Lập kế hoạch kinh doanh spa thành công trong 11 bước

Xây dựng kế hoạch kinh doanh spa chi tiết và rõ ràng là một trong những khía cạnh quan trọng mà bạn nên tập trung nếu như bản thân đang có ý định tự mở cửa tiệm spa cho riêng mình. Bởi lẽ kế hoạch đầu tư mạnh mẽ và được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận hành cũng như ảnh hưởng đến sự thành bại của cửa hàng spa. Vậy nên, nếu bạn đang nung nấu ý định kinh doanh spa nhưng vẫn còn mơ hồ chưa biết cách lập kế hoạch thế nào cho hiệu quả thì hãy tham khảo ngay nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về các bước lập kế hoạch hiệu quả nhất nhé.
 

Lập kế hoạch kinh doanh spa thành công trong 11 bước
 

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh spa

Để hiểu rõ được tầm quan trọng, bạn cần nắm được khái niệm kế hoạch kinh doanh spa là gì. Đây là một bản tóm tắt phác thảo mục tiêu, dự định, những yếu tố cần chuẩn bị và thực hiện để đạt được hiệu suất tối đa trong quá trình kinh doanh spa. Thông qua nội dung này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về thị trường, xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và biết được các công việc cần hoàn thành với thời gian cụ thể. 

Theo đó thì chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý sẽ dễ dàng so sánh, đánh giá thực tế tình hình kinh doanh, mức độ hoàn thành mục tiêu cũng như kịp thời đưa ra các giải pháp cải tiến và điều chỉnh chiến lược phù hợp khi có vấn đề phát sinh. Vậy tại sao cần lên kế hoạch mở spa và điều này có tầm quan trọng như thế nào?

Do nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng gia tăng nên trong thời gian gần đây, ngành spa ở Việt Nam đang trở thành xu hướng kinh doanh và đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra ấn tượng độc đáo, nâng cao sức cạnh tranh và giữ vững vị thế trong ngành? Tất cả những điều này đều được thể hiện trong bản kế hoạch kinh doanh, nơi mà mọi thông tin quan trọng được thống kê rõ ràng và chi tiết.

Thị trường spa, thẩm mỹ viện giống như con đường tối và ẩn chứa nhiều chông gai, lúc này đây, bản kế hoạch kinh doanh chính là chiếc đèn pin và la bàn giúp bạn tự tin tiến về phía trước. Khi đọc kế hoạch, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về các công việc cần phải hoàn thành theo những cột mốc thời gian cụ thể. Nhìn chung, xây dựng một kế hoạch kinh doanh spa thành công không chỉ hỗ trợ quản trị viên trong việc lập bảng thống kê chính xác nhất sau thời gian hoạt động mà còn cụ thể hóa các hạng mục trong bản mô tả bằng con số để dễ dàng so sánh và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích.
 

Kế hoạch kinh doanh spa
 

Cách lập kế hoạch kinh doanh spa thành công, hiệu quả

Để đảm bảo cửa hàng spa hoạt động một cách thuận lợi và hiệu quả, tránh được nhiều rủi ro, đồng thời hạn chế tối đa những tổn thất nặng nề thì bạn cần xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết bao gồm các bước cụ thể, có tính khả thi và phù hợp với năng lực cũng như phong cách riêng của cửa tiệm. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp cách lập kế hoạch kinh doanh spa thành công, hiệu quả, bạn có thể tham khảo nhé. 

Bước 1. Nghiên cứu thị trường

Trong những năm gần đây, lĩnh vực kinh doanh spa đang phát triển rầm rộ với một lượng lớn khách hàng, tuy nhiên thì mức độ cạnh tranh trong ngành vẫn là rất cao. Vì vậy, khi quyết định bước chân vào lĩnh vực này, bạn phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường mục tiêu và theo dõi xu hướng làm đẹp hiện tại cũng như tương lai ở khu vực xung quanh mình.

