Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Cross selling là kỹ thuật bán hàng vô cùng độc đáo, thường được mọi người biết đến như một giải pháp hiệu quả giúp các cửa hàng, công ty đẩy mạnh doanh thu một cách nhanh chóng. Ngoài ra, thông tin từ trang Forbes cũng cho biết rằng có đến 59% người tiêu dùng sẵn lòng “rút hầu bao” để chi trả thêm tiền cho các sản phẩm và dịch vụ được cross sell. Vậy bạn đã biết cross selling là gì chưa? Và làm thế nào để áp dụng hiệu quả thủ thuật này trong thực tế? Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về những vấn đề liên quan đến cross sell ngay trong bài viết dưới đây nhé.
 

Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng
 

Cross selling là gì?

Cross selling hay còn được gọi là bán chéo, đây là một thủ thuật bán hàng phổ biến được doanh nghiệp sử dụng nhằm khuyến khích người dùng tự nguyện “rút hầu bao” chi tiêu nhiều hơn để mua thêm các sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đến những gì họ định mua ban đầu. Các mặt hàng cross sell có thể là sản phẩm bổ trợ, có tính tương đồng hoặc đơn giản chỉ là những sản phẩm dùng chung giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 

Trong thực tế, sử dụng cross selling là một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như khiến họ sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn và từ đó đóng góp vào việc gia tăng doanh thu cho cửa hàng.

Ví dụ về cross sell trong thực tiễn

Khi di chuyển trên đường hay lướt mạng xã hội thì chắc hẳn đã không ít lần bạn bắt gặp nhiều dạng quảng cáo về combo đồ ăn, thức uống được kết hợp theo vô số cách khác nhau ở các cửa hàng, đó chính là kỹ thuật cross selling. Chẳng hạn, khi bạn đến một nhà hàng sang trọng và chọn món bò bít tết kiểu Mỹ để làm bữa ăn chính thì nhân viên phục vụ sẽ tinh tế hỏi xem bạn có muốn thêm một chai rượu vang để uống kèm hay không. Hoặc ở khách sạn, sau khi đặt phòng, lễ tân có thể giới thiệu thêm một số dịch vụ tiện ích đi kèm khác như khu vui chơi, ăn uống, giải trí, gym, spa,... nhằm gia tăng trải nghiệm cho bạn.

Một ví dụ thực tiễn khác là trong lĩnh vực tài chính, khi bạn đến ngân hàng để vay tiền thì tư vấn viên có thể tận dụng cơ hội để giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ khác như mở thẻ tín dụng cá nhân hoặc đăng ký bảo hiểm dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu tài chính của bạn. 

Như vậy, bằng việc đưa ra lời đề nghị một cách khéo léo, cross sell sẽ không làm khách hàng cảm thấy phiền toái mà thậm chí còn gia tăng trải nghiệm của họ, đồng thời giúp doanh thu của tổ chức tăng lên đáng kể.

Sự khác biệt giữa cross selling và up selling

Trong thực tế, nhiều người sẽ bị lẫn lộn giữa cross selling và up selling vì cả hai đều là kỹ thuật bán hàng nhằm mục đích nâng cao doanh thu và gia tăng giá trị đơn hàng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau và có nhiều điểm khác biệt. Theo đó, up selling hay còn gọi là bán hàng gia tăng, đây là một kỹ thuật thường được người bán sử dụng để thuyết phục khách hàng chọn mua những sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp hơn so với nhu cầu ban đầu của họ. 

Hiểu một cách đơn giản, up-selling là hình thức bán theo chiều dọc, tập trung vào một sản phẩm và sau đó thuyết phục khách hàng nâng cấp lên các gói sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao hơn. Trong khi đó, cross selling là phương pháp bán theo chiều ngang, tức là người bán sẽ giới thiệu và tích hợp thêm nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ bổ trợ khác liên quan để mời chào khách hàng.
 

