Kinh doanh trái cây thành công với 13 kinh nghiệm đắt giá

Trái cây không chỉ là những món ăn tươi ngon, bổ dưỡng, mà còn là một nguồn tài nguyên kinh doanh tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển đáng kinh ngạc. Đặc biệt, Việt Nam còn là một quốc gia khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có thể trồng được rất nhiều loại hoa quả khác nhau. Vì vậy, đây được xem là một lĩnh vực nông nghiệp có tiềm năng phát triển lớn mạnh, mang lại lợi nhuận cao mà vốn đầu tư lại rất thấp.

Tuy nhiên, liệu rằng kinh doanh trái cây có phải là một con đường dễ dàng như nhiều người tưởng tượng? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi đánh giá tiềm năng và rủi ro, cũng như khám phá ngay những bí quyết, kinh nghiệm bán trái cây hiệu quả để bạn có thể trở thành một doanh nhân thành công trong lĩnh vực này.
 

Kinh doanh trái cây thành công với 13 kinh nghiệm đắt giá
 

Đánh giá tiềm năng và rủi ro khi kinh doanh trái cây

Với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm cùng với nhu cầu tăng cao về dinh dưỡng và sức khỏe, kinh doanh trái cây đã trở thành một mảnh đất màu mỡ cho những người có mong muốn khởi nghiệp. Như bất kì ngành nghề nào khác, đây là một lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cần được xem xét cẩn thận. 

1. Những tiềm năng khi bán hoa quả

Bán trái cây đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn và được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp bởi vì công việc này mang lại cho họ những tiềm năng và lợi ích thiết thực như: 

- Vốn bắt đầu nhỏ: Việt Nam được biết đến với khí hậu nóng ẩm quanh năm nên rất thích hợp cho việc trồng cây ăn trái. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng tìm thấy nguồn cung cấp trái cây giá rẻ nhưng chất lượng. Ngoài ra, hoa quả ở nước ta cũng được ưa chuộng bởi người dân địa phương và cả du khách quốc tế vì chất lượng tươi ngon và đa dạng các chủng loại. Do đó nếu bắt đầu kinh doanh, bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ nhà vườn với giá sỉ và bán trái cây đã được cắt sẵn hoặc nguyên trái. Với mức vốn ban đầu thấp, bạn có thể nhanh chóng thu hồi vốn và thu về lợi nhuận.

- Dễ tiêu thụ: Trái cây là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của con người để duy trì sức khỏe hoàn hảo. Những loại quả này cung cấp vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì thế, chúng được sử dụng như món ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc chọn những loại hoa quả tươi ngon và giàu dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể tận dụng tiềm năng của thị trường này bằng cách cung cấp các loại trái cây sạch, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.

- Đem lại nguồn lợi nhuận lớn: Kinh doanh hoa quả là một ngành có tiềm năng lợi nhuận cao với khả năng mua vào với giá thấp tại nhà vườn và bán ra với giá cao gấp đôi. Ví dụ, khi mua một bó rau xanh với giá buôn ngoài chợ là 5.000 đồng / kg, sau đó mua sỉ rồi bán trên vỉa hè, cửa hàng thì giá bán có thể lên đến 10.000 đồng / kg hoặc thậm chí có thể cao hơn tùy thuộc vào mặt bằng kinh doanh. Với tỷ suất lợi nhuận lớn, bạn có thể tận dụng sự khác biệt giữa giá nhập và giá bán để tăng trưởng doanh thu, tạo ra lợi nhuận ổn định.
 

Bán trái cây
 

2. Rủi ro khi bán trái cây

Dù mở sạp hoa quả hay bán trái cây vỉa hè thì bên cạnh lợi nhuận đạt được, bạn cũng sẽ gặp những rủi ro và khó khăn trong quá trình kinh doanh. Khi đó, bạn cần biết cách nắm bắt thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với nhà cung cấp và duy trì chất lượng sản phẩm. Trong đó, các rủi ro khi bán trái cây mà bạn có thể gặp phải là:

- Người tiêu dùng ngày càng kén chọn hơn: Trước đây, khách hàng dễ tính hơn vì có ít cửa hàng và ít chủng loại trái cây nhập khẩu để lựa chọn, trong khi hoa quả nội địa chủ yếu phụ thuộc vào lái buôn và các sạp ngoài chợ. Tuy nhiên, ngày nay, người tiêu dùng đang dần trở nên khó tính hơn do tình trạng hàng hóa không rõ nguồn gốc, phẩm màu, chứa hóa chất đang tràn lan trên thị trường và việc kiểm soát toàn diện trở nên rất khó khăn. Trong số đó, thực phẩm là loại hàng thường xuyên bị làm giả nên làm người dùng lo ngại nhiều hơn khi mua trái cây.

