Vendor là gì? Tất tần tật về vendor trong chuỗi cung ứng

Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực marketing nói chung, đặc biệt là liên quan đến chuỗi cung ứng thì chắc chắn bạn đã ít nhất một lần nghe tới thuật ngữ vendor. Có thể bạn chưa biết cả vendor và supplier, nếu dịch sang tiếng Việt, đều có nghĩa là nhà cung cấp. Tuy nhiên thì trong lĩnh vực kinh doanh, hai khái niệm này lại khác biệt về cả bản chất và lẫn cách thức hoạt động. Vậy vendor là gì? Làm thế nào để phân biệt giữa vendor và các thuật ngữ tương tự khác? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về vendor trong chuỗi cung ứng qua bài viết dưới đây nhé.
 

Vendor là gì? Tất tần tật về vendor trong chuỗi cung ứng
 

Vendor là gì?

Vendor là thuật ngữ chỉ các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp sản phẩm / dịch vụ trực tiếp cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của họ. Nói cách khác, vendor chính là liên kết kế cuối trong chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến tay người dùng cuối cùng.

Nhiệm vụ của vendor là nhập hàng với giá sỉ từ những nhà phân phối cấp 1, cấp 2 hay trực tiếp từ đơn vị sản xuất và sau đó bán lại cho các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu sử dụng với giá lẻ. Do đó, trong chuỗi cung ứng, vendor vừa là người mua lại vừa đóng vai trò là người bán.

Mỗi siêu thị lớn như Winmart, Winmart+, Mega Market,... hoặc các chuỗi cửa hàng tiện lợi như Family Mart, Circle K và các tiệm tạp hóa cá nhân đều được coi là vendor, vì chúng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp vendor vừa là nhà cung cấp vừa tự sản xuất hàng hoá. Chẳng hạn như Emart có các sản phẩm thuộc thương hiệu No Brand, Lotte Mart có thương hiệu Choice L, Big C có thương hiệu Wow, còn Coop Mart có Saigon Co.op,.... Vì đây là những mặt hàng tự sản xuất nên doanh nghiệp có thể dễ dàng quyết định bán với giá sỉ hoặc giá lẻ để tối ưu lợi nhuận.

Vị trí của vendor trong chuỗi cung ứng

Sau khi đã hiểu rõ thuật ngữ vendor là gì thì tiếp theo, bạn cần xác định vị trí của vendor trong chuỗi cung ứng. Như đã nói ở trên, vendor đóng vai trò quan trọng ở mắt xích gần cuối và cũng chính là đơn vị cung cấp sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên thì để hiểu rõ hơn, bạn cần nắm vững quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng được mô tả dưới đây:

Nhà cung cấp (Supplier) > Đơn vị sản xuất (Manufacturer) > Nhà phân phối (Distributor) > Nhà cung cấp (Vendor) / Nhà bán lẻ (Seller) > Người tiêu dùng (Customer).

- Supplier: nơi cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất.

- Manufacturer: sử dụng nguyên vật liệu từ những đơn vị supplier để sản xuất sản phẩm.

- Distributor: thành phẩm sẽ được đóng gói và vận chuyển đến nhà phân phối khu vực hoặc đơn vị phân phối độc quyền.

- Vendor và seller: đây là hai thành phần có cùng cấp với nhau, họ nhập sản phẩm trực tiếp từ các nhà phân phối để bán lại với giá lẻ.

- Customer: người mua và sử dụng sản phẩm cuối cùng trong chuỗi cung ứng.

Vendor là gì?

Mô tả công việc cụ thể của vendor

Vendor giữ một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, giúp tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa đơn vị sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng. Cụ thể, nhân viên vendor thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như:

- Quản lý đơn hàng: xử lý đơn đặt hàng, tạo hóa đơn, vận chuyển sản phẩm và quản lý số lượng hàng tồn kho.

- Tương tác với khách hàng: đảm bảo rằng sản phẩm / dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng thông qua việc tư vấn, cung cấp giải pháp phù hợp, trả lời thắc mắc cũng như phản hồi các yêu cầu của khách hàng.

- Phân tích và đánh giá hiệu suất kinh doanh: đưa ra cải tiến và điều chỉnh thích hợp dựa trên phân tích hiệu suất hoạt động trong quá trình kinh doanh.

- Quản lý mối quan hệ với khách hàng: duy trì liên lạc thường xuyên, giải quyết khiếu nại và đề xuất các giải pháp tối ưu để duy trì sự hài lòng của người dùng.

