O2O là gì? Những điều cần biết về mô hình kinh doanh O2O

Sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số cùng với mạng internet đã mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Trong đó, xu hướng thương mại điện tử đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ làm thay đổi đáng kể thói quen mua sắm của đông đảo người tiêu dùng và đồng thời mở ra những cánh cửa lớn cho nhiều doanh nghiệp. Có thể nói, mô hình O2O (online to offline) đã xuất hiện như một giải pháp đáng chú ý, đem đến cơ hội mới và thay đổi cách con người tiếp cận cũng như tương tác với sản phẩm / dịch vụ.

Vậy O2O là gì và tại sao online to offline tại trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kiến thức quan trọng cần nắm vững để áp dụng mô hình O2O vào thực tế một cách hiệu quả nhé.
 

O2O là gì? Những điều cần biết về mô hình kinh doanh O2O
 

Mô hình O2O là gì?

O2O (online to offline) là một mô hình kinh doanh sáng tạo kết hợp giữa hoạt động ngoại tuyến và trực tuyến nhằm tận dụng sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số cùng với Internet để xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Trong mô hình online to offline, khách hàng có khả năng tìm kiếm cũng như tương tác và thực hiện giao dịch trực tuyến thông qua các nền tảng như website, ứng dụng di động, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,.... Tuy nhiên, thay vì thực hiện tất cả mọi giao dịch trên mạng ngay tại nhà thì mô hình O2O có thể tạo ra sự nối kết giữa khách hàng và doanh nghiệp, cho phép bạn tìm đến cửa hàng vật lý để trải nghiệm thực tế sản phẩm ngoại tuyến. Khả năng này không chỉ giảm giới hạn về thời gian và khoảng cách mà còn tăng cường mức độ tin cậy cũng như sự thuận tiện cho người mua, nhờ đó doanh nghiệp bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng và gia tăng doanh thu một cách nhanh chóng.

Với sự kết hợp độc đáo, linh hoạt và tiện ích từ môi trường trực tuyến, O2O đang trở thành một xu hướng hấp dẫn trong thế giới kinh doanh. Mô hình này không chỉ mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng với trải nghiệm mua sắm đa chiều mà còn giúp doanh nghiệp kết nối và tương tác hiệu quả với khách hàng trong thời đại kỹ thuật số đang là xu thế như hiện nay.

Một số ví dụ về mô hình O2O trong thực tiễn 

Để làm rõ hơn về mô hình online to offline, bạn có thể xem xét một số ví dụ tiêu biểu trong thực tiễn dưới đây:

- Đặt hàng trực tuyến và nhận tại cửa hàng vật lý: Khách hàng có thể mở ứng dụng, website của doanh nghiệp hoặc các trang mạng xã hội để chốt đơn online và sao đó đến trực tiếp cửa hàng vật lý để nhận sản phẩm cũng như trải nghiệm thực tế. Ví dụ, bạn có thể mua chiếc váy của một shop thời trang trên Facebook và đến tận cửa hàng để lấy sản phẩm.

- Đặt chỗ online cho các dịch vụ: Người dùng có thể đặt chỗ trước cho nhiều hoạt động như đặt lịch làm tóc, đặt vé xem phim, đặt bàn tại nhà hàng, đặt lịch hẹn với các cơ sở y tế,.... Ví dụ: bạn mở nhắn tin trên fanpage để đặt chỗ và đến nhà hàng để tận hưởng một bữa tối hấp dẫn mà không lo hết chỗ ngồi.

- Giới thiệu và tìm kiếm dịch vụ: Các nền tảng trực tuyến cung cấp khả năng giới thiệu đến khách hàng một loạt các dịch vụ như giao hàng, sửa chữa, làm đẹp,.... Khách hàng có thể tìm kiếm, so sánh và chọn lựa dịch vụ phù hợp với nhu cầu cụ thể của mình. Chẳng hạn: dùng ứng dụng giao đồ ăn nhanh như Gojek, Shopee Food,... để đặt món từ các quán ở xung quanh.

Tại sao mô hình O2O tại trở thành xu hướng tất yếu?

Trong quá khứ, khi có nhu cầu mua sắm thì người tiêu dùng thường đến trực tiếp cửa hàng để lựa chọn sản phẩm mà mình muốn. Tuy nhiên thì hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và xu hướng chuyển đổi số, khách hàng ưa chuộng hơn việc tìm kiếm thông tin sản phẩm trên Google, mạng xã hội hay các kênh thương mại điện tử trước khi quyết định đến cửa hàng mua sắm. 