- Thị trường đang bị bão hòa: Kinh doanh hoa quả ngày càng trở nên khó khăn hơn bởi sự gia tăng số lượng cửa hàng với mức giá khác nhau. Sự cạnh tranh này không chỉ xảy ra ở các cửa hàng với nhau mà còn giữa cửa hàng với chợ truyền thống, siêu thị cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Ngoài ra, việc gia tăng nhập khẩu trái cây từ nước ngoài cũng góp phần làm cho thị trường trong nước trở nên quá tải. Mặc khác, người tiêu dùng có xu hướng thích hàng nhập khẩu hơn đã khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh trái cây phải đối mặt với thách thức trong việc thu hút khách hàng và tạo sự khác biệt.

- Hàng hóa tươi nên khó bảo quản: Trong quá trình vận chuyển hoặc trưng bày nếu trái cây không được bảo quản đúng cách thì chất lượng của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Việc bán hoa quả bị dập, vỡ, hư hỏng hay héo mềm không chỉ gây mất khách hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của bạn.

- Giá cả không ổn định: Trái cây là một sản phẩm đặc biệt vì nó phải chịu ảnh hưởng nhiều từ thời tiết như khô hạn, mưa, nắng,... cũng như các yếu tố thiên nhiên khác như sâu bệnh, côn trùng. Mặc khác, trái cây thuận mùa giá sẽ rẻ hơn nhiều so với trái cây trồng nghịch mùa và việc tăng giá xăng cũng làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến giá nhập hàng và gây khó khăn trong việc duy trì giá bán ổn định.
 

Kinh doanh hoa quả
 

13 kinh nghiệm bán trái cây thành công chỉ dân trong nghề mới biết

Bất kể lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang hoạt động là gì thì việc tích lũy kinh nghiệm bán hàng thực tế luôn là yếu tố quan trọng để biến ý tưởng thành hiện thực nhanh chóng. Trong lĩnh vực kinh doanh trái cây cũng vậy, bạn cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng và lên kế hoạch cụ thể để tránh thiếu vốn hoặc gặp những rủi ro không đáng có. Đặc biệt, nếu bạn mới bắt đầu lập nghiệp thì việc nghiên cứu các kinh nghiệm bán trái cây làm giàu dưới đây sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trên con đường kinh doanh của bạn trong tương lai.

1. Hiểu rõ về các loại trái cây khi mở sạp hoa quả

Khi quyết định mở bất kỳ cửa hàng nào thì một trong những kiến thức cơ bản mà bạn cần nắm vững là hiểu rõ về sản phẩm mình sẽ kinh doanh. Với trái cây, hãy học cách bảo quản để chúng luôn tươi mới, ngăn chặn các yếu tố làm hoa quả nhanh chóng hỏng cũng như thời hạn bản quản trái cây lâu nhất là khi nào. Việc nắm bắt thông tin này sẽ giúp bạn tối ưu chi phí, tránh nhập hàng kém chất lượng và biết cách bảo quản trái cây lâu hơn.

Hơn nữa, bạn cũng cần học cách nhận biết trái cây ngon qua màu sắc, sờ nắn, cấu tạo và trạng thái khi nhập hàng. Điều này giúp cửa hàng có những thực phẩm tươi ngon, chất lượng để cung cấp cho người tiêu dùng. Đồng thời, việc hiểu rõ về phân loại trái cây cũng sẽ giúp bạn dễ dàng tương tác, tạo thiện cảm với khách hàng thông qua việc tư vấn mua hàng và tránh xảy ra tình trạng người tiêu dùng thất vọng khi mua phải trái cây hư hỏng.

2. Khởi nghiệp bán trái cây cần bao nhiêu vốn?

Dù kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ nào thì nguồn vốn luôn là một trong những vấn đề khiến nhiều người đau đầu nhất và nghề bán trái cây cũng không ngoại lệ. Để xác định mức vốn phù hợp, bạn cần dựa trên nguồn tài chính hiện có và mô hình kinh doanh mà bản thân muốn đầu tư là gì. Tuy nhiên, để mở một cửa hàng bán hoa quả, bạn thường sẽ cần mức vốn dao động từ 50 - 80 triệu đồng. Số tiền này sẽ được sử dụng để nhập hàng và đáp ứng một số chi phí quan trọng như thủ tục đăng ký kinh doanh, thuê mặt bằng, nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị,....

