Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị xử lý thế nào?

Bệnh truyền nhiễm là những loại bệnh nguy hiểm, dễ lây nhiễm và lan rộng nhanh chóng từ người này sang người khác. Đặc biệt, loại bệnh này có khả năng tạo thành đại dịch và gây tổn hại nặng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vậy theo quy định của Pháp luật Việt Nam, tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị xử lý như thế nào? Để rõ hơn, các bạn hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
 

Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị xử lý như thế nào?
 

Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống bệnh truyền nhiễm

Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bệnh bại liệt, bệnh cúm A - H5N1, bệnh dịch hạch, bệnh đậu mùa, bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát - sa (Lassa) hoặc Mác - bớc (Marburg), bệnh sốt Tây sông Nin (Nile), bệnh sốt vàng, bệnh tả,....Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 173/QĐ - TTg ngày 01/02/2020, Quyết định số 07/2020/QĐ - TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung bệnh Covid-19 (bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra) vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Theo quy định tại Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, những hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh và người mang mầm bệnh làm các công việc dễ lây lan bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

3. Che giấu không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

4. Cố ý khai báo, truyền bá thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

5. Đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền.
 

Xử lý tội làm lây lan dịch bệnh
 

Quy định xử phạt đối với hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm

Hành vi không tuân thủ các biện pháp cách ly, làm lây lan dịch bệnh cho người khác sẽ tùy vào tính chất, mức độ mà xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự theo quy định pháp luật. Những xử lý đối với tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm được quy định cụ thể là:

Xử lý hành chính

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Người có hành vi làm lây lan dịch bệnh này chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ - CP quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế với mức phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm;

b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;

c) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
 

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
 

Xử lý hình sự

Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người” theo quy định của Pháp luật. Cụ thể theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động, thực vật, sản phẩm động, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động, thực vật hoặc sản phẩm động, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tuy nhiên, về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo Điều 240 bộ luật hình sự năm 2015 chưa quy định chi tiết đối với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người và các trường hợp khác liên quan đến tác nhân là con người làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Đến thời điểm hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể như thế nào là “Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” theo điểm c Khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015. Như vậy, để có căn cứ xử lý tội làm lây lan dịch bệnh bộ luật hình sự, cơ quan chức năng cần kiến nghị, đề xuất Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số hướng dẫn cụ thể thi hành Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trong đợt dịch bệnh COVID-19 bùng phát từ năm 2020 đến nay, đã có những trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính, hơn nữa là những trường hợp bị khởi tố hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Để sớm đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo cuộc sống được an toàn mạnh khỏe, chúng ta tuyệt đối không lơ là, chủ quan. Mọi cá nhân phải cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
 

Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
 

Trên đây là những quy định xử lý tội làm lây lan dịch bệnh mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã nắm được thông tin cũng như những hình thức xử phạt theo quy định của Pháp luật về vấn đề này, từ đó nâng cao ý thức chấp hành để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh mình nhé.

Tham khảo thêm:

icon 24hthongtin  Những trường hợp được miễn trừ trách nhiệm hình sự

icon 24hthongtin  Từ bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự?

icon 24hthongtin  Các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm hình sự

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.