Vậy nên trong ngữ cảnh này, việc mở rộng và đa dạng hóa kênh bán hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây cũng là lý do vì sao mà trong những năm trở lại đây, mô hình online to offline lại trở thành xu hướng tất yếu và nhận được sự quan tâm của nhiều chủ doanh nghiệp, đặc biệt là những cửa hàng chưa có nhiều tên tuổi. Mô hình này không chỉ giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu mà còn mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn thông qua khả năng tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng.

Với hơn 60% dân số sử dụng mạng Internet trực tuyến, việc doanh nghiệp có mặt trên Google và các nền tảng như Facebook, Tiktok,... là cơ hội lớn để tăng cường sự hiện diện cũng như thu hút nhiều người dùng ghé thăm cửa hàng của bạn. Đặc biệt, đối với công ty quy mô tương đối lớn thì việc tối ưu hóa nhận diện thương hiệu thông qua một thiết kế website chuyên nghiệp và các chiến dịch truyền thông sáng tạo trên mạng xã hội là rất quan trọng.
 

O2O
 

Vai trò của mô hình O2O đối với doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ ngày nay, O2O không chỉ là một xu hướng mà còn được xem như một chiến lược chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng và mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích quan trọng sau đây:

1. Khẳng định uy tín thương hiệu

Thực tế cho thấy, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp không phải là công việc đơn giản nhưng bạn hoàn toàn có thể tối ưu hóa quá trình này và đạt được kết quả tốt nhất ngay trên các kênh online như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử hay ứng dụng di động.

Một hình ảnh rõ nét và hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng, đặc biệt là khi người dùng đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cần. Đây không chỉ là yếu tố tiên quyết để mở rộng tệp khách hàng tiềm năng mà còn giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội chuyển đổi hiệu quả. Do đó, một cửa hàng cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ, chi tiết sản phẩm và hình ảnh chất lượng sẽ đóng góp tích cực vào việc xây dựng uy tín cũng như nâng cao nhận thức tích cực về thương hiệu trong tâm trí người dùng.

2. Mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng

Có thể nói, việc mở rộng phương tiện truyền thông hoặc kênh bán hàng dù theo chiều ngang hay chiều dọc thì vẫn mang lại những kết quả tích cực cho hoạt động kinh doanh của bạn. Bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của một mô hình O2O không chỉ là doanh thu và lợi nhuận mà còn bao gồm cả việc tăng cường độ phủ thương hiệu.

Vì vậy, sự xuất hiện đều đặn và chuyên nghiệp trên các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, các website bán hàng online hay trong chiến dịch quảng cáo sẽ là cơ hội để thương hiệu của bạn tiếp cận được một lượng lớn đối tượng mục tiêu. Từ đó, biến họ thành khách hàng tiềm năng dựa trên việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tạo động lực khiến họ quay trở lại để ủng hộ thương hiệu của bạn nhiều lần nữa.

3. Gia tăng trải nghiệm khách hàng

Mặc dù việc mua sắm trực tuyến không ngừng phát triển nhưng bên cạnh cơ hội thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và chính vì thế mà sự hỗ trợ từ các cửa hàng truyền thống trở nên cực kỳ quan trọng hơn bao giờ hết. Theo đánh giá của chuyên gia, trải nghiệm mua sắm online thiếu đi sự tương tác trực tiếp và khả năng nhìn thấy tận mắt nên mọi người thường e ngại khi chọn lựa sản phẩm trên mạng.

Chính vì điều này, mô hình kinh doanh O2O đã phát triển để tạo điều kiện cho khách hàng không chỉ dễ dàng xem hàng online tại nhà mà còn có thể đến cửa tiệm vật lý để chất lượng cảm nhận sản phẩm, điều này trở nên đặc biệt quan trọng đối với phân khúc độ tuổi trung niên trở lên. Do đó, mua sắm trực tuyến có thể không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của họ, và vì thế, việc áp dụng mô hình O2O trở thành một xu hướng tất yếu.

4. Thu thập dữ liệu và tùy chỉnh chiến lược 

Với khả năng thu thập dữ liệu kết hợp giữa kênh online và offline, mô hình O2O không chỉ cung cấp đa dạng thông tin cho doanh nghiệp mà còn là phương tiện liên kết chặt chẽ giữa không gian ảo và thế giới thực. Qua việc phân tích chi tiết dữ liệu, bạn có khả năng hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm, sở thích và nhu cầu của khách hàng. Điều này tạo ra cơ hội để bạn dễ dàng tùy chỉnh chiến lược kinh doanh, cung cấp các ưu đãi và dịch vụ cá nhân hóa nhằm tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm, nhờ đó tăng cường sự hài lòng cũng như hấp dẫn sự trung thành từ phía người dùng.