Bên cạnh đó, bạn cũng nên có một khoản tiền dự phòng trong giai đoạn khởi đầu kinh doanh. Vì thường trong thời gian này, cửa hàng bán trái cây sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và lợi nhuận thu về chưa cao. Vậy nên khoản tiền dự trữ này sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn duy trì hoạt động tốt hơn trong khoảng thời gian 6 tháng đầu tiên.
 

Kinh doanh trái cây
 

3. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn mô hình kinh doanh

Câu tục ngữ "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" luôn đúng đắn thích hợp cho mọi thời đại từ xưa đến nay. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, xem xét các điểm mạnh và yếu của họ, quy mô, sản phẩm chủ lực đang được khách hàng yêu thích cũng như mức giá mà đối thủ đang áp dụng,.... Từ đó, bạn có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp.

Hơn nữa, nghiên cứu thị trường cũng là một cách giúp bạn hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình ai. Họ có thể là học sinh, sinh viên, nội trợ, nhân viên văn phòng, công nhân hoặc các tầng lớp thượng lưu. Khi đã xác định được đối tượng mua hàng của mình, bạn có thể xây dựng kế hoạch quảng bá và truyền thông hiệu quả để tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.

Sau khi đã đưa ra dự đoán về số vốn có sẵn và chọn được sản phẩm để bán, bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Ví dụ, nếu đầu tư với số vốn lớn, bạn có thể kinh doanh cửa hàng trái cây nhập khẩu phục vụ cho khách hàng có nhu cầu cao cấp. Với nguồn vốn thấp hơn, bạn có thể mở sạp trái cây nhỏ hoặc kinh doanh online để tối ưu hóa hiệu quả vốn sở hữu.
 

Khởi nghiệp bán hoa quả
 

4. Tìm nguồn hàng trái cây chất lượng, giá rẻ

Hiện nay, người tiêu dùng đang rơi vào tình trạng hoang mang và lo sợ trước hàng loạt thông tin về thực phẩm bẩn và trái cây Trung Quốc không đảm bảo chất lượng. Các loại trái cây này thường chứa chất tăng trưởng và hóa chất bảo quản nên gây hại cho sức khỏe con người.

Vì vậy, nếu bạn quyết định kinh doanh trái cây này thì hãy đặt mình vào tâm thế của người mua để tìm hướng giải quyết cho mọi vấn đề và sự e ngại của họ. Mặc khác, đây cũng là cơ hội để bạn phát triển một cửa hàng bán trái cây sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm xóa bỏ nỗi lo lắng của khách hàng về vấn đề mua phải thực phẩm bẩn và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. 

Không cần phải sở hữu một nông trại để khởi đầu kinh doanh trong lĩnh vực trái cây. Bạn có thể dễ dàng mua các sản phẩm từ nông dân hoặc lái buôn nhưng phải đảm bảo lựa chọn một nguồn cung cấp đáng tin cậy. Trên thị trường hiện nay, có hai nguồn hàng chính để lựa chọn là trái cây nội địa và trái cây nhập khẩu:

- Trái cây nội địa: Bạn có thể dễ dàng tìm đến các chợ đầu mối, vựa trái cây, hoặc nhà vườn gần địa phương để mua các loại hoa quả trong nước với giá rẻ. Thông thường, các sản phẩm tại đây rất đa dạng và giá cả hợp lý, đáng tin cậy để bạn lựa chọn.

- Trái cây nhập khẩu: Nếu bạn muốn kinh doanh trái cây được sản xuất từ nước ngoài, hãy chú trọng kiểm soát quá trình vận chuyển để tránh sản phẩm bị hư hại hoặc bảo quản sai cách. Đồng thời, yêu cầu các giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo tem nhãn đầy đủ rõ ràng.

Ngoài ra, trước khi quyết định chọn nguồn hàng nào, hãy xem xét số vốn mà bạn có thể bỏ ra. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là chất lượng sản phẩm vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo dựng lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, nếu sản phẩm của bạn luôn tươi ngon, chất lượng và đáng tin cậy về an toàn thực phẩm, khách hàng sẽ nhanh chóng tìm đến bạn trong những lần tiếp theo.
 