Cross selling
 

Những lợi ích của cross sell đối với doanh nghiệp

Kỹ thuật cross selling hiện nay đang trở nên rất phổ biến ở mọi ngành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh. Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hình thức này tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn và thậm chí là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Vậy cross sale mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp mà lại được ưa chuộng đến thế?

1. Tăng doanh số, lợi nhuận 

Dù là loại hình kinh doanh nào đi chăng nữa thì việc tăng lợi nhuận vẫn là mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến và cross sell được xem như một công cụ hữu ích để đạt được điều này. Bởi lẽ khi các sản phẩm mà bạn gợi ý thêm nếu có thể được khách hàng chấp nhận thì giá trị trên mỗi đơn hàng sẽ gia tăng, từ đó làm tăng doanh số, lợi nhuận và ROI. Mặt khác, chi phí để tiếp cận một khách hàng mới thường sẽ lớn hơn nhiều so với việc duy trì một khách hàng cũ nên vì vậy mà cross selling trở thành một phương pháp hiệu quả để kích thích chi tiêu từ phía người mua, nâng cao doanh thu mà không cần phải bỏ ra nhiều chi phí.

2. Gia tăng trải nghiệm khách hàng 

Trong thực tế, áp dụng cross sell không chỉ đơn giản là việc cố gắng bán hàng một cách mù quáng mà đó là quá trình đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và đề xuất chính xác những sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như cân nhắc khả năng chi tiêu của từng đối tượng. Bằng cách cung cấp đầy đủ hoặc thậm chí vượt xa những gì họ cần, bạn sẽ thể hiện rằng mình đang rất quan tâm đến người tiêu dùng và họ sẽ cảm thấy kết nối sâu sắc hơn với doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt, khi có sự lựa chọn mua thêm các sản phẩm bổ sung, khách hàng sẽ có thể tận hưởng những ưu đãi và giảm giá từ doanh nghiệp. Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm mua sắm mượt mà cũng như tối ưu chi phí cho khách hàng.

Mặt khác, việc áp dụng cross selling còn đem lại tính linh hoạt cho quá trình mua sắm bởi lẽ chiến lược bán chéo sẽ không mang đến cho khách hàng cảm giác bị áp đặt mà ngược lại, họ còn được trao toàn quyền quyết định về vấn đề mua hoặc không mua. Không chỉ vậy, với cross selling, bạn dễ dàng còn thể tìm kiếm các sản phẩm đi kèm với sản phẩm mình định mua trên website hoặc qua lời tư vấn của nhân viên mà không cần phải cất công tìm đến một doanh nghiệp khác.

3. Thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng

Như đã nói ở trên, việc giới thiệu thêm các sản phẩm đi kèm sẽ liên quan chặt chẽ đến sự hài lòng của khách hàng cũng như thúc đẩy lòng trung thành của họ. Với mục tiêu cung cấp cho người dùng tất cả các sản phẩm phù hợp để họ có sự lựa chọn tốt nhất, chiến lược này truyền đạt một thông điệp mạnh mẽ: "Chúng tôi quan tâm đến nhu cầu và khả năng của bạn cũng như túi tiền của bạn".

Khi được quan tâm và đối đãi một cách chuyên nghiệp, khách hàng có xu hướng cảm thấy gắn kết hơn với doanh nghiệp. Điều này tạo ra một mối quan hệ đáng tin cậy và lâu dài giữa khách hàng với doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sự trung thành, tạo cơ hội cho việc tăng cường doanh thu cũng như phát triển bền vững.

4. Nâng cao giá trị trọn đời khách hàng

Khi giá trị trung bình của mỗi giao dịch mà khách hàng thực hiện tăng lên và đồng thời họ trở thành những người mua trung thành với doanh nghiệp của bạn thì giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value - CLV) lúc này cũng sẽ tăng theo. Bằng cách cung cấp đủ hoặc thậm chí nhiều hơn những gì người mua mong đợi, bạn có thể đáp ứng và "đánh phủ" được nhu cầu của họ trong tương lai. Điều này giúp gia tăng tỷ lệ khách hàng sẽ chọn lựa bạn để thỏa mãn cho các nhu cầu phát sinh sau này thay vì tìm đến những đối thủ khác.
 