Phân loại vendor theo nguồn hàng

Dựa vào vai trò của vendor trong chuỗi cung ứng, chúng ta có thể chia vendor thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:

1. Nhà sản xuất

Một cá nhân hoặc doanh nghiệp tiến hành sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu thô. Sau đó, họ phân phối thành phẩm đến các đại lý bán buôn / bán lẻ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

Ví dụ, một công ty sản xuất trong lĩnh vực dược phẩm sử dụng nguyên liệu thô để tạo ra các loại thực phẩm hỗ trợ kháng sinh, giảm đau và siro ho. Những sản phẩm này được phân phối cho các nhà thuốc bán lẻ và họ lại sẽ tiếp tục bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

2. Nhà bán buôn

Trong trường hợp này, vendor là cá nhân hoặc công ty chuyên mua hàng hóa từ nhà sản xuất để bán lại cho các doanh nghiệp khác. Thường thì những mặt hàng này sẽ được bán cho nhà bán lẻ với mức giá chiết khấu nếu mua số lượng lớn.

Chẳng hạn, doanh nghiệp A nhập khẩu thức ăn đóng hợp từ một đơn vị sản xuất nước ngoài, sau đó phân phối hàng số lượng lớn cho cá nhân B đang có một siêu thị mini để bán lại cho người dùng.

3. Nhà bán lẻ

Vendor mua sắm hàng hóa từ nhà bán buôn hoặc đơn vị sản xuất để bán lại cho khách hàng cũng chính là người sử dụng cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Sau đó, vendor sẽ áp dụng giá bán cao hơn so với nhà bán buôn hoặc đơn vị sản xuất nhằm thu về lợi nhuận cho riêng mình.

Chẳng hạn, một chuỗi cửa hàng bán lẻ có thể tận dụng mức giá ưu đãi bằng cách mua hàng với số lượng lớn từ đơn vị sản xuất và nhà bán buôn. Sau đó, họ bán các sản phẩm này cho người tiêu dùng thông qua cửa hàng trực tiếp và trang web bán hàng online của họ.

4. Nhà cung cấp dịch vụ

Trong ngữ cảnh này, vendor là đơn vị chuyên cung cấp các loại dịch vụ như sửa chữa máy lạnh, vận chuyển, dọn dẹp, bảo trì tòa nhà, xử lý kế toán, tư vấn tài chính,... cho các doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng.

Chẳng hạn, một công ty bất động sản có thể thuê nhân viên vendor chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh để duy trì sạch sẽ nơi làm việc. Họ sẽ thực hiện nhiệm vụ quét dọn, làm sạch sàn nhà, hút bụi trong văn phòng,... để đảm bảo rằng công ty có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách hiệu quả.

5. Nhà cung cấp độc lập

Vendor độc lập là những cá nhân hoặc doanh nghiệp bán hàng hoá / dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng mà không qua bất kỳ trung gian nào. Chẳng hạn, một cá nhân tự trồng các loại rau củ quả, sau đó định giá sản phẩm của mình và bán trực tiếp cho người dùng tại gian hàng ở chợ nông sản. 
 

Vendor
 

Phân biệt vendor với các vị trí khác

Mặc dù vendor có thể hiểu đơn giản như một nhà cung cấp nhưng thực chất lại đóng vai trò đặc biệt trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để hiểu rõ hơn về cách vendor tương tác với các thành phần trong chuỗi cung ứng, bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa những thuật ngữ sau:

1. Sự khác nhau giữa vendor và supplier 

Vendor và supplier đều liên quan đến việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Mặc dù khi dịch ra tiếng Việt, cả hai đều có nghĩa là nhà cung cấp nhưng giữa hai thuật ngữ này hoàn toàn không giống nhau. Để rõ hơn về sự khác biệt này, chúng ta hãy xem xét cụ thể các tiêu chí sau:
 

Tiêu chí

Vendor

Supplier

Vị trí

Mắt xích kế cuối trong chuỗi cung ứng.

Đứng ở vị trí đầu của chuỗi cung ứng.