Sạp hoa quả
 

5. Chọn địa điểm kinh doanh hoa quả phù hợp

Sự thành công hoặc thất bại của việc mở một sạp bán trái cây phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn chọn địa điểm kinh doanh. Do đó, hãy nghiên cứu một chiến lược thích hợp, đúng đắn, chọn một vị trí tiềm năng để cửa hàng kinh doanh đắt khách và có cơ hội phát triển bền vững trong tương lai. Những vị trí luôn được đánh giá là dễ tiếp cận với khách hàng mục tiêu như chợ, khu phức hợp, ven đường chính, khu vực gần công ty, văn phòng, đông đúc, khu nhà trọ,....

Thông thường, khách hàng của bạn thường là người lớn có nhu cầu mua hoa quả thường xuyên cho gia đình hoặc cho trẻ em. Vì vậy, việc chọn một khu vực mà các bà nội trợ thường đi ngang mua sắm làm địa điểm mở cửa hàng sẽ giúp hoạt động kinh doanh trái cây của bạn trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

6. Hoàn tất các thủ tục mở cửa hàng bán trái cây

Để bắt đầu khởi nghiệp bán trái cây, bạn nên ưu tiên lựa chọn hình thức đăng ký hộ kinh doanh cá nhân vì đây là phương thức đơn giản nhất cho người mới kinh doanh trong lĩnh vực này. Ngoài ra, so với việc thành lập công ty, kinh doanh cá nhân cũng dễ thực hiện và thủ tục cũng đơn giản hơn rất nhiều. Để đăng ký hộ kinh doanh cá nhân, bạn cần chuẩn bị các thủ tục và hồ sơ sau đây:

- Giấy đề nghị để được cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá nhân.

- Hợp đồng thuê cửa hàng (nếu không thuê cửa hàng, thì cần có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất).

- Bản sao Chứng minh nhân dân / Căn cước công dân của chủ hộ hoặc chủ cửa hàng.

Trong vòng 5 ngày sau khi nộp hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện / quận sẽ xem xét cũng như cấp giấy phép cho bạn nếu hồ sơ nộp đầy đủ và hợp lệ.

7. Trưng bày các loại trái cây hấp dẫn, gọn gàng

Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi về lý do tại sao khách hàng luôn thu hút bởi những loại trái cây được bày bán trên sạp, trong cửa hàng hay siêu thị không? Đó là bởi vì ngoài chất lượng sản phẩm thì hình thức bố trí, sắp xếp quầy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách mua.

Hãy tưởng tượng rằng, bạn đang bước vào một cửa hàng và nhìn thấy trái cây được xếp lộn xộn, chồng lên nhau không gọn gàng. Chắc chắn rằng, ấn tượng đầu tiên của bạn là cửa hàng đó không chuyên nghiệp, thiếu thẩm mỹ và quan trọng hơn, điều này sẽ làm cho trái cây bất kể tươi ngon đến đâu cũng bị bẹp nát, gây khó khăn trong việc lựa chọn.

Vì vậy, việc trang trí quầy trái cây một cách đẹp mắt, ngăn nắp và gọn gàng sẽ giúp tránh tình trạng trái cây bị biến dạng, đồng thời tạo sự hấp dẫn cho người mua. Hơn nữa, bạn cũng nên chú ý đến việc bao bì trái cây được bảo quản một cách cẩn thận. Điều này sẽ tạo dựng lòng tin và tăng cảm tình của khách hàng, khiến họ muốn mua trái cây từ cửa hàng của bạn nhiều hơn.
 

Sạp bán trái cây
 

8. Định giá bán trái cây hợp lý

Trong lĩnh vực kinh doanh trái cây và thực phẩm nói chung, vì mặt hàng này rất tiềm năng nên sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, giá cả cũng là một yếu tố quan trọng mà nhiều khách hàng quan tâm. Vì vậy, để duy trì sự tồn tại của cửa hàng và thu hút được nhiều khách hàng, bạn cần đưa ra mức giá hợp lý cùng những ưu đãi hấp dẫn.