5. Gia tăng tỷ lệ khách hàng thân thiết và thúc đẩy doanh thu

Dễ thấy rằng một sản phẩm với thông tin đầy đủ sẽ giúp khách hàng giảm bớt nhiều điều băn khoăn, từ đó đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng và thông minh hơn. Đặc biệt mô hình kinh doanh O2O được đánh giá cao vì khả năng tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm thông qua sự tiện lợi và đa phương thức thanh toán, nhất là trong bối cảnh sử dụng internet đang ngày càng phổ biến.

Bên cạnh đó, các nền tảng kinh doanh trực tuyến cung cấp khả năng theo dõi và đánh giá hành vi của từng khách hàng trên trang web. Điều này giúp chủ doanh nghiệp tối ưu hóa giao diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng và nghiên cứu chi tiết về thị trường tiềm năng dựa trên hành vi mua sắm của nhóm đối tượng.

Bằng cách kết hợp nghiên cứu, đánh giá, phân loại và chăm sóc khách hàng một cách chặt chẽ, thương hiệu của bạn có thể thu hút khách hàng hiệu quả hơn cũng như nâng cao mức độ hài lòng và đạt được tỷ lệ trung thành ngày càng cao.
 

O2O là gì?
 

Bí quyết triển khai mô hình O2O hiệu quả, tiết kiệm ngân sách

Khả năng kết nối linh hoạt giữa thế giới online và thực tế đã tạo ra sức hút không ngừng đối với các doanh nghiệp muốn đạt được sự toàn diện trong chiến lược hoạt động của mình. Tuy nhiên, để triển khai mô hình O2O một cách hiệu quả, bạn cần áp dụng một số bí quyết quan trọng dưới đây:

1. Phân tích dữ liệu chi tiết

Bằng cách phân tích chi tiết mức độ tìm kiếm, hành động thêm vào giỏ hàng hay quá trình mua sắm, bạn sẽ dễ dàng phân tích cũng như đánh giá tổng quan về sở thích và hành vi mua sắm của người dùng. Thông qua quá trình nghiên cứu này, bạn sẽ thu được nhiều thông tin quý báu để định hình chiến lược bán hàng một cách hiệu quả, từ đó cải thiện trải nghiệm mua sắm và đồng thời nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bạn nên để khách hàng chủ động trong việc tìm kiếm và mua sắm sản phẩm / dịch vụ. Việc doanh nghiệp cần làm là tối ưu trải nghiệm hóa người dùng và tạo điều kiện cho các thao tác trở nên thuận tiện, mượt mà hơn, điều này sẽ giúp khách hàng của bạn dễ dàng quay trở lại để ủng hộ bạn lần nữa, từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. 

3. Tối ưu các nền tảng online thật vững chắc 

Thực tế cho thấy, có một loạt các kênh truyền thông và nền tảng trực tuyến để bạn có thể khéo léo kết hợp nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng một cách hiệu quả. Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram,...), website cá nhân hoặc sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada,...) để khởi đầu triển khai chiến lược O2O.

Với những cửa hàng truyền thống đang muốn mở rộng hình thức online thì tăng cường thương hiệu thông qua việc chia sẻ thông tin hữu ích, bài đăng quảng cáo hay tích hợp giỏ hàng sẽ có thể nâng cao trải nghiệm người dùng một cách linh hoạt. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tối ưu hóa quy trình bán hàng và đồng thời bạn sẽ không phải duyệt từng bình luận hay tin nhắn để hoàn tất đơn hàng như trước đây. Đặc biệt là nếu trong kênh offline, bạn đã xây dựng một chuỗi cửa hàng có quy mô lớn với vị trí đắc địa, quy trình quản lý hoàn thiện từ sản xuất đến kho bãi thì khi kết hợp với kênh online, những yếu tố này cũng là chìa khóa quan trọng cần được củng cố. 

Với những cửa hàng truyền thống đang muốn mở rộng thị trường online thì tăng cường nhận diện thương hiệu thông qua việc chia sẻ thông tin hữu ích, bài đăng quảng cáo hay tích hợp giỏ hàng sẽ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng một cách linh hoạt. Đặc biệt là nếu ở kênh offline, bạn đã xây dựng một chuỗi cửa hàng có quy mô lớn với vị trí đắc địa, quy trình quản lý hoàn thiện từ sản xuất đến kho bãi thì khi kết hợp với kênh online, những yếu tố này cũng là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp tiến đến thành công. 

