POSM là gì? Điểm mặt 16 loại POSM phổ biến hiện nay

POSM hay còn gọi là vật phẩm trưng bày, thuật ngữ này chắc hẳn đã quá quen thuộc với những người làm marketing ngày nay. Đây là một phương tiện quảng cáo với chi phí thấp nhưng mang lại trải nghiệm trực quan và hiệu quả cao cho các chiến lược tiếp thị offline của doanh nghiệp. POSM không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn là công cụ để quảng bá sản phẩm, nâng cao nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng cười sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, việc sử dụng các ấn phẩm POSM tại điểm bán hàng thông minh và tự động là hết sức cần thiết. Hãy cùng điểm qua 16 loại POSM phổ biến ngày nay để hiểu rõ hơn về sự đa dạng và ứng dụng của chúng trong thế giới tiếp thị hiện đại nhé!
 

POSM là gì? Điểm mặt 16 loại POSM phổ biến hiện nay
 

POSM là gì?

POSM (point of sale materials) là một thuật ngữ chỉ các vật phẩm in ấn hay công cụ hỗ trợ cho việc quảng cáo và trưng bày tại các điểm bán hàng như siêu thị, hội thảo, quầy hàng, cửa tiệm hay sự kiện triển lãm sản phẩm. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch quảng cáo và bán hàng nhằm truyền đạt đến người dùng những thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ một cách trực quan nhất, từ đó góp phần xây dựng hệ thống nhận diện cho thương hiệu. Thường thì những vật phẩm trưng bày này sẽ được sử dụng trong các chiến dịch khuyến mãi, triển lãm và thuyết trình để hấp dẫn sự chú ý của người dùng, đồng thời quảng bá thương hiệu một cách nhanh chóng.

Tầm quan trọng của POSM trong marketing

Bởi tính chất hấp dẫn và khả năng cung cấp thông tin hiệu quả, POSM có thể tạo động lực mạnh mẽ để khuyến khích việc mua sắm trực tiếp tại điểm bán hàng. Đây cũng là một giải pháp tuyệt vời giúp thương hiệu thể hiện sự đáng tin cậy, uy tín và chuyên nghiệp với người dùng một cách trực quan nhất.

1. POSM giúp nâng cao nhận diện thương hiệu

So với âm thanh thì hình ảnh thường được ghi nhớ nhanh chóng và lâu bền hơn nhiều. Đặc biệt là những hình ảnh độc đáo và được lặp lại nhiều lần thì càng sẽ dễ dàng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người xem. Đây là lý do tại sao các gian hàng thường sắp xếp tất cả các vật dụng sao cho chúng mang cùng một thông điệp, màu sắc và làm nổi bật diện mạo thương hiệu nhiều nhất có thể. Ngoài ra, dù POSM có nhiều hình dạng khác nhau nhưng chúng đều nhấn mạnh một thông điệp truyền tải đồng nhất trong cùng một khoảng thời gian, từ đó nâng cao giá trị nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

Ví dụ, bạn có thể sử dụng các POSM như áo mưa, mũ bảo hiểm và túi giấy đựng quà tặng mang phong cách đặc trưng của thương hiệu để đồng bộ hóa thông điệp cho toàn bộ chiến dịch. Bằng cách này, bạn có thể lan tỏa thông điệp một cách hiệu quả đến hàng nghìn khách hàng mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào khác.

2. Nhanh chóng truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng 

Ngày nay, với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông như truyền hình, mạng xã hội, có lẽ nhiều người đang đặt câu hỏi liệu rằng quảng cáo qua POSM có còn phù hợp hay đã "lỗi thời"? Tuy nhiên, các dạng POSM vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc hình ảnh hóa thông điệp mà bạn muốn truyền đạt để mang đến cho khách hàng một cái nhìn rõ ràng, chi tiết và tỉ mỉ về sản phẩm hay dịch vụ. Do đó, việc sử dụng các loại POSM vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả cao cho chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp.
 

POSM là gì?
 

