảng cáo có thể trở thành một yếu tố đáng e ngại nhưng lợi ích đối với sự nhận biết thương hiệu và tiếp cận khách hàng rộng lớn thường là đáng giá nên hiện nay, vẫn có nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức này.

5. Tận dụng khách hàng cũ

Nếu được phục vụ tận tình và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thì mỗi khách hàng cũ đều có thể trở thành đại sứ tự nhiên, giúp bạn lan truyền danh tiếng và thu hút sự chú ý từ đối tượng mục tiêu mới thông qua hình thức truyền miệng. Họ sẽ giới thiệu bạn đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay những người đang có nhu cầu mua đồ nội thất. Do đó, đây còn được xem là một kênh marketing 0 đồng, tận dụng nguồn lực có sẵn, giúp bạn xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ trong cộng đồng kinh doanh nội thất.
 

Cách tiếp cận khách hàng nội thất
 

Cách tìm kiếm và tiếp cận khách hàng nội thất qua kênh online

Ngoài những cách tiếp cận khách hàng nội thất truyền thống đã được liệt kê ở trên thì trong thời đại số hóa ngày nay, việc tìm kiếm khách hàng online cũng quan trọng không kém.

1. Xây dựng website bán đồ nội thất

Đây là kênh bán hàng không thể thiếu nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh nội thất online và tiếp cận được nhiều đối tượng người mua tiềm năng hơn. Với website riêng, bạn có thể đăng tải để giới thiệu về các sản phẩm của mình, đồng thời chủ động về hình ảnh và nội dung mà không gặp bất kỳ hạn chế nào. Điều này trở thành một yếu tố quyết định khiến nhiều người kinh doanh nội thất chọn lựa việc mở website khi gia nhập thị trường.

Trước đây, việc mua sắm nội thất thường yêu cầu khách hàng phải đến trực tiếp các cửa hàng. Tuy nhiên thì ngày nay, khách hàng có thể ở nhà mà vẫn thoải mái lựa chọn món đồ nội thất mà mình yêu thích thông qua các trang web. Điều này không chỉ mang lại sự thuận tiện cho khách hàng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho phía doanh nghiệp, chẳng hạn như giảm thiểu chi phí về địa điểm, nhân sự cũng như tạo điều kiện dễ dàng để chăm sóc và tiếp cận khách hàng.

2. Tìm kiếm khách hàng mua nội thất qua Google

Khi đã có cho mình một website thì bước tiếp theo bạn cần làm để tìm kiếm khách hàng nội thất hiệu quả trên nền tảng này là chạy quảng cáo Google và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), cụ thể:

Quảng cáo Google Adwords

Đây là một dạng quảng cáo có trả phí trên nền tảng Google, đang được nhiều doanh nghiệp bán nội thất sử dụng vô cùng hiệu quả hiện nay. Khi người dùng nhập từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ thiết kế nội thất thì quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trong danh sách kết quả tìm kiếm. Mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo, họ sẽ được chuyển hướng đến trang web của bạn, từ đó tạo điều kiện thuận tiện để doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi họ thành khách hàng hơn.

Tuy nhiên, muốn có hiệu quả tốt nhất thì bạn cần tối ưu quảng cáo để có được tỷ lệ chuyển đổi cao. Ngoài ra, một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là chạy Google Adwords tương đối tốn kém chi phí vì bạn phải trả tiền mỗi khi có ai đó nhấp chuột vào quảng cáo và giá của từ khóa cũng cao thấp khác nhau tùy thuộc vào mức độ cạnh tranh.

Search Engine Optimization (SEO)

Đây là quá trình tối ưu hóa trang web thông qua việc sử dụng từ khóa thuộc lĩnh vực nội thất và tạo ra nội dung mà công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên hiển thị. Bằng cách tối ưu hóa những yếu tố này, bạn có thể đưa website của mình lên vị trí cao trong trang kết quả tìm kiếm tự nhiên nhằm thu hút và tiếp cận với những người đang có nhu cầu mua đồ nội thất.

Để thực hiện SEO hiệu quả, bạn cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

- Sử dụng các công cụ như Keyword Planner, Semrush, Whatsmyserp, Google Suggest,... để nghiên cứu và chọn lựa từ khóa phù hợp nhất với sản phẩm mình đang bán.

- Kiểm tra các công cụ hỗ trợ và tối ưu hóa những yếu tố onpage trên website.

- Sử dụng từ khóa mục tiêu một cách tự nhiên trong bài viết để tạo ra nội dung hấp dẫn và thú vị. Ngoài ra, việc đăng bài mỗi ngày hoặc đều đặn sẽ giúp bạn duy trì tính liên tục và tạo sự uy tín cho trang web.

- Xây dựng hệ thống liên kết hay còn gọi là backlink để tăng cường sự đáng tin cậy cho website.