Để làm được điều này, các chủ cửa hàng không thể bỏ qua công đoạn nghiên cứu thị trường như đã đề cập trước đó. Nhờ đó, bạn có thể cân nhắc giữa giá cả và chất lượng sản phẩm mà bạn cung cấp cho khách hàng vì đôi khi chỉ sự khác biệt nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

9. Bảo quản hoa quả tươi lâu

Để thành công trong kinh doanh trái cây, hãy đảm bảo sản phẩm của bạn có chất lượng tốt, tươi ngon và sạch sẽ. Vì vậy, cửa hàng cần tránh bán những trái cây nhăn nheo vì ngoại hình không đẹp mắt sẽ làm mất đi sự hứng thú của khách hàng, chưa kể đến việc ăn. Hầu hết người mua sẽ dễ bị thu hút bởi hình dáng bên ngoài nên hãy đảm bảo rằng trái cây của bạn trông thật tươi ngon.

Khi kinh doanh hoa quả, việc bảo quản hoa quả tươi lâu là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo sự hài lòng cho khách hàng. Để cửa hàng của bạn luôn đông đúc khách hàng, bạn nên tìm hiểu những phương pháp bảo quản hoa quả tươi lâu, cụ thể:

- Đảm bảo mua hoa quả tươi từ nhà vườn: Để có được hoa quả tươi ngon, bạn nên lựa chọn những quả có màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu héo, nứt, quá mềm hoặc mục đốm. Bạn cũng nên kiểm tra mùi hương tự nhiên của hoa quả để đảm bảo chúng chưa bị hỏng.

- Lưu trữ ở nhiệt độ và độ ẩm phù hợp: Hoa quả thường cần được bảo quản ở nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm thích hợp để tránh hư hỏng nhanh chóng, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và các nguồn nhiệt độ cao.

- Tách riêng các loại hoa quả: Không nên để các loại trái cây khác nhau chạm vào nhau hoặc chồng lên nhau. Hãy tách riêng từng loại hoa quả và bảo quản chúng trong các hộp hoặc khay riêng biệt để tránh việc lây nhiễm vi khuẩn hoặc bị dập nát.

- Điều chỉnh độ chín: Nếu bạn muốn hoa quả chín một cách đồng đều, hãy để chúng ở nhiệt độ phòng trong một khoảng thời gian ngắn trước khi bày bán. Đối với những quả đã chín, hãy để chúng ở nhiệt độ thấp để ngăn chặn quá trình này.

- Sử dụng các phương pháp bảo quản phù hợp: Tùy thuộc vào từng loại trái cây, có thể áp dụng các phương pháp bảo quản như nhiệt độ thấp, đông lạnh, đóng hũ, hấp, hay đóng gói chân không để bảo quản hoa quả tươi lâu hơn.

- Kiểm tra thường xuyên: Hãy kiểm tra hoa quả thường xuyên để phát hiện sớm những quả bị hỏng hoặc thối. Sau đó, loại bỏ những quả đã hỏng để tránh lây nhiễm cho những quả khác.

Bằng cách tuân thủ các phương pháp bảo quản trái cây tươi lâu trên, bạn sẽ tăng khả năng duy trì sự tươi ngon, hấp dẫn của hoa quả để thu hút nhiều khách hàng và gia tăng lợi nhuận.
 

Sạp trái cây
 

10. Xây dựng kênh bán hoa quả online

Trong cuộc sống ngày càng hiện đại cùng với tác động của đại dịch Covid-19, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang dần chuyển từ hình thức offline sang online. Bên cạnh đó, việc mua sắm trực tuyến cũng mang lại tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng vì họ không cần phải đến tận nơi để mua hàng như trước đây. Vì vậy, điều cần làm là hãy nghiên cứu và phát triển cửa hàng trực tuyến của bạn thông qua các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, app đặt hàng và đặc biệt là website.

Việc sở hữu các cửa hàng online là một yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn kinh doanh lâu dài. Khi xây dựng cửa hàng bán trái cây online trên các nền tảng, bạn sẽ có thể đăng tải tất cả các sản phẩm mà cửa hàng mình bán lên để tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể cung cấp cho người mua các dịch vụ đóng gói, giao hàng tận nơi, miễn phí giao hàng,.... từ các nền tảng bán hàng.

11. Lên chiến lược quảng bá sạp hoa quả phù hợp

Xây dựng thương hiệu là một yếu tố không thể thiếu trong các chiến lược marketing từ xưa đến nay. Vì vậy, bạn nên thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu của riêng mình để thể hiện tính chuyên nghiệp và ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng, từ đó đưa ra các phương án quảng bá cửa hàng và sản phẩm một cách phù hợp.

