Flash Sale là gì? Bí kíp tạo Flash Sale chốt nghìn đơn dễ dàng

Những sự kiện Flash Sale ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh bán hàng và bạn có thể dễ dàng nhìn thấy thuật ngữ này trên các trang web hay sàn thương mại điện tử. Với khách hàng, việc chờ đợi các chương trình Flash Sale để sở hữu những sản phẩm đẹp với giá cả ưu đãi dường như đã trở thành một thói quen. Vậy Flash Sale là gì? Chương trình này mang lại lợi ích như thế nào cho người mua và người bán? Để có cái nhìn bao quát hơn, hãy cùng chúng tôi khám phá bí kíp tạo Flash Sale chốt nghìn đơn dễ dàng ngay dưới đây nhé.
 

Flash Sale là gì? Bí kíp tạo Flash Sale chốt nghìn đơn dễ dàng
 

Flash Sale là gì?

Đúng như tên gọi, Flash Sale là những sự kiện giảm giá chớp nhoáng siêu hời với mức ưu đãi cực kì hấp dẫn dành cho người mua và chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn đã được định sẵn. Chương trình này tạo cho người dùng cảm giác hứng khởi, mong đợi và căng thẳng để có cơ hội sở hữu những sản phẩm yếu thích với mức giá chưa từng có, thậm chí nhiều người phải thức đêm để canh giờ săn sale vì sợ bỏ lỡ. Có thể nói, Flash Sale không chỉ là cơ hội kinh doanh "vàng" cho nhà bán hàng mà còn giúp người mua tối ưu hóa chi tiêu một cách thông minh và siêu tiết kiệm.

Với sức hút lớn như vậy nên Flash Sale thường xuyên diễn ra với tần suất cao trong thời gian ngắn và được quảng bá mạnh mẽ trước đó để tạo sự tò mò cũng như kích thích tâm lý mua sắm của người tiêu dùng. Phần lớn sản phẩm trong Flash Sale đều được giảm giá rất sâu, nằm trong khoảng từ 30 - 50%, thậm chí có những nhà bán hàng đưa ra ưu đãi đến 90% nhằm tạo ra sức hút mạnh mẽ và kích thích nhu cầu mua sắm lớn trong năm. Mặt khác, nhiều sản phẩm thương hiệu cao cấp cũng được sale với giảm giá cực kì hời khiến người tiêu dùng vô cùng háo hức.

Điểm khác biệt giữa Flash Sale và các dạng khuyến mại khác

Nhiều người thường lầm tưởng rằng Flash Sale cũng chỉ là một kiểu bán hàng hạ giá tương tự như các trang mua sắm theo hội nhóm hoặc các chương trình khuyến mãi hàng ngày. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Flash Sale so với các chương trình khuyến mãi khác là:

- Flash Sale là một sự kiện đại hạ giá chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể, yêu cầu người mua phải canh giờ giành giật và cạnh tranh với nhiều người khác để sở hữu sản phẩm.

- Mức giá giảm “siêu khủng” trong chương trình Flash Sale thường chỉ được áp dụng trong thời gian diễn ra sự kiện và khi khung giờ đó kết thúc, giá bán sẽ trở lại mức thiết lập ban đầu.

- Flash Sale thường bán với một số lượng sản phẩm nhất định và không mở bán quá nhiều nhằm tạo ra cảm giác hiếm có cũng như giữ được tính độc đáo.

- Các sản phẩm trong sự kiện thường là những sản phẩm "hot", bán chạy, được chọn lọc để tạo ra sức hút đặc biệt đối với người tiêu dùng.
 

Flash Sale là gì?
 

Những lợi ích thiết thực mà Flash Sale mang lại

Cụm từ Flash Sale có lẽ đã trở nên vô cùng quen thuộc với chúng ta ngày nay, đặc biệt là đối với những người kinh doanh trực tuyến hay các tín đồ đam mê mua sắm online. Những đợt giảm giá chớp nhoáng này không chỉ tạo nên sự hứng thú, mong đợi từ phía khách hàng mà còn mở ra một loạt cơ hội kinh doanh phát triển cho thương hiệu.

