Kinh doanh khách sạn và những điều cần biết để thành công

Hiện nay, ngành du lịch tại Việt Nam đang trải qua những bước phát triển mạnh mẽ và điều này đã thúc đẩy sự bùng nổ của các dịch vụ lưu trú, trong đó có kinh doanh khách sạn. Đây được đánh giá là lĩnh vực hết sức hấp dẫn với cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng ngày một thuận lợi hơn. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc mức độ cạnh tranh trong ngành cũng trở nên vô cùng khốc liệt. Vậy làm thế nào để vượt qua đối thủ và thành công trong thời đại 4.0? Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ mọi thông tin quan trọng để giúp bạn ngày càng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.
 

Kinh doanh khách sạn và những điều cần biết để thành công
 

Kinh doanh khách sạn là gì?

Trước kia, mô hình kinh doanh khách sạn chỉ đơn thuần là hoạt động cung cấp dịch vụ cho thuê phòng để đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉ của khách vãng lai. Tuy nhiên, bởi sự gia tăng đáng kể về số lượng khách du lịch và nhu cầu của con người mà khái niệm kinh doanh khách sạn cũng trở nên đa dạng hơn với việc bổ sung thêm các dịch vụ như nghỉ dưỡng, ăn uống, giải trí, thể thao,...

Tóm lại, kinh doanh khách sạn hiện nay là việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổ chức sự kiện, giải trí, nghỉ dưỡng,... nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đặc điểm của mô hình kinh doanh khách sạn

Kể từ thập niên 90, ngành kinh doanh khách sạn đã chính thức xuất hiện tại Việt Nam và cho đến ngày nay, mô hình này vẫn phát triển mạnh mẽ với những đặc điểm nổi bật sau đây:

- Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của địa phương: khách sạn thường chủ yếu phục vụ khách du lịch nên vì vậy mà nơi có nhiều tài nguyên du lịch thì thị trường khách sạn ở đó càng phát triển mạnh mẽ.

- Yêu cầu vốn đầu tư lớn: với chi phí thuê đất, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu và đầu tư cho trang thiết bị, tiện nghi hiện đại thì ngành kinh doanh khách sạn đòi hỏi mức vốn đầu tư lớn.

- Sử dụng nhiều lao động trực tiếp: ngành kinh doanh khách sạn tập trung vào việc cung cấp dịch vụ nên vì vậy mà bạn phải tăng cường sử dụng lao động trực tiếp. Tuy nhiên, việc này lại đặt ra thách thức đáng kể về chi phí lao động cao nhưng bạn lại không thể cắt giảm nhân sự do yếu tố con người có thể tác động mạnh mẽ đến chất lượng dịch vụ.

- Tính thời vụ: kinh doanh khách sạn liên quan chặt chẽ đến hoạt động du lịch nên thường có tính thời vụ phản ánh xu hướng du lịch với hai mùa cao điểm và thấp điểm. Trong đó, mùa cao điểm thường là dịp lễ Tết, cuối năm, nghỉ hè, mùa lễ hội,....
 

Kinh doanh khách sạn
 

Những loại hình kinh doanh khách sạn thường gặp hiện nay

Song song với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch thì kinh doanh khách sạn cũng ngày càng đa dạng hơn với nhiều loại hình khác nhau, cụ thể:

- Nhà nghỉ ven đường (Motel): dành cho nhóm đối tượng muốn có nơi nghỉ ngơi qua đêm như tài xế ô tô, mô tô,....

- Khách sạn bình dân (Hostel): đặt gần các điểm như nhà ga, bến xe,... nhằm phục vụ chủ yếu cho dân du lịch phượt hay những đối tượng chỉ cần nghỉ qua đêm.

- Khách sạn thương mại (Commercial hotel): tập trung phục vụ doanh nhân và những người đi công tác.

- Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel): được thiết kế để đáp ứng nhu cầu thư giãn và nghỉ ngơi, thường xây dựng tại các địa điểm có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như biển, hồ, núi, rừng,....