Bên cạnh đó, việc phác họa chân dung của các đối tượng mục tiêu cũng rất quan trọng, bao gồm độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, thói quen, hành vi, nhu cầu,... vì điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn và đồng thời dễ dàng đáp ứng được những mong muốn của khách hàng. Mặt khác, nghiên cứu thị trường còn bao gồm phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Bạn cần tìm hiểu chiến lược kinh doanh, marketing tổng thể cũng như điểm mạnh, điểm yếu nhằm xác định các điểm then chốt để tận dụng cơ hội và trở nên vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh

Nhìn chung, phân tích thị trường giúp bạn nhanh chóng xác định rõ mục tiêu cho từng giai đoạn kinh doanh như tăng cường nhận thức thương hiệu, thu hút tệp khách hàng tiềm năng, tìm ra lợi thế cạnh tranh,... nhằm giúp spa có thể phát triển như mong đợi. 

Bước 2. Lên ý tưởng và chọn mô hình spa phù hợp

Việc lên ý tưởng và định rõ mô hình kinh doanh ngay từ đầu sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết về đối tượng khách hàng, không gian cần thiết kế cũng như những loại mỹ phẩm, cơ sở vật chất cần chuẩn bị. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cuối cùng.

Tại Việt Nam hiện nay, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh spa được du nhập từ các nước tiên tiến trên thế giới như Home Spa, Beauty Spa, Day Spa, Clinic Spa, Hotel Spa, Destination Spa,.... Theo đó thì mỗi loại hình sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, tập trung vào đối tượng khách hàng, cung cấp các dịch vụ và đòi hỏi về vốn, trang thiết bị cũng không giống nhau hoàn toàn. Vì lẽ đó mà bạn cần phân tích cẩn thận thị trường, khả năng của bản thân cùng với mục tiêu kinh doanh để chọn được mô hình phù hợp nhất.

Sau khi chọn mô hình kinh doanh spa xong xuôi, bạn cũng nên cân nhắc xem đâu là dịch vụ mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ. Điều này sẽ giúp bạn có thể tận dụng và thu hút được sự chú ý của khách hàng, từ đó mang lại sự hài lòng cho người sử dụng, đồng thời tránh tình trạng đầu tư một cách phân tán, làm tăng chi phí mà không đảm bảo chất lượng dịch vụ, gây ra hiệu suất kinh doanh không hiệu quả.

Bước 3. Định hình rõ thế mạnh của spa

Mọi spa đều muốn cung cấp cho khách hàng càng nhiều dịch vụ càng tốt nhưng việc này có thể khiến họ ôm đồm quá nhiều thứ và trở nên “đại trà”, kém thu hút trong mắt người dùng. Vì lẽ đó mà để tạo ra ấn tượng độc đáo, bạn hãy tập trung vào một dịch vụ chiến lược và biến nó thành vũ khí lợi hại nhất với lợi thế cạnh tranh cao. Sau khi xác định rõ dịch vụ mũi nhọn, hãy liệt kê các ưu điểm và nhấn mạnh những đặc tính vượt trội để làm nổi bật doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường.
 

Kinh doanh spa
 

Bước 4. Chuẩn bị vốn đầu tư kinh doanh spa

Các trang thiết bị và dụng cụ spa cần thiết như khăn, giường massage, nến, tinh dầu, thiết bị soi da, máy móc bổ trợ và mỹ phẩm,... thường có giá trị không hề nhỏ. Theo các nghiên cứu, nếu kèm thêm chi phí phát sinh trong quá trình vận hành thì tổng ngân sách cho việc mở một spa mini có thể lên đến vài trăm triệu đồng, cụ thể là khoảng 300 - 500 triệu đồng, trong khi với quy mô lớn và đa dạng về dịch vụ thì cần  ít nhất 800 triệu đồng. Ngoài khoản tiền cố định để khởi động, việc dành một phần kinh phí dự phòng cho các vấn đề phát sinh hoặc trong giai đoạn đầu khi chưa có lợi nhuận cũng là điều quan trọng.

Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần định rõ nguồn vốn, lập kế hoạch cân đối chi phí để dự trữ, xác định thời gian thu hồi vốn và tiết kiệm những chi phí không cần thiết, việc này sẽ giúp tối ưu hóa ngân sách đầu tư vào spa một cách hiệu quả nhất.

Bước 5. Chọn địa điểm mở spa

Spa là một dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp phổ biến nhất hiện nay, không chỉ hấp dẫn phái nữ mà còn cả các đấng mày râu. Trong đó, việc lựa chọn vị trí kinh doanh chiến lược cho spa là quan trọng và bạn nên thuê mặt bằng ở những khu vực dân cư đông đúc hoặc có lưu lượng người qua lại lớn.

- Nếu bạn chọn địa điểm nằm ở trung tâm thành phố, cần cân nhắc rằng chi phí sẽ cao nhưng tiềm năng thu hút khách hàng cũng lớn hơn. 

- Ngược lại, khi chọn vị trí xa trung tâm với chi phí thuê thấp, số lượng khách hàng có thể giảm đáng kể do ít người qua lại, dẫn đến hiệu suất kinh doanh không cao.

Quyết định về vị trí mặt bằng cần được đưa ra sau khi xem xét kỹ lưỡng, dựa trên khả năng tài chính, nhu cầu của khách hàng, và mức độ cạnh tranh tại khu vực lân cận.

Bước 6. Thiết kế không gian spa phù hợp

Một không gian spa chuyên nghiệp cần thỏa mãn mọi giác quan của con người, bao gồm tính tiện nghi, cảm giác thoải mái, sự thuận tiện, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo công năng sử dụng hiệu quả, bầu không khí dễ chịu,.... Đặc biệt, phong cách trang trí của spa cần phải phù hợp với mô hình kinh doanh và đối tượng mà bạn đang nhắm đến. Hãy ưu tiên sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, tạo sự hài hòa với âm thanh và mùi hương nhằm giúp khách hàng có thể trải qua những phút giây thư giãn trọn vẹn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm vào các trang trí như tranh, ảnh, cây cảnh để làm cho không gian trở nên hấp dẫn và thoáng đãng hơn. Việc sắp xếp nội thất cùng với các thiết bị máy móc cũng cần được thực hiện gọn gàng để tạo cảm giác rộng rãi cũng như thoải mái cho khách hàng.

Có thể thấy, quá trình trang trí spa là một công việc đòi hỏi kinh nghiệm, vì vậy bạn có thể xem xét lựa chọn hợp tác với đơn vị chuyên nghiệp và chia sẻ ý tưởng, phong cách cũng như mong muốn của bạn để họ hiện thực hóa. Điều này đảm bảo rằng cửa tiệm spa của bạn sẽ mang lại ấn tượng sang trọng, đẹp mắt và tạo dấu ấn tốt nhất với khách hàng.

Bước 7. Đầu tư mua trang thiết bị cho spa

Thường thì giường, ghế spa, đèn laser, máy hút mụn, máy soi da, máy móc chăm sóc da từ cơ bản đến chuyên sâu,... sẽ là các thiết bị cơ bản xuất hiện trong môi trường spa chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh đang theo đuổi mà bạn có thể chọn mua các trang thiết bị và máy móc phù hợp nhưng đừng quên cân nhắc kỹ lưỡng vì đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dịch vụ spa của bạn. Chẳng hạn:

- Đối với spa massage: ngoài giường và ghế massage, bạn cần đầu tư vào nến thơm, đá cuội, đá nóng, khăn mềm, dụng cụ massage, bấm huyệt, máy giãn cơ,.... 

- Spa chăm sóc da: sẽ đòi hỏi máy phun sương, máy xóa tàn nhang, máy xông hơi, thiết bị trẻ hóa da, trị mụn,....