Ngoài ra, trước khi mở cửa trong khoảng hai tuần, bạn cũng nên chuẩn bị một chiến dịch quảng cáo đầy đủ thông qua tờ rơi, banner và quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội, Google,.... để thu hút khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý và tránh xảy ra tình trạng mở cửa mà không có ai biết.

Trong ngày khai trương, bạn có thể thực hiện chiến lược giảm giá tại cửa hàng cho những khách hàng check - in và chia sẻ bài viết trên mạng xã hội để thu hút người khác đến. Hãy lưu ý rằng kế hoạch truyền thông và quảng bá nên được thực hiện một cách liên tục và thường xuyên trong thời gian phù hợp để khách hàng có thể nhận thức về sự hiện diện của bạn và đánh giá chất lượng sản phẩm mà cửa hàng cung cấp.

Đặc biệt, một phương pháp tiếp thị rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng là quảng cáo truyền miệng. Đây là hình thức tiếp thị mà người tiêu dùng khi hài lòng với sản phẩm và dịch vụ của bạn, họ sẽ chia sẻ với người khác. Phương pháp này được đánh giá là rất hiệu quả, nhưng yêu cầu bạn đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Vì nếu làm một khách hàng thất vọng, chắc chắn có 100 người khác cũng sẽ được nghe feedback tiêu cực và tránh xa cửa hàng trái cây của bạn. Nhưng nếu bạn làm một người tiêu dùng hài lòng, họ sẽ chia sẻ cảm nhận tích cực đó với 100 người khác. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải biết cách làm hài lòng khách hàng và không bao giờ để họ cảm thấy thất vọng hay không thoải mái.
 

Bán hoa quả
 

12. Liên kết với các đơn vị vận chuyển

Với sự phổ biến ngày càng tăng của việc mua hàng online, nhu cầu giao hàng trực tiếp đến tay khách hàng đã trở nên cần thiết. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của các công ty vận chuyển như một tất yếu trong thời đại công nghệ hiện nay.

Bằng cách hợp tác với các đơn vị vận chuyển hàng nhanh như Grab, Gojek, Bae Min, Shopee Food, Tiki,... bạn sẽ tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng, đồng thời nâng cao dịch vụ khách hàng và làm họ hài lòng hơn về cửa hàng của bạn. Hơn nữa, khi kết hợp sạp trái cây hoặc cửa hàng với các đơn vị vận chuyển, bạn cũng có thể giảm chi phí thuê nhân viên giao hàng đáng kể. Mặc khác, quá trình quản lý đơn hàng cũng trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn nhiều.

13. Bán hàng nhiệt tình và chăm sóc khách hàng chu đáo

Bên cạnh việc cung cấp sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển việc kinh doanh lâu dài bởi vì không ai muốn mua hàng từ một nơi mà người bán không niềm nở và không thân thiện với khách hàng. Do đó, hãy nhớ rằng thái độ phục vụ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh, dù là trong lĩnh vực nào.

Nhân viên bán trái cây phải luôn duy trì một thái độ lịch sự và chu đáo, bắt đầu từ việc chào hỏi, tư vấn cho đến thanh toán, thậm chí qua các cuộc trò chuyện tin nhắn trên website, cuộc gọi thoại. Điều này giúp khách hàng của bạn cảm thấy thoải mái, hài lòng mỗi khi ghé thăm và sẽ quyết định tiếp tục ủng hộ sản phẩm trong những lần tới.

Hãy nhớ rằng tổng chi phí để thu hút một khách hàng mới thường cao hơn từ 4 đến 10 lần so với việc duy trì khách hàng cũ. Vì vậy, triển khai một hoạt động chăm sóc và giữ chân khách hàng sau khi mua hàng tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm một số tiền không nhỏ, đồng thời điều này cũng tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng ngày càng phát triển và thịnh vượng.
 

Khởi nghiệp bán trái cây
 

Trên đây là nội dung do đội ngũ biên tập của Phương Nam 24h tổng hợp về 13 kinh nghiệm đắt giá giúp mọi người khởi nghiệp bán trái cây thành công. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ truyền cảm hứng, tạo động lực và định hướng cho các bạn trẻ yêu thích ngành nghề này, từ đó có thể nắm bắt cơ hội để tạo ra sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh. Kinh doanh trái cây không chỉ mang lại lợi nhuận cao với số vốn ít mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nước nhà.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.