- Khách sạn căn hộ (Codotel/ Residences/ Serviced apartment): một dạng căn hộ có đầy đủ tiện nghi với phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ,… nhưng được sử dụng để cho thuê như khách sạn. Đối tượng phục vụ chính của loại hình kinh doanh khách sạn này là nhóm bạn bè, gia đình hoặc những ai có nhu cầu lưu trú dài hạn.

- Khách sạn sân bay (Airport hotel): đặt gần sân bay, chủ yếu phục vụ phi công, tiếp viên hàng không hoặc những khách quá cảnh với thời gian lưu trú ngắn.

- Khách sạn sòng bạc (Casino hotel): hướng đến đối tượng muốn giải trí, thử vận may, thường được trang bị nội thất cao cấp và trang thiết bị hiện đại.

- Khách sạn nổi (Floating hotel): xây dựng trên tàu lớn, không cố định ở một địa điểm và có thể di chuyển giữa các vùng hoặc quốc gia.

- Khách sạn “con nhộng” (Pod hotel): kết hợp giữa homestay và hostel với nhiều phòng ngủ nhỏ trong một diện tích nhất định. Loại hình kinh doanh khách sạn này phổ biến ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông,... nhờ vào giá rẻ và tiện nghi cơ bản.
 

Kinh doanh khách sạn là gì?
 

Các bước kinh doanh khách sạn thành công, không sợ lỗ

Sau khi nắm rõ đặc điểm và khái niệm kinh doanh khách sạn là gì thì bước tiếp theo, bạn cần tìm hiểu làm thế nào để kinh doanh khách sạn hiệu quả nhất, cụ thể như sau:

1. Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh khách sạn

Khi bắt đầu một công việc kinh doanh hoặc thực hiện dự án mới, điều quan trọng nhất bạn cần xem xét là vốn đầu tư ban đầu. Như đã đề cập trước đó, lĩnh vực kinh doanh khách sạn đòi hỏi bạn phải đầu tư một số vốn khá lớn với nhiều loại chi phí đắt đỏ, bao gồm: thuê đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, nội thất, mua sắm trang thiết bị, tiếp thị, chi trả lương cho nhân viên cũng như chi phí dự phòng để duy trì hoạt động của khách sạn,....

Trên thực tế, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà số vốn này sẽ chênh lệch khác nhau nhưng nếu bạn không thể đo lường cụ thể chi phí thì chuẩn bị bao nhiêu ngân sách cũng không đủ. Do đó, hãy thực hiện các phép toán một cách hợp lý, logic để loại bỏ những khoản chi không đáng có và tập trung vào khía cạnh quan trọng hơn.

2. Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng

Bởi vì phải bỏ ra một số vốn đầu tư khá lớn nên nếu bạn không tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường cẩn thận thì rủi ro lỗ nặng sẽ tăng lên đáng kể. Trong quá trình nghiên cứu, các vấn đề quan trọng cần được xem xét bao gồm:

- Loại hình khách sạn bạn muốn hướng đến là gì?

- Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

- Họ có thường xuyên sử dụng dịch vụ khách sạn không và tần suất là bao nhiêu?

- Mức độ đầu tư vào cơ sở vật chất và tiện nghi nên là bao nhiêu?

- Nên đặt giá dựa trên chi phí hay dựa trên giá cả của đối thủ cạnh tranh?

Ngoài ra, để chọn thị trường mục tiêu phù hợp cho khách sạn, bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng dựa trên các yếu tố như độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, hành vi, sở thích cá nhân,... sau đó lên kế hoạch tiếp cận một cách hiệu quả. Ví dụ, nếu bạn đặt mục tiêu vào nhóm người có thu nhập thấp, hãy thiết kế khách sạn đơn giản với vật dụng nội thất bình dân nhưng vẫn cần đảm bảo đầy đủ tiện nghi cho khách hàng.