Cross selling là gì?
 

Những bí quyết cross selling khiến khách hàng rút hầu bao trong nháy mắt

Bằng cách áp dụng những chiến lược cross sale phù hợp và hiệu quả, doanh nghiệp có thể biến khách hàng từ người mua lẻ thành những đối tác trung thành. Vậy đâu là bí quyết cross selling khiến khách hàng tự nguyện rút hầu bao trong nháy mắt?

1. Tạo được sự tin tưởng là vô cùng quan trọng

Thực tế, tất cả mọi mối quan hệ bền vững đều được thiết lập dựa trên cơ sở niềm tin và doanh nghiệp với khách hàng cũng không ngoại lệ nhưng để xây dựng niềm tin này, việc hiểu rõ mong muốn của người tiêu dùng là điều không thể thiếu. Khi bạn đã có cái nhìn sâu sắc về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, việc dự đoán nhu cầu và cung cấp cho họ các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Vậy làm thế nào để bạn có thể hiểu rõ khách hàng và nhận được sự tin tưởng của họ? Câu trả lời chỉ có một, đó là giao tiếp. Tức là bạn phải chủ động tìm kiếm thông tin về những mong đợi cũng như kỳ vọng của khách hàng thông qua việc liên tục tương tác và trò chuyện với họ. Nhưng để làm được điều này thì bạn cần sở hữu một đội ngũ nhân viên tư vấn am hiểu về sản phẩm / dịch vụ của mình và có kỹ năng giao tiếp, lắng nghe tốt.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo sản phẩm / dịch vụ luôn có chất lượng ổn định để không làm mất đi sự tin tưởng của khách hàng. Khi người đặt niềm tin vào thương hiệu và các sản phẩm / dịch vụ mà bạn cung cấp, họ sẽ dễ dàng chấp nhận những đề xuất mua hàng bổ sung khi được gợi ý.

2. Cross sell đúng lúc, đúng chỗ, đúng nhu cầu

Thực tế, thời điểm tốt nhất để đề xuất các sản phẩm bổ sung là khi khách hàng đã hoàn tất giao dịch hoặc đang cân nhắc lựa chọn giữa nhiều sản phẩm khác nhau. Bởi vì lúc này, bạn đã hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng nên có thể để đưa ra những gợi ý bổ sung một cách phù hợp nhất để nhanh chóng thúc đẩy hành vi mua của khách hàng. Khi được tiếp cận đúng lúc, đúng chỗ và đúng nhu cầu, các sản phẩm cross sell này không chỉ tạo ra một môi trường mua sắm thuận lợi cho người tiêu dùng mà còn tối ưu hóa giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp bán hàng cross selling đúng lúc, đúng chỗ và đúng nhu cầu, bạn cũng cần thu thập thông tin khách hàng tại các điểm tiếp xúc hiệu quả trên hành trình mua sắm của họ. Trên thực tế, khách hàng sẽ tương tác với thương hiệu qua nhiều kênh khác nhau trước khi quyết định mua hàng nên vì vậy, việc theo dõi họ thông qua hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) là rất quan trọng. Theo đó, một CRM tích hợp sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sở thích hay mong đợi của từng đối tượng cụ thể và đồng thời cho phép mọi nhân viên tham gia vào quá trình tương tác với người dùng.
 

Cross sell
 

3. Đừng chỉ chăm chăm bán hàng, hãy tư vấn tận tâm

Khi thực hiện chiến dịch cross selling, bạn đừng nên chỉ chăm chăm vào mỗi việc bán sản phẩm mà hãy tập trung hiểu rõ nhu cầu và mong muốn cũng như vấn đề khách hàng đang gặp phải. Bằng cách tư vấn tận tâm để đưa ra những giải pháp thực sự phù hợp với họ, bạn có thể tạo nên sự tin tưởng cũng như xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng, từ đó tạo ra sự trung thành và giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp. Điều này không chỉ mang đến lợi ích ngay trong lần giao dịch hiện tại mà còn đặt nền móng cho mối quan hệ kinh doanh bền vững ở tương lai.