3. Tác động đến quyết định mua hàng và thúc đẩy doanh số

POSM là một phương tiện truyền thông trực quan mà khách hàng có thể dễ dàng nhận thấy nhất tại các điểm bán. Vì vậy mà những vật phẩm này thường được sử dụng để truyền đạt thông tin về sản phẩm và thương hiệu nhằm tác động đến quyết định mua sắm của đối tượng mục tiêu.

Nếu được đầu tư thiết kế một cách chuyên nghiệp và hấp dẫn, POSM có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí của người dùng, từ đó kích thích sự tò mò cũng như mong muốn khám phá thêm về sản phẩm hay thương hiệu của bạn. Vậy nên có thể khẳng định rằng POSM marketing là chìa khóa giúp doanh nghiệp thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả.

4. Tối ưu chi phí nhờ khả năng tái sử dụng

POSM advertising khá nhỏ gọn và dễ dàng di chuyển, thường tập trung tại các cửa hàng, điểm bán lẻ thông qua standee, poster, showcase hay booth,.... giúp bạn thu hút nhiều người dùng cũng như tối ưu khả năng chuyển đổi. Những vật phẩm trưng bày này có thời gian sử dụng lâu dài và không đòi hỏi chi phí lớn như việc in quá nhiều voucher hay tờ rơi,....

Hơn nữa, các POSM thường có khả năng tái sử dụng nhiều lần, giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả truyền thông trong mỗi chiến lược xây dựng thương hiệu.

Các loại POSM phổ biến nhất hiện nay 

Trên thị trường, POSM rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức cũng như các kích thước khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại những vật phẩm trưng bày này dựa vào ứng dụng tại từng điểm bán lẻ, cụ thể như sau:

1. Poster

Poster hay còn được biết đến với tên gọi áp phích là một loại biển báo được dán trên bề mặt phẳng thẳng đứng và thường chứa đựng thông điệp qua các hình ảnh đồ họa. Kích thước thông thường của poster là 40x60cm hay 50x70cm, được thiết kế để dễ dàng dán trên tường hoặc cửa sổ, đảm bảo rằng mọi người có thể nhìn thấy và đọc thông điệp một cách thuận tiện khi ở gần. Poster thường được sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng tiện lợi, gian hàng bán lẻ và chợ để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
 

POSM
 

2. Danglers

Dangler là thuật ngữ dùng chỉ các mô hình được treo trên trần của trung tâm thương mại, siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi nhằm mục đích thu hút sự chú ý từ xa hoặc từ trên cao. Một danglers thường bao gồm hình ảnh sản phẩm, thông tin khuyến mãi hoặc các điểm nổi bật về tính năng của mặt hàng đó.
 

POSM gồm những gì?
 

3. Leaflet

Leaflet là một dạng tài liệu quảng cáo gần giống như tờ rơi hay brochure nhưng được thiết kế với sự tinh tế và đẹp mắt hơn. Thông thường, loại POSM này được in với kích thước A5 hoặc A4 nhằm thuận tiện cho mọi người dễ dàng cầm nắm. Đây là những tài liệu chủ yếu dành cho mục đích giới thiệu hay hướng dẫn sử dụng, thường được trưng bày tại các kệ chính, điểm khuyến mãi hoặc được phát trực tiếp tại các sự kiện, hội chợ bởi các nhân viên PG (promotion girl).
 

POSM marketing
 

4. Standee

Standee có mặt tại hầu hết ở các cửa hàng tiện lợi, hội chợ và triển lãm hàng tiêu dùng. Thường thì loại POSM này được thiết kế với khổ 0.6×1.6m hoặc 0.8×1.8m và có thêm giá đỡ gọn gàng. Ưu điểm của standee là sự nhỏ gọn, chi phí thấp, di chuyển dễ dàng và khả năng linh hoạt trong việc thay đổi hình ảnh mà không cần thay toàn bộ giá đỡ. Điều này giúp standee trở thành một lựa chọn phổ biến cho các chiến dịch quảng cáo và trưng bày sản phẩm.
 

POSM advertising
 

5. Bunting

Bunting hay còn được biết đến với tên gọi ruy băng, đây là một loại băng rôn với các hình ảnh tương tự được lặp đi lặp lại. Loại POSM này thường được treo trên cửa ra vào hoặc cửa sổ để thu hút sự chú ý của khách hàng.
 