1. Đối với người mua

Flash Sale không chỉ tạo nên một xu hướng mua sắm mà còn trở thành sự kiện bán hàng được đông đảo người dùng quan tâm và thường xuyên theo dõi. Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, chương trình này đã chứng minh sức mạnh của mình khi thu hút đông đảo khách hàng bằng cách tạo ra những cơ hội mua sắm siêu tiết kiệm. 

Tạo cảm giác háo hức, kích thích chinh phục

Hãy tưởng tượng rằng bạn yêu thích một chiếc túi có giá 5 triệu đồng và luôn mong muốn sở hữu nó nhưng lại chưa có đủ tiền để mua. Rồi đến một ngày, Shopee tổ chức chương trình Flash Sale và công bố chiếc túi đó hiện đang đại hạ giá chỉ còn 2.999k. Liệu rằng lúc này bạn còn có thể ngồi yên mà không nhấp nút Mua Ngay để sở hữu chiếc túi mà mình hằng mong ước?

Bằng chứng là cũng nhờ sự kiện Flash Sale mà Alibaba đã từng thu về tới 6 tỷ đô la Mỹ trong Ngày lễ Độc Thân, đến đây thì tin chắc bạn đã phần nào có thể hình dung được mức độ hiệu quả của chiến lược Flash Sale này.

Mua được sản phẩm với mức giá hời

Mức giá ưu đãi "khủng" không chỉ giúp người tiêu dùng chi tiêu một cách thông minh mà còn giảm bớt gánh nặng về chi phí. Nhờ vào những đợt Flash Sale chớp nhoáng, khách hàng có cơ hội sở hữu các sản phẩm thương hiệu chất lượng với mức giá cực kỳ hấp dẫn, thậm chí có thể rẻ đến mức nằm ngoài sức tưởng tượng của họ.

Thường thì các mặt hàng bán trong Flash Sale sẽ được giảm giá từ 50 - 80% so với giá thị trường, một mức giảm không thể nào hời hơn được nữa. Ngoài ra, Flash Sale cũng là cơ hội để người tiêu dùng biết thêm về nhiều thương hiệu mới và đồng thời đưa các doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn.

Tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ

Khi bắt gặp những chương trình giảm giá khủng, đặc biệt là trong khoảng thời gian ngắn, người dùng thường cảm thấy háo hức và muốn chia sẻ thông tin này ngay với người thân và bạn bè. Theo đó thì trong thời đại công nghệ hiện đại, việc thông báo đến mọi người lại còn vô cùng dễ dàng chỉ với vài thao tác.

Với số lượng có hạn, Flash Sale tạo ra cảm giác rằng bất kỳ ai cũng đều cần phải mua sản phẩm chỉ vì nó đang được giảm giá “sốc”, kể cả khi họ không chắc mình có sử dụng đến món đồ đó hay không. Đây là lý do giải thích tại sao dù chưa đến giờ sale nhưng đã có hàng nghìn người bấm nút nhắc nhở, theo dõi, thêm vào giỏ hàng và thậm chí chực chờ sẵn chỉ để nhấn thanh toán.
 

Flash Sale
 

2. Đối với người bán

Flash Sale đang dần trở thành một công cụ đắc lực trong chiến lược kinh doanh giúp các thương hiệu thúc đẩy doanh số bán hàng, thu hút đối tượng người tiêu dùng mới và nâng cao CR (tỷ lệ chuyển đổi). Do đó có thể thấy, những chương trình ưu đãi chợp nhoáng đã mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích quan trọng như sau:

Cơ hội tiềm năng để đột phá doanh số 

Giá trị cốt lõi của sự kiện Flash Sale là khả năng kích cầu và mang lại cảm giác khan hiếm cho sản phẩm. Chẳng hạn, nếu có một món đồ bạn mong muốn sở hữu từ lâu nhưng vẫn đang đắn đo vì giá hiện tại quá cao thì với chương trình Flash Sale giảm giá 50% so với ngày thường, bạn chắc chắn sẽ không thể ngồi yên, đặc biệt khuyến mãi này còn chỉ diễn ra chớp nhoáng trong một khoảng thời gian ngắn.

Theo đó, Flash Sale khác biệt với các chương trình giảm giá thông thường bởi khả năng kích thích và thúc đẩy người mua, tạo đột phá doanh số bán hàng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Thực tế thì các sản phẩm có giá hấp dẫn sẽ nhanh chóng thu hút sự quan tâm của khách hàng, nhất là những món đồ mà họ đang mong muốn sở hữu.