3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh khách sạn

Vị trí địa lý là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến thành công trong quá trình kinh doanh khách sạn. Nếu khách sạn được đặt tại một địa điểm thuận lợi, gần các khu tham quan, nơi có lượng khách du lịch lớn, nằm trong trung tâm của khu vực đông dân cư, thường xuyên tổ chức các sự kiện thương mại hay quốc tế,... thì chắc chắn bạn sẽ đón một lượng lớn khách tham quan mỗi ngày. Hơn nữa, vị trí còn là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định việc khách hàng có lựa chọn bạn hay không. Vậy nên hãy cân nhắc và xem xét một cách kỹ lưỡng để chọn được một địa điểm xây khách sạn tốt nhất nhé!
 

Đặc điểm kinh doanh khách sạn
 

4. Hoàn thành thủ tục kinh doanh khách sạn

Dù khách sạn của bạn có quy mô lớn hay nhỏ thì đăng ký giấy phép kinh doanh vẫn là một trong những điều kiện cần thiết khi mở khách sạn. Theo đó, các bước cần thực hiện để hoàn tất thủ tục xin giấy phép hoạt động sẽ bao gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú.

- Bản vẽ sơ đồ tổng thể các phòng.

- Bảng đánh giá điểm khách sạn theo mẫu tự đánh giá.

- Giấy cam kết bảo vệ môi trường.

- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

- Danh sách quản lý và nhân viên.

- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.

5. Lên ý tưởng, thi công và hoàn thiện khách sạn

Quá trình xây dựng một khách sạn bao gồm nhiều giai đoạn phức tạp từ việc đề xuất ý tưởng, huy động vốn đầu tư, lựa chọn địa điểm cho đến thi công và hoàn thiện. Đặc biệt vì phải đầu tư một số tiền xây dựng khá lớn nên việc chọn đơn vị và thời điểm thi công là một vấn đề không thể bị xem nhẹ nhằm tránh được nhiều rủi ro, giảm thiểu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa gió,....

Đồng thời, bạn cần tìm hiểu thông tin cẩn thận để chọn được một đơn vị thi công uy tín, từ đó đảm bảo dự án được xây dựng theo đúng kế hoạch và hạn chế rủi ro trong quá trình thi công.

6. Tuyển chọn đội ngũ nhân viên khách sạn

Để đạt được doanh thu cao nhất, các chủ đầu tư khách sạn cần đưa ra ước tính chính xác về số lượng nhân viên cho từng bộ phận, sau đó tiến hành quy trình tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu hoạt động của khách sạn. Thông thường, những vị trí cần tuyển dụng sẽ bao gồm:

- Quản lý khách sạn

- Nhân viên buồng phòng

- Lễ tân

- Nhân viên sales và marketing

- Bảo vệ

Nhìn chung, trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như khách sạn, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đội ngũ nhân viên cần được đào tạo chuyên sâu với thái độ chuyên nghiệp, nhiệt tình và sở hữu kỹ năng xử lý tình huống tốt. Ngoài ra, nếu bạn không có khả năng quản lý khách sạn, hãy xem xét việc thuê một người có kinh nghiệm để làm quản lý bởi lẽ công việc của vị trí này không hề đơn giản chút nào.

7. Tạo chiến lược marketing xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng

Hiện nay, việc sử dụng các phương tiện tiếp thị truyền thống như báo đài, phát tờ rơi, treo poster hoặc banner,... để tiếp cận khách hàng mục tiêu đã không còn hiệu quả như trước. Thay vào đó thì với sự phát triển của công nghệ, chiến lược tiếp thị trực tuyến đã trở nên phổ biến và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi hoạt động kinh doanh, bao gồm cả ngành khách sạn. Đối với cách thức này, bạn có thể quảng bá dịch vụ và hình ảnh khách sạn trên website riêng của mình, các trang mạng xã hội hay mở rộng quy trình đặt phòng thông qua kênh OTA một cách thuận tiện và nhanh chóng.
 