Mặc khác, nếu trước đây bạn chỉ hoạt động trong mô hình offline nhưng muốn mở rộng sang online thì sẽ cần chuẩn bị khá nhiều yếu tố như sau:

- Gian hàng trực tuyến: mở shop trên các sàn thương mại điện tử, ứng dụng bán hàng,....

- Phương thức thanh toán: mở rộng nhiều kênh thanh toán để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng như thẻ ATM, Visa, MasterCard, thẻ tín dụng, ví điện tử, thanh toán tiền mặt,....

- Hệ thống vận chuyển: Hợp tác với các đối tác giao hàng uy tín hoặc xây dựng bộ phận vận chuyển, ship hàng riêng nếu có khả năng.

- Website doanh nghiệp: Trước đây khi kinh doanh offline bạn có thể không cần thiết kế web nhưng khi khi chuyển sang online, website sẽ trở thành kênh thông tin chính thức và quan trọng của doanh nghiệp.
 

Online to offline
 

4. Ứng dụng công nghệ quản lý và vận hành

Thống kê cho thấy, có đến 88% người dùng sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm trực tuyến trước khi đến cửa hàng để thực hiện quyết định mua sắm, nhất là trong giai đoạn hiện nay, sức ảnh hưởng của công nghệ đối với hành vi mua hàng ngày càng lớn. Chính vì thế mà ứng dụng công nghệ quản lý và vận hành vào mô hình O2O là điều vô cùng cần thiết.

Tùy thuộc vào hình thức kinh doanh, bạn có thể chọn giải pháp từ phần mềm quản lý doanh nghiệp (ERP) cơ bản đến hệ thống quản lý thông tin sản phẩm (PIM) phức tạp. Trong quá trình chuyển đổi từ mô hình offline sang online, doanh nghiệp sẽ cần một hệ thống vận hành mượt mà với tốc độ nhanh chóng và giảm thiểu sự cố để truyền tải thông tin đến các kênh bán hàng khác nhau, từ đó tăng cường tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài ra ERP, PIM thì tại Việt Nam, một số giải pháp đáng chú ý có thể kể đến như Haravan, Sapo, Insider,....

5. Tập trung vào yếu tố con người

Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu suất làm việc và sự linh hoạt trong quản lý thông qua việc cho phép nhân viên phụ trách các cửa hàng online làm việc từ xa. Đồng thời, dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng cũng nên được chuyển đổi sang hình thức trực tuyến 24/7 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người liên lạc và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Trong quá trình hoàn tất đơn, dịch vụ giao hàng đóng vai trò quan trọng như điểm chạm cuối cùng tiếp xúc trực tiếp với người dùng nên có thể để lại ấn tượng mạnh mẽ về thương hiệu. Do đó, việc đào tạo nhân viên giao hàng cẩn trọng sẽ giúp thương hiệu tạo dựng ấn tượng tích cực và niềm tin với khách hàng.

6. Thường xuyên cập nhật các xu hướng marketing

Bản chất của quá trình thương mại hóa O2O là chuyển đổi khách hàng từ mua sắm truyền thống sang các kênh trực tuyến một cách mạch lạc. Tuy nhiên, nếu như phương tiện offline thường ít khi biến đổi thì thị trường online lại thay đổi liên tục nên đòi hỏi bạn phải không ngừng theo dõi và cập nhật các xu hướng marketing mới nhất cho doanh nghiệp của mình. Điều này là quan trọng để công ty duy trì lợi thế cạnh tranh, đồng thời gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu, từ đó thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn nhiều hơn.
 

Mô hình kinh doanh O2O
 

Một số thách thức khi áp dụng mô hình O2O

Mặc dù mô hình O2O mang lại nhiều lợi ích như tăng cường khả năng tương tác, nâng cao uy tín thương hiệu,... nhưng quá trình tích hợp hai không gian này hoạt động song song cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể:

- Cạnh tranh trực tuyến: Bắt đầu với mô hình O2O, doanh nghiệp không thể tránh khỏi cuộc đua đầy thách thức với đối thủ cạnh tranh trên cùng một nền tảng. Do đó, việc xây dựng và triển khai một chiến lược tiếp thị trực tuyến hiệu quả trở thành chìa khóa để không chỉ thu hút mà còn duy trì sự quan tâm của khách hàng.