Trong trường hợp này, khả năng chốt đơn có thể lên đến 90% mà không cần phải bận tâm và suy nghĩ quá nhiều như trong các tình huống mua sắm thông thường. Chắc hẳn, bạn đã quá quen thuộc với cảnh khoe kỉ lục chốt hàng nghìn đơn của nhiều nhà bán hàng sau những đợt Flash Sale này, thế mới thấy sức mạnh “bùng nổ doanh số” của chương trình ưu đãi chớp nhoáng to lớn đến nhường nào.

Tăng khả năng hiển thị sản phẩm

Đây là một trong những giá trị mà nhiều nhà bán hàng hiện nay đang hướng đến trên các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như Shopee, Lazada, Tiki,.... Theo đó thì các sản phẩm tham gia Flash Sale sẽ được ưu tiên xuất hiện ở vị trí đầu trang tại gian hàng của bạn. Đặc biệt nếu trong thời gian Flash Sale, bạn có số lượng đơn hàng cao thì các sàn cũng sẽ ưu tiên hiển thị sản phẩm của bạn ở vị trí hàng đầu trên trang chủ.

Tiết kiệm chi phí quảng cáo, marketing

Hiện nay, ngân sách chi trả cho quảng cáo thường không hề rẻ nhưng đôi khi lại không mang đến hiệu quả như bạn mong đợi. Do đó, một số nhà bán hàng đã tận dụng các đợt Flash Sale như một phương tiện truyền thông marketing hiệu quả để giảm bớt các khoản chi “cắt cổ” cho những hoạt động quảng cáo thông thường.

Khi khách hàng háo hức và chờ đợi thời cơ để "giựt deal", họ thường xuyên chia sẻ thông tin này trên các mạng xã hội hoặc đơn giản là nhắn tin rủ bạn bè, người thân cùng săn sale. Điều này không chỉ giúp bạn nâng cao nhận diện thương hiệu mà còn tăng cường độ phủ sóng cũng như sự lan truyền thông tin mạnh mẽ.

Giúp người bán “bay nhanh” hàng tồn

Flash Sale là một chiến lược tuyệt vời giúp người bán nhanh chóng xử lý các sản phẩm gần hết hạn sử dụng, xả hàng tồn kho hoặc thúc đẩy doanh thu cho những sản phẩm đặc biệt. Bằng cách này, bạn có thể tận dụng sức hút của giảm giá chớp nhoáng để kích thích khách hàng, tạo cảm giác khan hiếm và thúc đẩy họ thực hiện giao dịch ngay lập tức. Đồng thời, Flash Sale cũng tạo ra một cơ hội để tăng cường giá trị nhận diện thương hiệu cửa hàng và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
 

Chương trình Flash Sale
 

Mặt trái của chương trình Flash Sale

Chương trình Flash Sale được coi là một chiến lược hiệu quả để kích thích doanh số bán hàng và thu hút sự chú ý của khách hàng nhưng không thể phủ nhận rằng sự kiện này cũng mang theo một số mặt trái đáng lưu ý: 

- Giảm lợi nhuận: Vì sự kiện Flash Sale thường bán ra các sản phẩm có mức giảm “sốc” nên nếu không được tính toán cẩn thận thì thiệt hại về lợi nhuận có thể lên đến 20%.

- Thu hút khách hàng không đúng mục tiêu: Thực tế, đây cũng không hẳn là nhược điểm của chiến lược ưu đãi chớp nhoáng vì mục tiêu cuối cùng vẫn nằm trong phạm vi bán hàng nhưng một lượng lớn đối tượng mua sắm trong đợt Flash Sale có thể không phải là tệp khách hàng mục tiêu dài hạn của bạn.

- “Làm hư” khách hàng: Nếu Flash Sale được tổ chức quá thường xuyên, có thể tạo ra tâm lý cho khách hàng là họ chỉ nên mua khi có chương trình giảm giá và nếu không có thì họ sẽ chờ đợi.

- Ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu: Các sự kiện ưu đãi như Flash Sale có thể gia tăng nhận diện thương hiệu nhưng đồng thời cũng dễ dàng tạo ra các phản ứng tiêu cực về uy tín và hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí của người dùng nếu không biết cách tạo dựng.

Bí kíp tạo Flash Sale thành công, hút nghìn đơn dễ dàng

Flash Sale là một chương trình ưu đãi cực kỳ hấp dẫn nên luôn nhận được sự quan tâm và săn đón của rất nhiều người. Đây được xem là cơ hội “hốt bạc” giúp tăng doanh số cho nhà bán hàng nhưng không phải ai cũng biết cách tạo Flash Sale sao cho ấn tượng và hiệu quả nhất. Để có thể thiết lập thành công những chương trình ưu đãi chợp nhoáng trên các sàn thương mại điện tử, người bán có thể tham khảo những bí kíp hữu ích dưới đây:

1. Đảm bảo đủ số lượng sản phẩm Flash Sale

Việc cân nhắc số lượng sản phẩm giảm giá trong sự kiện Flash Sale đòi hỏi sự cân đối tỉ mỉ giữa mục tiêu, doanh thu cũng như các khoản chi phí mà nhà bán hàng phải trả. Bằng cách xác định đúng số lượng sản phẩm này, bạn có thể đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận và tránh tình trạng thâm hụt quá sâu sau mỗi mùa Flash Sale.

2. Lựa chọn khung giờ lý tưởng để chạy chương trình Flash Sale

Mỗi sản phẩm sẽ có những khoảng thời gian nhất định mà tại đó nhu cầu mua sắm đạt đến đỉnh điểm. Do đó, trước khi triển khai chiến dịch Flash Sale, việc nghiên cứu kỹ lưỡng về các khung giờ vàng là vô cùng quan trọng để tránh tình trạng sản phẩm của bạn không được chú ý, dẫn đến kết quả không như mong đợi. Thường thì các khung giờ có lượng truy cập cao nhất trên Shopee mà bạn nên xem xét đó là 0h00, 12h00 và 21h00.

3. Chiến lược chọn sản phẩm Flash Sale

Đây là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết để đảm bảo rằng chương trình giảm giá sẽ thu hút được đông đảo sự chú ý từ phía người dùng cũng như tạo ra động lực mua hàng, từ đó góp phần tối ưu hóa doanh thu. Cụ thể, có một số điểm cần xác định khi lựa chọn sản phẩm giảm giá:

- Sản phẩm cốt lõi của thương hiệu, đang có lượt bán cao với một lượng khách hàng ổn định và cần tăng cường sự hiển thị để đẩy mạnh doanh số hơn nữa.

- Mặt hàng cận date và bạn muốn thúc đẩy lượng bán hàng thông qua các ưu đãi hấp dẫn.

- Sản phẩm mới ra mắt, chưa được nhiều người biết đến và bạn muốn kích thích nhu cầu trải nghiệm của khách hàng.

Sau khi lựa chọn được sản phẩm, việc quan trọng tiếp theo là bạn cần sắp xếp chúng vào những khung giờ thích hợp để tiếp cận hiệu quả với đối tượng mục tiêu.
 

Tạo Flash Sale
 

4. Sắp xếp thứ tự hiển thị sản phẩm Flash Sale

Nhiều người bán hiện nay đã phớt lờ yếu tố vô cùng quan trọng này mà không biết rằng thứ tự hiển thị sản phẩm Flash Sale cũng có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng. Do đó, việc đặt sản phẩm bán chạy ở phía trên sẽ kích thích khách hàng khám phá thêm các sản phẩm khác trong cửa hàng, từ đó thúc đẩy nhu cầu mua sắm của họ.

5. Kết hợp voucher, mã giảm giá của nhà bán

Chỉ Flash Sale thôi vẫn chưa đủ, bạn cần kết hợp thêm các mã giảm giá, voucher của nhà bán để thúc đẩy quyết định mua sắm của khách hàng và đồng thời giảm nguy cơ sản phẩm của bạn bị bỏ quên trong giỏ hàng. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội tuyệt vời để mọi người dùng thử sản phẩm của bạn, đặc biệt là đối với sản phẩm mới ra mắt hoặc chưa có nhiều lượt mua.