Mục tiêu

Bán thành phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng

Cung cấp tất cả nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm hoàn thiện

Phạm vi

Bán sản phẩm / dịch vụ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu sử dụng

Chỉ phân phối nguyên liệu riêng cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp đã được phê duyệt và hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực sản xuất

Mối quan hệ với nhà sản xuất

Liên hệ gián tiếp

Có thể trực tiếp hoặc gián tiếp

Quan hệ kinh doanh

B2G, B2C, B2B

B2B

Mối quan hệ với người tiêu dùng

Bán tận tay sản phẩm / dịch vụ cho người tiêu dùng

Thường không tương tác trực tiếp nhưng góp phần gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm cho người dùng

Quy mô

Nhỏ

Lớn

Chức năng hàng hóa

Sử dụng

Phân phối lại

 

2. Phân biệt vendor và seller

Trong sơ đồ của chuỗi cung ứng sản phẩm, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng vendor và seller thuộc cùng một cấp bậc, cả hai đều có trách nhiệm đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Vì lẽ đó mà nhiều người thường dễ nhầm lẫn với hai thuật ngữ này, tuy nhiên thì thực tế, vendor mang nghĩa rộng hơn seller hay sales executive. Để phân biệt rõ hơn, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
 

Tiêu chí 

Vendor 

Seller 

Quy mô

Là một công ty, doanh nghiệp hoặc cá nhân

Cá nhân bán hàng

Nguồn hàng

Tự sản xuất hoặc nhập hàng từ các đơn vị phân phối / nhà sản xuất

Nhập hàng từ các đơn vị phân phối / nhà sản xuất

Khả năng cung cấp sản phẩm / dịch vụ

Số lượng lớn

Số lượng nhỏ, mang tính cá nhân nhiều hơn

Giá bán

Giá lẻ hoặc giá sỉ tùy thuộc vào số lượng bán

Giá lẻ

 

3. Phân biệt vendor và manufacturer

Để phân biệt vendor và manufacturer, bạn có thể tham khảo các tiêu chí quan trọng qua bảng dưới đây:
 

Tiêu chí 

Vendor 

Manufacturer

Mục tiêu trọng tâm

Cung cấp sản phẩm / dịch vụ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng

Sản xuất sản phẩm trực tiếp, có thể bán cho người tiêu dùng hoặc thông qua các đại lý, nhà bán lẻ / bán buôn

Nguồn hàng

Tự sản xuất hoặc nhập hàng từ các đơn vị phân phối / nhà sản xuất

Tự sản xuất sản phẩm của riêng mình

Khả năng cung cấp hàng hóa

Thường không sở hữu hoặc quản lý nhà máy sản xuất nên cung cấp sản phẩm với quy mô nhỏ hơn

Sở hữu và điều hành các nhà máy sản xuất nên sản xuất sản phẩm hàng loạt với quy mô lớn

 

4. Sự khác biệt giữa vendor và distributor

Distributor tập trung vào việc phân phối sản phẩm và dịch vụ đến các cửa hàng bán lẻ hoặc khách hàng cuối. Để phân biệt giữa vendor và distributor, bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:
 

Tiêu chí 

Vendor 

Distributor

Nguồn hàng

Tự sản xuất hoặc mua từ nguồn cung ứng khác, sau đó bán chúng cho khách hàng

Thường chỉ chuyên về việc phân phối sản phẩm của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp

Mạng lưới kênh phân phối

Thường không quản lý nhiều kênh phân phối sản phẩm

Có mạng lưới kênh phân phối phong phú để đưa sản phẩm đến cửa hàng bán lẻ hoặc khách hàng cuối


Bí quyết lựa chọn vendor hiệu quả

Việc lựa chọn vendor có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, chi phí và sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những bí quyết quan trọng để tìm kiếm vendor hiệu quả nhằm giúp bạn đạt được sự thành công trong kinh doanh của mình.

1. Phân tích nhu cầu và yêu cầu của doanh nghiệp

Để chọn được vendor phù hợp, dù là doanh nghiệp nhỏ lẻ hay cá nhân cũng cần phải xác định rõ những yêu cầu về sản phẩm / dịch vụ mà mình đang cần, đồng thời thiết lập các tiêu chí đánh giá tương ứng. Nhờ đó, bạn dễ dàng tìm ra những vendor có uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý, thời gian giao hàng nhanh chóng cũng như đáp ứng đúng yêu cầu của bạn. Tuy nhiên để làm được điều này thì quá trình phân tích, đánh giá cần phải được thực hiện kỹ lưỡng và cẩn thận.
 

Vendor và supplier
 

2. Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin về vendor

Việc nghiên cứu và phân tích thị trường sẽ giúp bạn tìm ra những vendor phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Quá trình này bao gồm khảo sát ngành, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm / dịch vụ tương tự và các tiêu chí đánh giá như chất lượng, độ tin cậy, giá sale, khả năng cung ứng, thời gian giao hàng, hỗ trợ kỹ thuật,.... 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thông tin trên trang web của các vendor và xem xét đánh giá từ những khách hàng trước đây. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhận định đúng về khả năng của vendor trong việc cung cấp sản phẩm / dịch vụ cũng như cân nhắc liệu rằng họ có thể đáp ứng các yêu cầu mà doanh nghiệp bạn đặt ra hay không.