- Thường xuyên kiểm tra hiệu suất của trang web thông qua các công cụ phân tích, theo dõi sự thay đổi về thứ hạng từ khóa và đánh giá kết quả để điều chỉnh chiến lược SEO.
 

Cách tìm kiếm khách hàng cho ngành nội thất
 

3. Tìm kiếm khách hàng nội thất qua mạng xã hội

Các mạng xã hội phổ biến như Facebook, TikTok, Youtube, Instagram,... có số lượng người sử dụng đáng kể tại Việt Nam nên vì lẽ đó mà chúng trở thành một kênh quan trọng để tiếp cận và tìm kiếm khách hàng nội thất. Bạn có thể tận dụng các tính năng miễn phí trên mạng xã hội như tạo tài khoản, group, fanpage, đăng bài viết, video hay chia sẻ hình ảnh để tiếp cận người dùng. Ngoài ra, việc đầu tư tiền vào quảng cáo trả phí hoặc thuê các nhân vật có ảnh hưởng, KOL / KOC trên mạng,... cũng là một chiến lược khôn ngoan.

4. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua diễn đàn

Những người muốn tìm kiếm thông tin về việc thiết kế nội thất cho ngôi nhà của mình thì họ thường sẽ tham gia các diễn đàn trực tuyến để tham khảo ý kiến từ cộng đồng. Họ có thể đặt ra những câu hỏi như: 

- Có ai biết về các thiết kế nội thất nào phù hợp cho chung cư, căn hộ cao cấp hoặc nhà ống không?

- Công ty nào có uy tín, thiết kế đẹp và dịch vụ tốt?

- Những xu hướng thiết kế nội thất mới nhất là gì?

Khi đó, bạn hãy tham gia vào các cuộc trao đổi trên diễn đàn hoặc chia sẻ một số thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm của bạn để tiếp cận tự nhiên tới những đối tượng đang có nhu cầu mua nội thất. Ngoài ra, việc này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về những mong muốn cụ thể của khách hàng, từ đó tạo dựng nên một sự kết nối với họ.

5. Thông qua các sàn thương mại điện tử

Một cách hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh nội thất là đăng ký mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki,.... Những nền tảng này thường có lượng khách truy cập đông đảo và đặc biệt sàn luôn hỗ trợ cho người bán lẫn người mua với nhiều chương trình flash sales, khuyến mại, giảm giá hấp dẫn,.... tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc mua bán online. Có thể thấy, mở gian hàng trên các trang thương mại điện tử là một kênh marketing trực tuyến để tìm kiếm khách hàng mà các công ty kinh doanh nội thất trên thị trường không nên bỏ qua.

Đâu là cách tìm kiếm khách hàng cho ngành nội thất hiệu quả nhất?

Trên thực tế, không có một cách tìm kiếm khách hàng nội thất nào được xem là hiệu quả nhất trong mọi trường hợp bởi mỗi phương thức đều mang theo những ưu điểm - hạn chế riêng, phù hợp với từng mục tiêu, thời điểm, đối tượng khách hàng cũng như khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp. Do đó, thay vào đó đi tìm cách tốt nhất thì chúng ta nên tìm kiếm phương thức phù hợp dựa trên các yếu tố sau:

- Phù hợp với đặc điểm của khách hàng mục tiêu: đánh giá khả năng và sự thuận tiện của khách hàng mục tiêu trong từng phương thức tiếp cận. Chẳng hạn, nếu họ thường xuyên sử dụng mạng xã hội, hãy chú trọng vào kênh này, còn nếu họ là khách hàng lớn về dự án thì bạn nên trao đổi nhiều hơn vào những cuộc gặp gỡ trực tiếp.

- Phù hợp với mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp: xác định rõ mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp là gì để bạn có thể lựa chọn những phương thức tiếp cận khách hàng phù hợp, đó có thể là tăng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường hay chuẩn bị cho sản phẩm mới,....

- Phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp: nếu có nguồn lực hạn chế, hãy tập trung vào các phương thức miễn phí hoặc có ngân sách thấp. Ngược lại, nếu tài chính mạnh mẽ thì ngoài các cách miễn phí, bạn có thể cân nhắc đầu tư vào những hình thức tiếp cận trả phí ở quy mô lớn để thu thập được nhiều data khách hàng nội thất hơn.
 

Data khách hàng nội thất
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn một số cách tìm kiếm khách hàng nội thất hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng những phương pháp tiếp cận kể trên và chăm sóc khách hàng một cách chu đáo, bạn sẽ có thể xây dựng những mối quan hệ lâu dài cũng như đảm bảo sự thành công cho doanh nghiệp nội thất của mình. Hi vọng rằng những gợi ý mà chúng tôi cũng cấp sẽ là bước khởi đầu tích cực giúp bạn phát triển mạnh mẽ trên thị trường.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.