Như bạn đã thấy thì chi phí để sắm sửa thiết bị và máy móc tại spa là không nhỏ, vì vậy việc lập danh sách đầy đủ vật dụng cần mua cũng như  cân nhắc ngân sách là rất quan trọng. Bạn có thể ưu tiên mua đồ từ các spa khác để tiết kiệm chi phí nhưng quan trọng nhất vẫn phải đảm bảo rằng sản phẩm chất lượng và an toàn trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, dù là hàng mới hay hàng thanh lý.
 

Giấy phép kinh doanh spa
 

Bước 8. Đặt tên spa và thiết kế logo thương hiệu

Đối với spa, việc có tên và logo riêng sẽ giúp khách hàng nhanh chóng nhận biết cũng như dễ dàng phân biệt cơ sở kinh doanh của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Quá trình đặt tên cho tiệm có thể không khó nhưng quan trọng là bạn đảm bảo rằng tên ấn tượng, đơn giản, dễ nhớ, dễ hình dung, mang ý nghĩa liên quan và khác biệt so với các đối thủ, điều này sẽ giúp spa thu hút sự chú ý từ phía khách hàng. Để độc đáo hơn thì bạn có thể sử dụng tên liên quan đến các loại thảo dược đặc biệt của spa, tên cá nhân, sở thích riêng hoặc thậm chí theo tên của các nước có mô hình spa phát triển.

Bên cạnh đó, việc thiết kế logo cũng cần được chú trọng để tạo ra ấn tượng, hình ảnh dễ nhận biết cũng như thể hiện rõ ý nghĩa và phong cách của spa. Nếu bạn không tự tin trong việc thiết kế, việc thuê đơn vị thiết kế logo chuyên nghiệp sẽ là lựa chọn tốt để đảm bảo rằng biểu tượng của tiệp đẹp, độc đáo và hấp dẫn.

Bước 9. Hoàn thành thủ tục pháp lý khi kinh doanh spa

Trước khi bắt đầu hoạt động việc đăng ký giấy phép theo đúng quy định của pháp luật là một bước cần thiết và tùy vào hình thức kinh doanh spa mà bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cùng với điều kiện đăng ký khác nhau. Tuy nhiên, đối với spa cung cấp dịch vụ như bấm huyệt, xoa bóp, nâng mũi, độn cằm, hút mỡ thì yêu cầu về vấn đề Pháp luật sẽ cao hơn.

Vậy nên bạn cần chọn được loại hình kinh doanh phù hợp trước khi tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh tại UBND xã / phường nơi spa hoạt động. Trong quá trình này, bạn cần đảm bảo rằng các điều kiện cơ sở vật chất, không gian cũng như các khu vực thực hiện dịch vụ đều đáp ứng tiêu chuẩn về sạch sẽ, an toàn và riêng tư.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo trang thiết bị, máy móc và mỹ phẩm sử dụng cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, đồng thời không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Một điều quan trọng nữa là đội ngũ nhân viên thực hiện dịch vụ cũng phải có chứng chỉ hành nghề, được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực spa.

Bước 10. Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Nhân sự được xem là yếu tố cốt lõi và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng tại spa. Vì lẽ đó mà việc tuyển chọn, đào tạo và quản lý nhân viên là các khía cạnh cần được quan tâm hàng đầu để đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như duy trì sự hài lòng của khách hàng.

Trước hết thì bạn hãy ưu tiên tuyển chọn những nhân viên có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng tay nghề cao cùng với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành spa. Tuy nhiên, thái độ tích cực, tinh thần học hỏi và trách nhiệm đối với công việc cũng là các yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi tuyển dụng.

Ngoài ra, việc thường xuyên tổ chức đào tạo chuyên đề và hướng dẫn thực tế là điều cần thiết để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng của nhân viên. Bên cạnh đó, lắng nghe ý kiến, mong muốn của nhân viên, đồng thời hỗ trợ họ khi cần thiết sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và chuyên nghiệp. 
 

Kinh doanh spa thành công
 

Bước 11. Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm

Trong kế hoạch kinh doanh spa, chiến lược truyền thông marketing đóng vai trò quan trọng giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời tăng cường nhận thức về thương hiệu cũng như nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh.