6. Thông báo chương trình Flash Sale từ sớm để thu hút khách hàng

Trước khi chương trình Flash Sale diễn ra, các doanh nghiệp cần triển khai một kế hoạch truyền thông hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Nội dung quảng cáo có thể bao gồm hình ảnh, bài viết, video hay chiến lược email marketing.

Trong đó, việc sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn và YouTube là một cách hiệu quả để quảng bá chương trình Flash Sale. Những nền tảng này giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng nhanh chóng và có thể tạo hiệu ứng lan toả rộng rãi.

Ngoài ra, việc thiết kế gian hàng cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp, dễ sử dụng và tối ưu hóa cho các thiết bị di động nhằm đảm bảo trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất cho khách hàng.

7. Theo dõi, đánh giá và rút kinh nghiệm cho các đợt Flash Sale kế tiếp

Quản lý và đánh giá kết quả của Flash Sale đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp có thể liên tục cải thiện và nâng cao hiệu suất trong những lần triển khai sau. Việc theo dõi số lượng sản phẩm bán ra, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ số kinh doanh khác là không thể thiếu. Đánh giá kết quả giúp doanh nghiệp nhận thức được những điểm mạnh và điểm yếu của chương trình ưu đãi, từ đó đưa ra các điều chỉnh cũng như cải tiến để tối ưu hóa hiệu suất trong các lần tiếp theo.

Ngoài ra, việc lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó đề xuất và triển khai các chính sách phù hợp nhằm cải thiện trải nghiệm mua sắm, đồng thời gia tăng độ tin cậy của thương hiệu.

Một số lý do dẫn đến thất bại khi thực hiện chương trình Flash Sale

Như bạn có thể thấy, Flash sale là một cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy doanh số bán hàng, tăng cường sự nhận biết về thương hiệu và đồng thời góp phần xây dựng lòng trung thành từ phía người dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải sự kiện Flash sale nào cũng đạt được kết quả như mong đợi và thậm chí một số thương hiệu đã phải đối mặt với việc bị loại bỏ hoặc mất giá trị đáng kể. Vậy, lý do dẫn đến sự thất bại này là gì?

1. Làm Flash Sale quá thường xuyên

Ngày nay, nhiều người bán đã sử dụng chương trình Flash Sale một cách quá mức để kích thích nhu cầu mua sắm và không may, điều này đã vô tình gây tác động xấu đến lòng trung thành của khách hàng. Hậu quả là, khi thấy thương hiệu liên tục có nhiều chương trình giảm giá, người dùng thường sẽ không mua sản phẩm ngay mà tâm lý sẽ đợi đến đợt Flash Sale mới mua.

2. Bán quá nhiều hàng tồn kho

Việc tổ chức Flash Sale cũng thường là biện pháp mà nhiều chủ cửa hàng sử dụng để giải quyết vấn đề tồn kho và họ thường giữ mức giảm trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu tập trung quá nhiều vào việc giảm giá cho hàng tồn kho mà không chú trọng đến những sản phẩm chủ lực, điều này có thể làm mất đi sự hứng thú của người mua, đặc biệt là đối với những sản phẩm đã lỗi thời hoặc không còn phù hợp với xu hướng hiện tại.

3. Hậu cần chưa tốt

Trước khi triển khai chương trình Flash Sale, bạn cần đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng đều diễn ra thuận lợi để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Điều này bao gồm việc kiểm tra xem kho hàng có đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu bán ra hay không. Việc hết hàng ngay trong khi đang diễn ra sự kiện không chỉ tạo ra trải nghiệm xấu cho khách hàng mà còn có thể làm giảm hiệu suất và sự thành công của Flash Sale.
 

Cách tạo Flash Sale
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm Flash Sale là gì và một số bí kíp tạo Flash Sale chốt nghìn đơn dễ dàng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp có cái nhìn sâu sắc hơn về lợi ích của các sự kiện ưu đãi chớp nhoáng cũng như những mẹo giúp bạn thành công trong việc triển khai chương trình Flash Sale. Theo đó, để thực hiện một cách hiệu quả, việc lên kế hoạch chiến lược và chuẩn bị kỹ lưỡng là quan trọng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như góp phần vào quá trình xây dựng uy tín cho thương hiệu.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.