Lĩnh vực kinh doanh trong khách sạn
 

Những thách thức khi kinh doanh khách sạn trong thời đại 4.0 

Mức sống người dân được cải thiện thì song song đó, mô hình kinh doanh khách sạn cũng phát triển mạnh mẽ do nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển thành công trong lĩnh vực này, các nhà đầu tư cần hiểu rõ xu hướng của người tiêu dùng, thị trường cũng như nắm rõ những thách thức mà mình phải đối diện:

1. Sự lớn mạnh của mô hình Airbnb

Airbnb viết tắt của Air Bed and Breakfast là một nền tảng cộng đồng kết nối giữa những người cho thuê phòng và khách du lịch. Với ưu điểm về giá cả, thường thấp hơn đáng kể so với các khách sạn truyền thống nên Airbnb đang phát triển mạnh mẽ và trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trong giới trẻ.

2. Nhu cầu của du khách ngày càng biến hóa khôn lường

Ngày nay, du khách không chỉ tìm đến khách sạn để đáp ứng nhu cầu lưu trú mà còn đặt yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ và tính tiện nghi. Do đó, chắc chắn họ sẽ ưu tiên chọn lựa những địa chỉ cung cấp đầy đủ mọi thứ như hệ thống wifi miễn phí, giải trí hiện đại, quy trình check-in, check-out nhanh chóng,.... Vì vậy, việc bạn cần làm ngay bây giờ là hãy đầu tư vào công nghệ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng cũng như gia tăng lợi thế cạnh tranh. Điều này không chỉ thu hút du khách một cách hiệu quả mà còn thúc đẩy sự trung thành và nâng cao khả năng họ sẽ quay trở lại sử dụng dịch vụ khách sạn.

3. Xu hướng marketing đang dần thay đổi

Sự phát triển của Internet đã làm thay đổi các chiến lược truyền thông marketing và lĩnh vực khách sạn cũng không nằm ngoài xu hướng này. Hiện nay, hầu hết mọi khách sạn đã chuyển hướng sử dụng các phương tiện tiếp thị online, chẳng hạn như bán phòng trên trang web chính thức, qua các kênh OTA (đại lý du lịch trực tuyến), quảng cáo trên Google, Facebook,.... Nhờ những chiến lược tiếp thị trực tuyến này, khách sạn có khả năng tiếp cận một lượng lớn khách hàng không chỉ trong nước mà còn trên quy mô toàn cầu.

4. Khó khăn khi xây dựng nhóm khách hàng trung thành

Trong thời đại hiện nay, chỉ cần vài cú click chuột, khách hàng đã có thể dễ dàng tìm kiếm cho mình những ưu đãi giá rẻ khi đặt phòng từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn khách sạn trên Internet. Vậy nên cách tốt nhất để thu hút nhóm khách hàng trung thành cho khách sạn là hãy tăng cường chất lượng dịch vụ và cải thiện đồ nội thất trong phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên duy trì liên lạc với khách hàng cũ để tạo ra những mối quan hệ thân thiết thông qua các công cụ gửi email hay tin nhắn vào những dịp đặc biệt, chúc mừng sinh nhật, lễ tết,....

5. Vấn đề bảo mật và an toàn thông tin 

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, bảo vệ dữ liệu khách hàng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng bởi lẽ nếu thông tin bị đánh cắp, không chỉ uy tín thương hiệu mà cả hình ảnh bạn đã cố gắng xây dựng cũng sẽ bị tổn thất nặng nề. Hơn thế nữa, du khách quốc tế đặc biệt cẩn trọng về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của họ và sự rò rỉ thông tin này có thể khiến họ không muốn quay lại lần thứ hai, thậm chí bạn có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả pháp lý nặng nề.
 