- Chi phí vận hành cao: Mô hình kinh doanh O2O đòi hỏi sự đầu tư về cả vốn và tài nguyên để xây dựng các yếu tố quan trọng như trang web, ứng dụng di động, hệ thống thanh toán trực tuyến và các giải pháp kỹ thuật số khác.

- Phát triển hệ thống giao hàng và dịch vụ khách hàng: Việc tạo ra một hệ thống giao hàng có hiệu suất cao và cung cấp dịch vụ xuất sắc là chìa khóa quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm được giao đúng thời hạn để gia tăng sự hài lòng và nâng cao lòng trung thành từ phía khách hàng.

- Bảo mật và an ninh thông tin: Trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ, việc bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng và dữ liệu doanh nghiệp cần được đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo sự an toàn và tin cậy, bạn phải thiết lập các biện pháp bảo mật mạnh mẽ nhằm ngăn chặn hiện tượng xâm nhập trái phép và lạm dụng thông tin từ phía hacker.

- Thay đổi trong hành vi của khách hàng: Khách hàng có thể trải qua biến đổi đáng kể khi chuyển từ mô hình giao dịch offline sang O2O. Vì lẽ đó mà doanh nghiệp có thể đối mặt với nhiều thách thức khi muốn thuyết phục những đối tượng đã quen thuộc với hình thức mua sắm trực tiếp chuyển hướng sang online. Hoặc đôi khi giao dịch trực tuyến có thể không mang lại trải nghiệm tương đương với mua sắm offline nên gây khó khăn trong việc chuyển đổi.

- Phụ thuộc vào công nghệ: Toàn bộ hoạt động O2O hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ và hạ tầng mạng nên bất kỳ sự cố nào liên quan đến vấn đề kỹ thuật đều có thể tạo ra gián đoạn không mong muốn và đồng thời gây ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm của khách hàng. Để đối mặt với thách thức này, doanh nghiệp cần bảo trì hệ thống thường xuyên, đảm bảo chúng đủ mạnh mẽ và ổn định để hoạt động liên tục.

Bài học tối ưu mô hình O2O từ thương hiệu nổi tiếng Walmart

Walmart chính là một minh chứng rõ ràng về sự thành công của mô hình O2O với chiến lược Buy Online Pick - Up In Store (mua trực tuyến - nhận tại cửa hàng) vô cùng hiệu quả. Walmart nhận ra rằng với một số sản phẩm, khách hàng dễ dàng đặt trực tuyến nhưng vẫn mong muốn được trải nghiệm và lựa chọn trực tiếp tại cửa hàng. Theo mô hình O2O thì người dùng có thể mua hàng qua các nền tảng online của Walmart và đến tận nơi để lấy, điều này giúp họ tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả của quá trình mua sắm. 

Để phát triển mô hình O2O, Walmart đã chú trọng và đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ thu thập dữ liệu khách hàng. Bằng cách phân tích thông tin chi tiết, họ hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng, từ đó điều chỉnh mô hình để gia tăng trải nghiệm tốt hơn. 

Walmart cũng khéo léo sử dụng phần mềm CRM để quản lý quan hệ với khách hàng. Việc thu thập phản hồi giúp công ty hiểu rõ sở thích, hành vi của từng người để tư vấn các sản phẩm cá nhân hóa cho từng đối tượng. Đặc biệt, việc duy trì gửi email định kỳ với nội dung giới thiệu sản phẩm mới và thông tin hữu ích qua eNewsletter và eZine đã góp phần tạo ra một môi trường tương tác tích cực, giúp Walmart xây dựng mối quan hệ thân thiết cũng như đáng tin cậy với khách hàng.
 

Mô hình O2O
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn mô hình O2O là gì cùng với những kiến thức quan trọng cần nắm vững để áp dụng mô hình O2O vào thực tế một cách hiệu quả. Mặc dù đã tồn tại trong thời gian khá dài nhưng online to offline vẫn đang không ngừng nâng cấp để góp phần mang lại tỉ lệ chuyển đổi cao và thành công cho nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, để triển khai mô hình này một cách hiệu quả, bạn cần phải nắm vững cách mà mô hình này hoạt động và đồng thời tận dụng mọi cơ hội cũng như lợi ích mà O2O mang lại.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là quy trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ lúc họ có nhận thức về sản phẩm / dịch vụ đến lúc họ thực hiện mua hàng.
Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.