3. Xem xét danh sách các vendor tiềm năng

Khi cân nhắc lựa chọn vendor phù hợp cho doanh nghiệp, bạn cần xem xét đến các tiêu chí quan trọng sau đây:

Đánh giá quy mô và khả năng cung ứng

Việc đánh giá quy mô của vendor đóng một vai trò rất quan trọng để đảm bảo rằng họ có đủ khả năng cung ứng sản phẩm / dịch vụ cho doanh nghiệp. 

- Nếu vendor quá nhỏ: dễ gặp khó khăn trong việc đảm bảo khả năng cung ứng sản phẩm và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công ty. 

- Nếu vendor quá lớn: có thể gây ra khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời sự tập trung quá mức vào một vendor sẽ tồn tại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp hơn so với việc hợp tác đồng thời nhiều nhà cung ứng.

Ngoài ra, vendor cũng cần có khả năng cung cấp sản phẩm đúng thời hạn, đủ số lượng và cam kết chất lượng. Nếu họ không thể làm được điều này, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ và chất lượng cho các dự án của mình.

Sản phẩm, dịch vụ chất lượng

Đề nghị vendor cho bạn xem các mẫu sản phẩm hoặc dự án đã hoàn thành trước đây của họ. Ví dụ, nếu bạn đang cân nhắc thuê một công ty để tái trang trí không gian văn phòng của mình, hãy yêu cầu xem các dự án mà vendor đã hoàn thành trước đó và thực hiện một chuyến tham quan thực tế để đảm bảo rằng mọi tiêu chí đều đáp ứng được sự kỳ vọng của bạn.

Xem xét yếu tố giá cả và chi phí liên quan

Sau khi đã đánh giá chất lượng của vendor, doanh nghiệp nên tiến hành xem xét khía cạnh giá cả và các gói dịch vụ mà họ cung cấp để đánh giá nhằm tối ưu ngân sách nhất. Nếu giá cả từ vendor quá cao hoặc có nhiều chi phí liên quan sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác chọn nhầm hàng kém chất lượng với những đơn vị bán với giá rẻ hơn nhiều so với thị trường. 

Sự tiết kiệm không nên được hiểu là việc chọn lựa các sản phẩm / dịch vụ kém chất lượng chỉ vì giá cả thấp. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là tìm hiểu và khảo sát kỹ lưỡng để thỏa thuận về mức giá phù hợp trước khi tiến hành giao dịch.

Sự xác nhận của người giới thiệu

Niềm tin trong lời giới thiệu của người khác, đặc biệt là từ những người quen thân luôn luôn có ảnh hưởng lớn. Tương tự, khi bạn lựa chọn nhà cung cấp cho doanh nghiệp, hãy để thăm dò ý kiến bằng cách tận dụng mạng lưới giao tiếp của mình như bạn bè quen trong ngành, kết nối trên mạng xã hội hoặc thậm chí những người đã có kinh nghiệm làm việc với nhà cung cấp mà bạn quan tâm.

Khả năng giao hàng

Khi xem xét các yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp, không nên bỏ qua thời gian giao hàng của họ. Đây là một yếu tố quan trọng vì thời gian là vàng đối với doanh nghiệp. Nếu vendor không đáp ứng được thời hạn giao hàng thì doanh nghiệp có thể phải chịu những hậu quả không mong muốn.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Chắc chắn rằng, ai cũng mong muốn được hợp tác với một nhà cung cấp luôn tôn trọng, nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần thiết. Vì vậy, việc chọn một nhà cung cấp có danh tiếng về dịch vụ khách hàng tốt cũng rất quan trọng.

Đạo đức nghề nghiệp

Tương tự như việc đánh giá tính chuyên nghiệp, đạo đức và sự tin cậy của nhà cung cấp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Có nhiều cách để tìm hiểu về đạo đức nghề nghiệp của họ và một trong những phương pháp đơn giản nhất là tra cứu tên của họ trên Internet.
 

Nhân viên vendor
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm vendor là gì, phân loại trong chuỗi cung ứng và những bí quyết để lựa chọn vendor hiệu quả. Hy vọng với thông tin trên, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về vai trò và quan trọng của vendor trong hoạt động kinh doanh. Khi lựa chọn vendor, việc nắm bắt kiến thức về sự khác biệt giữa các loại vendor cũng như cân nhắc một số yếu tố quan trọng như chất lượng, giá cả và khả năng cung ứng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông thái hơn.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.