4. Không nên đề xuất quá nhiều sản phẩm

Việc gợi ý quá nhiều sản phẩm bổ sung mà khách hàng có thể mua đôi khi sẽ mang lại cho người dùng cảm giác bối rối, khó chịu và bị áp đặt. Đây cũng làm một trong những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng “mất cả chì lẫn chài” vì thường thì họ sẽ không muốn mua bất kỳ sản phẩm nào nữa. Do đó, một nguyên tắc hiệu quả mà doanh nghiệp nên áp dụng khi thực hiện cross selling là giới hạn số lượng sản phẩm bổ sung mà con số lý tưởng nằm trong khoảng từ một đến ba đề xuất. Điều này giúp đảm bảo rằng khách hàng có đủ lựa chọn mà không bị quá tải, đồng thời tối ưu hóa doanh thu từ sản phẩm chính.

5. Chuẩn bị đầy đủ sản phẩm để cross sell

Trước khi bắt đầu thực hiện cross sale, bạn cần chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ các sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu bổ sung của khách hàng. Ví dụ, nếu khách hàng mua một chiếc laptop, nhân viên tư vấn có thể gợi ý cho họ mua thêm một chuột kèm miếng lót chuột, tai nghe, bộ vệ sinh cho laptop, đế tản nhiệt hoặc thậm chí là một bàn phím rời nhưng vẫn phải đảm bảo dựa trên mục đích sử dụng của họ. Nhớ rằng, để thực hiện cross selling một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ đặc tính và ưu điểm của các sản phẩm bổ sung để đưa ra những gợi ý phù hợp cho khách hàng, tránh trạng thái bị ngập ngừng, bối rối.

6. Triển khai ưu đãi để kích thích tiêu dùng

Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như giao hàng miễn phí cho đơn hàng trên 300.000đ hoặc mua thêm một sản phẩm chỉ với 1đ khi hóa đơn đạt trên 500.000đ có thể thúc đẩy khách hàng mua sắm thêm để được hưởng ưu đãi. Ngoài ra, việc cung cấp phiếu giảm giá, quà tặng kèm theo khi đạt một mức hóa đơn nhất định cũng là một biện pháp hiệu quả kích thích khách hàng mua thêm. 

Không chỉ dừng lại ở đó, các chương trình tích điểm thẻ thành viên cho khách hàng thân thiết cũng là một một cách hữu ích để kích cầu mua sắm của người dùng. Chẳng hạn như bạn có thể áp dụng chính sách giảm giá hoặc tặng quà cho khách hàng khi họ mua sản phẩm bổ sung kèm theo sản phẩm chính. Hình thức này không chỉ tăng cơ hội thành công trong việc cross selling mà còn tạo ra sự hài lòng cho khách hàng bởi họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn vì mình đã mua được một món hời.

 

Cross sale là gì?
 

7. Khai thác xu hướng mua theo để cross sale

Đây là một phương pháp cross selling đánh sâu vào tâm lý của khách hàng thay vì chỉ tập trung vào giá trị sản phẩm như những cách thức khác. Thông qua việc gợi ý các sản phẩm phổ biến như “Sản phẩm được yêu thích nhất”, “Sản phẩm đang được bán chạy nhất”, “Bạn của bạn cũng đang xem mặt hàng này”,... kỹ thuật này được thực hiện để củng cố niềm tin của khách hàng đối với sự lựa chọn của chính họ. Từ đó tạo ra một trải nghiệm mua sắm tối ưu hơn và mang đến cơ hội bán thêm nhiều sản phẩm khác cho khách hàng.