Thiết kế POSM
 

6. Divider

Divider là một ấn phẩm phổ biến mà bạn thường bắt gặp tại siêu thị. Chúng được đặt ở kệ chính để phân tách các khu vực chứa những sản phẩm khác nhau. Tại kệ hàng, divider thường được thiết kế theo chiều dọc để không chiếm diện tích di chuyển của khách hàng nhưng đồng thời vẫn làm nổi bật các sản phẩm một cách hiệu quả.
 

Point Of Sale Materials
 

7. Showcase cold

Showcase / Showcase cold là một hệ thống làm mát được sử dụng để trưng bày các loại hàng hoá cần giữ lạnh, chẳng hạn như thực phẩm tươi sống, rau củ quả và trái cây. Ngoài ra, thuật ngữ showcase cũng thường được dùng để mô tả những hộp trưng bày nhỏ được đặt tại các kệ chính. Với thiết kế đơn giản và trong suốt, các showcase thường được trang trí thêm một vài hình ảnh độc đáo để tăng cường sự nổi bật nhằm giới thiệu sản phẩm mới.
 

Mẫu POSM
 

8. Wobbler

Wobbler có thiết kế tương tự như Sticker nhưng với kích thước lớn hơn, thường được treo tại các kệ chính trong mini-mart, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Chúng thường được dùng để hiển thị giá cả và chương trình khuyến mãi một cách thuận tiện, hiệu quả cho khách hàng mà lại không bị siêu thị tính thêm phí.
 

Các POSM marketing phổ biến
 

9. Booth

Booth hay còn được gọi là booth quảng cáo hoặc booth bán hàng, đây là một không gian dành riêng để trưng bày sản phẩm và quảng bá cho thương hiệu. Booth thường được thiết kế độc đáo và có từ 2 đến 5 nhân viên chịu trách nhiệm trang trí. Bạn có thể tự tổ chức booth tại các địa điểm như trường đại học, công ty,... nhưng thường xuyên nhất là tại các sự kiện trưng bày sản phẩm để thu hút sự quan tâm của người tham gia.
 

Mẫu POSM phổ biến
 

10. Tester

Tester hay mẫu thử sản phẩm là phiên bản nhỏ hơn hoặc bằng với sản phẩm chính và thường được áp dụng cho các dòng sản phẩm có mùi hương như nước hoa, xịt cơ thể, nước xả vải,... Đây là những mẫu nhỏ giúp người tiêu dùng trải nghiệm trực tiếp chất lượng của sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. 
 

Các POSM marketing
 

11. Sticker

Sticker là nhãn dán hoặc hình ảnh minh họa được dán lên sản phẩm, kệ hoặc bất kỳ vị trí nhỏ nào cần truyền đạt thông tin. Loại POSM marketing này được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau, trong đó nổi bật là các hình ảnh vui nhộn và dễ thương.
 

Loại POSM
 

12. Gondola end

Gondola end (GE) là một giải pháp thiết kế sáng tạo và chuyên nghiệp được tối ưu hóa cho từng dòng sản phẩm cụ thể. GE được đặt ở hai đầu của các kệ với vai trò quảng bá thương hiệu, đặc biệt là để làm nổi bật các sản phẩm và thu hút sự chú ý của khách hàng.
 

POSM phổ biến hiện nay
 

13. Check-out Counter

COC hay Check-out Counter là giá đỡ để sản phẩm tại khu vực thanh toán trong siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. COC thường được dành cho các mặt hàng mà người dùng thường xuyên quên mua như bàn chải, pin,... hay các sản phẩm nhạy cảm như gel, bao cao su,... hoặc đồ ăn vặt như snack, socola hay singum.
 

POSM phổ biến
 

14. Display Island

Display island hay còn được gọi là khu vực trưng bày giữa lối đi trong siêu thị, đây là nơi được xây dựng nhằm làm nổi bật sản phẩm hoặc thu hút sự chú ý của khách hàng đối với các thông tin khuyến mãi. Display island thường bao gồm một lượng lớn sản phẩm và được tổ chức trưng bày theo cách sáng tạo, thuận tiện. Tuy nhiên, để có một khu vực trưng bày như vậy trong siêu thị thường thì bạn cần bỏ ra một khoản phí rất cao.
 