Như bạn đã biết thì cách thức marketing ngày nay rất đa dạng nên để lựa chọn được hình thức phù hợp, bạn có thể dựa trên mục tiêu, ngân sách, chân dung khách hàng và đặc điểm riêng của cửa tiệm spa. Trong đó, quảng cáo trên mạng xã hội và các kênh truyền thông trực tuyến là một phương pháp phổ biến để tăng cường nhận diện thương hiệu cũng như gia tăng khả năng tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Đặc biệt nếu bạn muốn đứng vững trên thị trường thì việc có một website chuyên nghiệp là điều cần thiết để khách hàng dễ dàng tra cứu thông tin về dịch vụ, cơ sở kinh doanh, giá thành, đặt lịch online,.... Khi thiết kế website, bạn có thể tận dụng nền tảng để chia sẻ các đánh giá từ khách hàng, hình ảnh trước sau quá trình chăm sóc và các thông tin hữu ích về làm đẹp, sức khỏe,....

Ngoài ra, việc tổ chức chương trình khuyến mãi, ưu đãi định kỳ cũng là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng cũ, khuyến khích họ quay lại và giới thiệu dịch vụ của bạn cho người khác. Bạn có thể tận dụng các kênh truyền thông như tờ rơi, email hoặc tin nhắn SMS để thông báo về các chương trình này nhưng cần cân nhắc sao cho phù hợp với ngân sách hiện có để tránh thua lỗ.

Những lưu ý quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh spa

Để xây dựng một kế hoạch kinh doanh spa thành công, có tính khả thi và thuận lợi, bạn cần dành sự chú ý đặc biệt vào những điểm sau đây:

- Gia tăng kiến thức và tích lũy kinh nghiệm: Trang bị cho bản thân những kiến thức chuyên môn cần thiết và kỹ năng quản lý cửa tiệm, điều phối nhân viên để thực hiện các dịch vụ cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn cũng nên tham gia các khóa học đào tạo hoặc có trải nghiệm thực tế tại các spa, thẩm mỹ viện để có cái nhìn rõ ràng và kỹ năng vận hành tốt hơn.

- Mục tiêu kinh doanh nên được thiết lập dựa trên mô hình SMART: điều này sẽ giúp bạn đặt ra những mục tiêu rõ ràng, thực tế, có thể đo lường hiệu suất và đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể, tránh tình trạng đi lạc phương hướng.

- Phân tích SWOT: mô hình hình này cho phép bạn hiểu rõ về cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp, từ đó tận dụng lợi thế của mình như tay nghề kỹ thuật viên, trang thiết bị đầy đủ,… để cạnh tranh trên thị trường và đồng thời tìm cách khắc phục các hạn chế gây nên sự trì trệ.

- Tạo dựng mối quan hệ: Hãy thường xuyên kết nối với những cá nhân hoặc doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực làm đẹp, đặc biệt là những người có dự định mở spa hoặc quan tâm đến các trải nghiệm các dịch vụ spa. Họ sẽ là những nguồn thông tin quý báu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và góp phần quan trọng cho quá trình phát triển công việc kinh doanh của bạn hoặc thậm chí trở thành khách hàng thân thiết sau này.
 

Mở spa
 

Trên đây là 11 bước để lập kế hoạch kinh doanh spa thành công và hiệu quả nhất mà Phương Nam 24h đã chia sẻ đến những ai đang nhen nhóm ý định mở cửa tiệm spa. Đây là quy trình quan trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn sẽ hoạt động mạnh mẽ, ổn định và có cơ hội phát triển lâu dài trên thị trường cạnh tranh. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã thu thập đủ kiến thức cần thiết để xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm đạt được hiệu suất cao và đem lại nhiều thành công cho việc kinh doanh spa của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.  
Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là bước quan trọng mà mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua để định hình chiến lược kinh doanh cũng như tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.