8. Thiết kế giao diện web ấn tượng, dễ sử dụng

Nếu bạn đã xây dựng cho mình một website bán hàng chuyên nghiệp thì việc thiết kế giao diện ấn tượng và dễ sử dụng được xem là một điểm cộng quan trọng để thúc đẩy chiến lược cross selling. Theo đó, bạn có thể đề xuất sản phẩm bổ sung liên quan sau khi khách hàng đã thêm sản phẩm mà họ đang cần vào giỏ hàng bằng cách cung cấp các nút "Thêm vào giỏ hàng" hoặc hiển thị các thuộc tính như màu sắc, kích thước để khách hàng có thể thao tác một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bên cạnh đó, việc sắp xếp sản phẩm một cách logic, có tổ chức cũng đóng vai trò quan trọng, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa những gì mình cần.

Mặt khác, để thực hiện cross sale hiệu quả trên website, việc liên tục nắm bắt và cập nhật các sản phẩm bổ sung là điều cần thiết. Hãy chọn các vị trí hiển thị phù hợp như trang thanh toán hoặc phần giới thiệu sản phẩm để tối ưu hóa kết quả. Sự đồng bộ liên tục là vô cùng cần thiết vì nếu website quá lỗi thời, bạn có thể mất cơ hội cross selling khi khách hàng không thể tìm thấy những sản phẩm bổ sung khi mua hàng.

9. Bán hàng theo gói combo là chiến thuật bán chéo hiệu quả

Việc kết hợp các sản phẩm có tính năng bổ sung cho nhau vào một combo sản phẩm với mức giá hấp dẫn sẽ tạo cho khách hàng cảm giác mình nhận được nhiều giá trị hơn, từ đó họ dễ dàng chấp nhận “rút hầu bao” và đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Điều này không chỉ giúp tăng doanh số một cách hiệu quả mà còn mang lại sự thuận tiện cho khách hàng. 

Thực tế, phương pháp này chủ yếu được áp dụng khi doanh nghiệp chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới hoặc xả bớt hàng tồn kho và thường đi kèm với các ưu đãi hấp dẫn. Ví dụ, bạn có một quán cafe và chuẩn bị cho ra mắt một loại bánh mới, bạn có thể tạo ra một gói combo bao gồm sản phẩm mới đó có giá hời hơn so với mua lẻ để thu hút sự quan tâm của khách hàng.

10. Phân loại khách hàng để cross sale tốt hơn

Phân nhóm khách hàng thông qua các đặc điểm chung là một cách để doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về sở thích, nhu cầu và mong đợi của từng nhóm khách hàng, từ đó phát triển những chiến lược cross selling phù hợp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp biết rằng một nhóm khách hàng đặc biệt yêu thích thời trang trẻ trung và năng động, họ có thể đề xuất những sản phẩm theo trend. Nhìn chung, việc phân nhóm khách hàng giúp tối ưu hóa chiến lược cross selling và tăng cơ hội thành công đáng kể cho doanh nghiệp.

11. Khởi tạo chiến dịch remarketing hiệu quả

Remarketing là một chiến lược quảng cáo tự động hóa đáng tin cậy mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đề xuất các sản phẩm bổ sung cho khách hàng từng ghé thăm trang web, hoặc đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng “bỏ quên” chưa thanh toán. Việc áp dụng remarketing sẽ tạo nên cơ chế tự động “nhắc nhở” khách hàng về các sản phẩm họ đã xem và đồng thời gợi ý các sản phẩm tương tự trong quá trình lướt web. Những thông điệp chính xác và phù hợp trong chiếc lược cross sell này sẽ gia tăng cơ hội chuyển đổi từ phía khách hàng, giúp bạn tăng thêm doanh số và lợi nhuận đáng kể.
 