Loại POSM phổ biến
 

15. Tent card

Tent card thường được đặt trên bàn hoặc các quầy lễ tân và có thể dễ dàng nhận thấy ở bất kỳ đâu. Hình ảnh trên tent card thường là hình minh họa về sản phẩm, kèm theo mã QR hay lời kêu gọi hành động (CTA) để thu hút sự chú ý của khách hàng.
 

Loại POSM phổ biến hiện nay
 

16. Hanger

Hanger hay còn được biết đến với tên gọi vỉ treo quảng cáo, đây là một công cụ hữu ích để trưng bày sản phẩm trên kệ hàng. Thông thường, hanger được treo trên kệ với mục đích giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và lấy sản phẩm một cách thuận tiện cả về mặt thị giác lẫn thính giác.
 

Mẫu POSM phổ biến hiện nay
 

Bí quyết giúp bạn triển khai chiến lược POSM thành công

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc triển khai chiến lược POSM là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của sản phẩm hay dịch vụ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao từ chiến lược này, bạn cần hiểu rõ một số quy tắc truyền thông dưới đây:

1. Hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ

Ông cha ta có câu "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng", điều này cũng đúng trong trường hợp kinh doanh bán hàng. Nếu không hiểu đầy đủ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, việc thuyết phục khách hàng mua sắm sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Vì vậy, bạn cần nắm rõ đặc điểm và giá trị mà sản phẩm / dịch vụ của mình có thể mang lại cho khách hàng cũng như những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, bạn có thể thiết kế POSM marketing tại điểm bán với nội dung ấn tượng, chính xác và hấp dẫn hơn.

2. Lựa chọn loại hình POSM phù hợp với địa điểm

Các POSM advertising thường được đặt trực tiếp tại cửa tiệm, siêu thị, gian hàng hoặc điểm bán để thu hút sự chú ý của người qua lại. Do đó, bạn cần phải xem xét cẩn thận nhu cầu và mục tiêu truyền thông cũng như đảm bảo sự đồng nhất giữa doanh nghiệp với người quản lý tại điểm trưng bày để chọn lựa hình thức POSM phù hợp. Đồng thời, việc đánh giá diện tích đặt và khả năng tiếp cận khách hàng cũng sẽ giúp bạn lựa chọn được vật phẩm quảng cáo tối ưu nhất.

POSM tại điểm bán nên được thiết kế nhẹ nhàng, tránh sự cồng kềnh gây khó khăn trong việc di chuyển. Đồng thời, chúng cũng phải nổi bật và tạo ra ấn tượng tích cực đối với tệp khách hàng của doanh nghiệp nhưng cần tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến trải nghiệm tham quan, mua sắm của mọi người.

3. Đầu tư thiết kế POSM bắt mắt

POSM phải có sức hấp dẫn đối với khách hàng và thiết kế bắt mắt chính là yếu tố chủ chốt đảm bảo nhiệm vụ này. Những vật phẩm quảng cáo tại điểm bán cần phải có sự cuốn hút với khả năng nhận diện thương hiệu rõ ràng, duy trì sự đồng nhất trong phong cách và phù hợp với gu thẩm mỹ của đối tượng mục tiêu. Đồng thời, thông điệp và nội dung của POSM cần được xây dựng một cách rõ ràng, dễ hiểu đủ để khách hàng có thể khắc sâu hơn về thương hiệu của bạn.

4. Theo dõi, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kịp thời

Việc xây dựng và đặt các vật phẩm quảng cáo đòi hỏi bạn phải dựa trên dữ liệu nghiên cứu được về hành vi khách hàng vì đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của POSM. Ví dụ, doanh nghiệp cần theo dõi xu hướng tiếp cận của người dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ như:

- Khách hàng có quan tâm đến việc thử nghiệm sản phẩm / dịch vụ trước khi mua không?

- Hay họ có chú ý đến mức độ phù hợp của thông tin trên POSM không?