Loại hình kinh doanh khách sạn
 

Cách kinh doanh khách sạn hiệu quả giúp bùng nổ doanh thu

Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành dịch vụ hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, để đạt được thành công, việc đầu tư và xây dựng khách sạn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng với các chiến lược kinh doanh đúng đắn. Vậy nên nếu bạn đang mong muốn mở một khách sạn mà chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo nguồn thông tin dưới đây để có thêm kiến thức về cách kinh doanh hiệu quả nhé!

1. Đầu tư, nâng cấp tiện nghi và cơ sở hạ tầng khách sạn

Với mô hình kinh doanh khách sạn, cơ sở hạ tầng và tiện nghi đóng vai trò quan trọng, trực tiếp tác động đến trải nghiệm của du khách. Do đó, dù ngân sách có hạn nhưng bạn vẫn nên tập trung đầu tư và định kỳ nâng cấp các tiện nghi cơ bản như chăn, gối, đệm, ga, thảm lau chân, khăn tắm,.... 

Theo đó, hãy chọn lựa chất liệu mềm mại nhằm mang lại cảm giác dễ chịu cho khách hàng, đồng thời cũng đừng quên nâng cấp hệ thống wifi để tăng cường tốc độ truyền mạng. Trong thời đại ngày nay, Internet và điện thoại thông minh đã trở thành những vật dụng không thể thiếu với bất kỳ ai. Hãy tưởng tượng mà xem khách hàng của bạn sẽ trải qua cảm giác khó chịu như thế nào khi không thể truy cập vào mạng xã hội để chia sẻ những hình ảnh đã chụp suốt cả ngày.

2. Đa dạng hóa dịch vụ và hoạt động giải trí

Hầu như mọi khách sạn ngày nay đều không chỉ phục vụ nhu cầu ngủ nghỉ của du khách mà còn mở rộng sang các dịch vụ khác nhằm đáp ứng những mong muốn ngày càng cao của người dùng, Các dịch vụ đó có thể là tổ chức tiệc cưới, hội họp, spa, khu vui chơi trẻ em, nhà hàng, quán cafe, phòng tập gym, cho thuê xe, khu vực nấu ăn,... điều này sẽ giúp khách sạn có thêm nguồn doanh thu bên cạnh việc bán phòng.

3. Liên kết với các kênh OTA

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, ngày càng xuất hiện nhiều ứng dụng hỗ trợ khách hàng thực hiện việc đặt phòng trực tuyến mọi lúc mọi nơi thông qua các kênh OTA (đại lý du lịch trực tuyến) như Booking, Agoda, Vietnam Booking, Expedia, Traveloka, Vntrip,.... Những kênh này không chỉ giúp người dùng đặt phòng mà còn cung cấp dịch vụ đặt vé máy bay, đặt xe, tạo điều kiện cho khách sạn tối ưu hóa khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng.

4. Tập trung vào yếu tố con người khi kinh doanh khách sạn 

Nếu đọc qua những bài đánh giá trên các kênh đại lý du lịch trực tuyến (OTA), bạn sẽ thấy có nhiều phản hồi tích cực thể hiện sự hài lòng của du khách về thái độ thân thiện và sự nhiệt tình của nhân viên. Đúng như vậy, trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như khách sạn, vai trò quan trọng cốt yếu vẫn nằm ở con người. Do đó, việc đào tạo đội ngũ nhân viên khách sạn là một phần quan trọng để đảm bảo rằng họ luôn phục vụ khách hàng với tinh thần tích cực, khéo léo và nụ cười trên môi.
 

Lợi nhuận kinh doanh khách sạn
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm quý báu về cách khởi nghiệp kinh doanh khách sạn của các chuyên gia hàng đầu. Hy vọng những thông tin cung cấp trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích và biết cách áp dụng vào thực tế để công việc quản lý khách sạn của mình trở nên thuận lợi hơn. Mặc dù kinh doanh khách sạn không phải là điều dễ dàng nhưng nếu biết xác định hướng đi chính xác và thực hiện các chiến lược hiệu quả, thành công chắc chắn sẽ đến với bạn trong tương lai không xa.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.