Cross sale
 

Một số hạn chế của cross selling mà bạn cần lưu ý

Bên cạnh những lợi ích thiết thực mà cross sell đã mang lại thì chiến dịch này cũng tồn tại một số hạn chế mà doanh nghiệp cần cân nhắc. Bởi lẽ trong một vài trường hợp, nếu sử dụng không đúng cách thì việc bán chéo có thể làm phiền khách hàng. Theo đó, vấn đề này thường bắt nguồn từ việc doanh nghiệp không hiểu rõ hành vi mua sắm của người tiêu dùng, dẫn đến việc triển khai những chiến lược cross selling không đúng cách và quảng cáo các sản phẩm không phù hợp, chẳng hạn như:

- Đưa ra một sản phẩm không liên quan: ví dụ bạn giới thiệu thêm cho khách hàng một bộ quần áo mùa đông trong khi họ vừa mới thanh toán một bộ đồ bơi.

- Cung cấp quá nhiều sự lựa chọn khác nhau: rao bán dồn dập quá nhiều sản phẩm có thể gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình lựa chọn và thậm chí có thể họ sẽ không mua thêm bất kỳ sản phẩm nào.

Do đó, để tránh các vấn đề như vậy xảy ra thì bạn cần phải có một chiến lược và kế hoạch chính xác cho các hoạt động cross selling hiệu quả của doanh nghiệp mình.
 

Bán chéo
 

Ví dụ về chiến lược cross selling từ các thương hiệu hàng đầu 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cross selling thì dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những chiến lược bán chéo thành công đến từ các thương hiệu hàng đầu trên thế giới, đó là:

1. Sky

Là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp nổi tiếng nhất thế giới, Sky đã áp dụng chiến lược cross selling vô cùng tinh tế trong việc cung cấp nhiều combo dịch vụ đa dạng với những mức giá khác nhau. Chẳng hạn, trẻ em khi mới tập đi đã có thể sử dụng Sky với gói dành cho trẻ em để xem các chương trình thiếu nhi mà bé yêu thích, còn nam giới có thể lựa chọn combo Sky Sports để tham gia các trò chơi thú vị nhất,... ngoài ra sẽ còn nhiều gói combo bổ sung khác.

Tuy nhiên thì song song đó, gói cơ bản với các kênh truyền hình thông thường vẫn được duy trì dành cho những ai không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ bổ sung. Như vậy đến với Sky, khách hàng có thể tự do lựa chọn các gói bổ sung hoặc gói cơ bản tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân của mình.

2. FPT Shop

Một ví dụ về việc sử dụng phương pháp bán chéo cross sell hiệu quả phải kể đến là FPT Shop - “ông trùm” bán lẻ thiết bị điện tử công nghệ cao nổi tiếng trên thị trường Việt Nam. Chẳng hạn như khi bạn đang lướt web tìm kiếm một chiếc điện thoại thông minh mới thì ngay lập tức, một thông báo sẽ xuất hiện với nội dung khuyến khích bạn mua thêm phụ kiện tai nghe hay sạc dự phòng,... với ưu đãi giảm giá “khủng” nếu như mua toàn bộ.

Dĩ nhiên, quyết định mua hay không là ở khách hàng nhưng với những tính năng và ưu đãi hấp dẫn như vậy thì chắc hẳn người dùng cũng sẽ dành ra vài phút để ấn vào xem các sản phẩm hỗ trợ đó là gì.

3. Lotteria

Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược bán combo trong cross selling, Lotteria đã hình thức bán sản phẩm theo gói một cách linh hoạt, khi đề xuất combo là một hoặc nhiều món phụ bổ sung cho món chín.

Hiện nay, khi ghé thăm Lotteria, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn với hơn 10 set combo, bao gồm một loạt các món ăn đa dạng phục vụ từ 2 người đến cả gia đình. Combo được mọi người chào đón như vậy là vì giá của một combo sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc mua từng sản phẩm lẻ.
 

Bí quyết cross sell trong bán hàng
 

 Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm cross selling là gì cũng như một số bí quyết cross sell hiệu quả trong bán hàng. Thực tế, cross sell không phải là một kỹ thuật mới trong bán hàng nhưng để triển khai nó một cách tổ chức và hiệu quả thì bạn cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản, đồng thời phải có một chiến lược nghiên cứu về khách hàng, đối thủ cũng như sản phẩm của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.