Để tìm ra câu trả lời, việc thực hiện cuộc khảo sát và nghiên cứu về hành vi người dùng mục tiêu là không thể tránh khỏi. Qua việc đánh giá tình hình thực tế tại điểm bán, cửa tiệm, quầy trưng bày,... bạn có thể hiểu rõ hơn về mối quan tâm và nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hay POSM của bạn, từ đó dễ dàng thực hiện các điều chỉnh kịp thời.
 

Các POSM phổ biến hiện nay
 

Ví dụ điển hình về sự thành công nhờ triển khai POSM của Starbucks

Tập đoàn Starbucks là một hệ thống chuỗi cửa hàng cà phê và nhà máy rang xay đa quốc gia có trụ sở chính tại Seattle, Washington, Hoa kỳ. Đây là chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất trên toàn cầu, biểu tượng cho làn sóng văn hóa cà phê thứ hai của Mỹ. Tính đến đầu năm 2020, Starbucks đã mở rộng hoạt động của mình lên tới hơn 30.000 địa điểm tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. 

Ngay từ ngày đầu thành lập, Starbucks đã xác định mình là một loại hình doanh nghiệp F&B độc đáo, không chỉ tôn vinh cà phê truyền thống mà còn tạo ra một cảm giác kết nối mạnh mẽ với khách hàng của mình. 

Theo ước tính, hàng triệu người dùng trên khắp thế giới sẵn sàng bỏ ra 15 phút mỗi ngày để thưởng thức một ly cà phê hảo hạng của Starbucks. Với độ bao phủ rộng lớn như thế, công ty này đã đạt được nhiều thành công trong chiến dịch "Starbucks at Home," bằng cách triển khai các POSM.

Vào năm 2018, Starbucks đã hợp tác với Nestlé để khởi đầu chiến dịch mang tên "Starbucks at Home". Theo đó, Nestlé được phép phân phối các sản phẩm cà phê, trà của Starbucks trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ ăn uống trên phạm vi toàn cầu. Nhờ vậy mà bất kỳ ai cũng đều có khả năng mua cà phê Starbucks trong các siêu thị và thưởng thức ngay tại nhà của mình.

Để đạt được thành công trong chiến dịch này thì Nestlé và Starbucks đã triển khai các POSM với khả năng hiển thị tối ưu cho tất cả các cửa hàng tạp hóa ở Bắc Âu. Tại hệ thống siêu thị và cửa hàng, thương hiệu này đã sử dụng các mẫu POSM với kệ trưng bày sản phẩm thu hút đính kèm logo Starbucks có nàng tiên cá màu xanh trắng quen thuộc. Các kệ này được đặt ở những vị trí nổi bật, bắt mắt để dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng và đồng thời giúp Starbucks quảng bá sản phẩm mới hiệu quả trong chiến dịch "Starbucks at Home".

Starbucks đã triển khai thiết lập các POSM chất lượng cao tại hơn 600 cửa hàng trên khắp các quốc gia Bắc Âu. Họ đã xem xét hơn 50 tùy chỉnh chiến lược vật phẩm trưng bày từ nhiều đơn vị nhà thầu thiết kế và lắp đặt POSM để chọn được một mẫu POSM phản ánh đầy đủ tầm quan trọng của thương hiệu. Ngoài ra, Starbucks cũng đã sử dụng hơn 5.000 đơn vị sản phẩm trưng bày góp phần đáng kể cho sự thành công của chiến dịch này.
 

POSM của Starbucks
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn về khái niệm POSM là gì, tầm quan trọng và 16 loại POSM phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của POSM trong chiến lược marketing offline của doanh nghiệp. Ngoài ra, với 16 loại POSM đa dạng, bạn hoàn toàn có thể chọn lựa cho mình các vật phẩm quảng cáo phù hợp và áp dụng một cách thông minh nhất để tối ưu hóa hiệu suất tiếp thị cũng như khả năng tương tác với khách hàng.

 

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là quy trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ lúc họ có nhận thức về sản phẩm / dịch vụ đến lúc họ thực hiện mua hàng.
Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.